Hệ thống canh tác lúa FDP

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 62 - 101)

4. Câu hỏi nghiên cứu

3.2.2. Hệ thống canh tác lúa FDP

Hệ thống canh tác lúa sử dụng phân viên nén dúi sâu (FDP) đƣợc triển khai áp dụng trên địa bàn huyện Văn Chấn từ năm 2008, đƣợc sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và sự ủng hộ của ngƣời dân, mô hình này đã đƣợc triển khai và áp dụng khá rộng rãi. Theo bảng 3.7 ta thấy đƣợc: vụ Đông Xuân năm 2011 đã có 10.930 hộ áp dụng với tổng diện tích là 1.670 ha và sang đến vụ Mùa thì số hộ áp dụng là 11.000 hộ với tổng diện tích là 1.750 ha. Nhƣ vậy cả năm 2011 diện tích áp dụng FDP trên toàn huyện là 3.420 ha chiếm 40,9% tổng diện tích trồng lúa của toàn huyện. Năm 2012, vụ Đông Xuân có 11.120 hộ áp dụng FDP với tổng diện tích là 1.780 ha, đến vụ Mùa số lƣợng hộ áp dụng tăng lên khá nhanh có 12.000 hộ và tổng diện tích là 1.870 ha, nhƣ vậy cả năm 2012 có 3.650 ha lúa áp dụng phân nén viên dúi chiếm 44,7% tổng diện tích trồng lúa của huyện. Đến vụ Đông Xuân năm 2013 số lƣợng hộ đã tăng lên 12.250 hộ với tổng diện tích áp dụng là 2.000 ha, tiếp theo là vụ Mùa có 12.350 hộ áp dụng với tổng diện tích là 2.050 ha, nhƣ vậy năm 2013 có 4.050 ha lúa áp dụng phân viên nén dúi sâu chiếm 50,05% tổng diện tích trồng lúa của toàn huyện. Từ những phân tích trên ta thấy đƣợc, trong 3 năm

chậm, cụ thể qua 3 năm diện tích áp dụng tăng lên đƣợc 50,5 – 40,9 = 9,6%. Nhƣ vậy cần có những chính sách cụ thể, hƣớng phát triển để mở rộng mô Nhƣ vậy cần có những chính sách cụ thể, hƣớng phát triển để mở rộng mô Nhƣ vậy cần có những chính sách cụ thể, hƣớng phát triển để mở rộng mô hình hơn nữa.

Bảng 3.7: Hiện trạng của mô hình canh tác lúa FDP tại Văn Chấn

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Đông Xuân Vụ Mùa Đông Xuân Vụ Mùa Đông Xuân Vụ Mùa Tổng diện tích (ha) 3.950,2 4.403,5 3.955,4 4.209,3 3.955 4.137 Ứng dụng FDP - Diện tích (ha) 1.670 1.750 1.780 1.870 2.000 2.050 - Số hộ tham gia (hộ) 10.930 11.000 11.120 12.000 12.250 12.350

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Trạm BVTV – huyện Văn Chấn)

Ngƣời nông dân hoàn toàn có khả năng và thích ứng với hệ thống canh tác lúa sử dụng phân viên nén dúi sâu, áp dụng hệ thống canh tác này hoàn toàn có thể khắc phục đƣợc một số hạn chế trong canh tác lúa truyền thống, đem lại hiệu quả cao hơn so với phƣơng pháp canh tác thông thƣờng, hệ thống canh tác FDP còn làm giảm công chăm bón, tăng khả năng chống chịu của cây lúa đối với những yếu tố có liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu. Nhƣng bên cạnh đó, cũng còn nhiều yếu tố làm kìm hãm sự phát triển của mô hình nhƣ: tập quán canh tác của ngƣời dân, nguồn vốn của ngƣời nông dân còn hạn hẹp, ...

3.2.3. Hiệu quả kinh tế củ huyện Văn Chấn.

3.2.3.1. Kết quả sản xuất

Kết quả điều tra qua bảng 3.8 cho thấy tổng số hộ là 126, trong đó số hộ canh tác SRI là 33 với tổng diện tích là 8,12 ha, số hộ canh tác FDP là 67 hộ với tổng diện tích là 16,65 ha và số hộ canh tác truyền thống là 26 hộ với

là 942,5 tạ, tổng sản lƣợng thu đƣợc của những hộ canh tác FDP là 1.842,3 tạ còn tổng sản lƣợng thu đƣợc của những hộ canh tác truyền thống là 570,5 tạ. Từ đó tính ra đƣợc năng suất trên 1 ha ruộng của những hộ canh tác SRI là 116,07 tạ/1ha/năm, năng suất trên 1 ha ruộng của những hộ canh tác FDP là 110,5 tạ/1ha/năm còn năng suất của những hộ canh tác truyền thống là 97 tạ/1ha/năm.

Bảng 3.8: So sánh kết quả sản xuất của các mô hình

Mô hình SRI FDP Truyền thống N1 N2 N3 Số hộ điều tra (hộ) 33 67 26 Tổng diện tích áp dụng (ha) 8,12 16,65 5,88 Tổng sản lƣợng (tạ) 942,5 1.842,3 570,5 Năng suất TB (tạ/ha) 116,07 110,5 97,00 Đơn giá TB (đồng/tạ) 633.333 635.820 603.846 Thu nhập/ha/năm 73.511.000 70.258.000 58.573.000

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

- So sánh năng suất của những hộ canh tác SRI với năng suất của những hộ canh tác FDP là 105,04%, điều này cho thấy đƣợc năng suất của những hộ canh tác SRI cao hơn năng suất của những hộ canh tác FDP là 5,04%.

- So sánh năng suất của những hộ canh tác SRI với năng suất của những hộ canh tác truyền thống là 119,66%, điều này cho thấy đƣợc năng suất của những hộ canh tác SRI cao hơn năng suất của những hộ canh tác truyền thống là 19,66%.

- So sánh năng suất của những hộ canh tác FDP với năng suất của những hộ canh tác truyền thống là 113,92%, điều này cho thấy đƣợc năng suất của những hộ canh tác FDP cao hơn năng suất của những hộ canh tác truyền thống là 13,92%.

Từ bảng 3.8 cho thấy đƣợc, thu nhập bình quân trên 1 ha ruộng canh tác SRI là 73.511.000 đồng/năm, thu nhập bình quân trên 1 ha ruộng canh tác FDP là 70.258.000 đồng/năm, còn canh tác truyền thống là 58.573.000 đồng/năm. So sánh kết qua trên ta thấy đƣợc: Trên 1 ha ruộng nếu canh tác theo SRI thì mỗi năm cho thu nhập cao hơn canh tác truyền thống là 14.938.000 đồng, còn nếu canh tác theo FDP thì mỗi năm cho thu nhập cao hơn 11.658.000 đồng.

3.2.3.2. So sánh mức độ đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn của các mô hình.

Mục tiêu của các hộ nông dân khi tiến hành hoạt động trồng trọt là tối đa hoá lợi nhuận hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị sản phẩm cây trồng mang lại. Để đạt đƣợc mục tiêu này đòi hỏi ngƣời sản xuất phải tìm các biện pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách hiệu quả đồng vốn đầu tƣ. Chính vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phải đƣợc ngƣời dân đặt lên hàng đầu. Kết quả điều tra về mức độ đầu tƣ và hiệu quả sử dụng vốn của từng mô hình canh tác đƣợc thể hiện tại bảng 3.9

Bảng 3.9 Mức độ đầu tƣ và hiệu quả sử dụng vốn của các mô hình

hình

Đầu tƣ và kết quả Hiệu quả vốn đầu tƣ

GO TC IC VA GO/TC GO/IC VA/IC

SRI 36.594.828 24.695.782 9.862.038 26.732.790 1,48 3,71 2,71 FDP 35.315.742 22.844.828 8.483.808 26.831.934 1,55 4,16 3,16 Truyền

- Mô hình canh tác SRI: Tổng giá trị sản xuất (GO) đạt 36.594.828 đồng/ha/vụ. Tổng chi phí (TC) là 24.695.782 đồng/ha/vụ, chi phí trung gian là 9.862.038 đồng, nhƣ vậy Giá trị gia tăng sẽ là VA = GO – IC = 26.732.790 đồng/ha/vụ.

Tổng giá trị sản xuất trên Tổng chi phí bằng 1,48 điều này có nghĩa là bỏ 1 đồng chi phí thì thu đƣợc 1,48 đồng giá trị sản xuất, tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian GO/IC = 3,71 điều này có nghĩa là khi ngƣời nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí vật chất thì đƣợc 3,71 đồng giá trị sản xuất, Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian VA/IC = 2,71 điều này có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí vật chất thì đƣợc 2,71 đồng giá trị gia tăng.

- Mô hình canh tác FDP: Tổng giá trị sản xuất (GO) đạt 35.315.742 đồng/ha/vụ. Tổng chi phí (TC) là 22.844.828 đồng/ha/vụ, chi phí trung gian là 8.483.808 đồng, nhƣ vậy Giá trị gia tăng sẽ là VA = GO – IC = 26.831.934 đồng/ha/vụ.

Tổng giá trị sản xuất trên Tổng chi phí bằng 1,55 điều này có nghĩa là bỏ 1 đồng chi phí thì thu đƣợc 1,55 đồng giá trị sản xuất, tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian GO/IC = 4,16 điều này có nghĩa là khi ngƣời nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí vật chất thì đƣợc 4,16 đồng giá trị sản xuất, Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian VA/IC = 3,16 điều này có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí vật chất thì đƣợc 3,16 đồng giá trị gia tăng.

- Mô hình canh tác truyền thống: Tổng giá trị sản xuất (GO) đạt 30.078.534 đồng/ha/vụ. Tổng chi phí (TC) là 27.567.626 đồng/ha/vụ, chi phí trung gian là 10.558.900 đồng, nhƣ vậy Giá trị gia tăng sẽ là VA = GO – IC = 19.519.634 đồng/ha/vụ.

Tổng giá trị sản xuất trên Tổng chi phí bằng 1,09 điều này có nghĩa là bỏ 1 đồng chi phí thì thu đƣợc 1,09 đồng giá trị sản xuất, tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian GO/IC = 2,85 điều này có nghĩa là khi ngƣời nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí vật chất thì đƣợc 2,85 đồng giá trị sản xuất, giá trị gia

tăng trên chi phí trung gian VA/IC = 1,85 điều này có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí vật chất thì đƣợc 1,85 đồng giá trị gia tăng.

Từ đó cho thấy đƣợc, mức độ đầu tƣ của 2 mô hình canh tác SRI và FDP thấp hơn mức độ đầu tƣ của canh tác truyền thống, IC của mô hình canh tác SRI là 9.862.038 đồng/ha/vụ và của mô hình canh tác FDP là 8.483.808 đồng/ha/vụ trong khi đó chi phí trung gian IC của mô hình canh tác truyền thống là 10.558.900 đồng/ha/vụ. Nhƣng hiệu quả vốn đầu tƣ của 2 mô hình canh tác SRI và FDP lại cao hơn của canh tác truyền thống, cụ thể GO/IC của SRI là 3,71 và của FDP là 4,16 trong khi đó GO/IC của mô hình canh tác truyền thống chỉ đạt 2,85.

3.2.3.3. So sánh hiệu quả lao động

Hiệu quả thu đƣợc trong lao động là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất. Phản ánh năng suất lao động và thu nhập của ngƣời sản xuất. Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả lao động của các mô hình đƣợc tổng hợp trên bảng dƣới đây.

Bảng 3.10: Hiệu quả lao động của các mô hình

hình

Đầu tƣ và kết quả Hiệu quả lao động

GO MI VA

(công) GO/Lđ MI/Lđ VA/Lđ

SRI 36.594.828 11.899.045 26.732.790 134,85 271.369 88.237 198.237 FDP 35.315.742 12.470.914 26.831.934 130,55 270.505 95.522 205.522 Truyền

thống 30.078.534 2.510.907 19.519.634 154,62 194.525 16.238 126.238

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Từ bảng kết quả trên cho thấy đƣợc Giá trị sản xuất trên công lao động của 2 mô hình canh tác SRI và FDP cao hơn hẳn so với canh tác truyền thống, GO/lđ của SRI là 271.369 đồng và của FDP là 270.505 đồng trong khi đó giá

trị sản xuất trên công lao động của canh tác truyền thống chỉ bằng 194.525 đồng.

Chỉ tiêu MI/lđ là thu nhập hỗn hợp trên 1 công lao động, cho thấy đƣợc chỉ tiêu này của 2 mô hình canh tác SRI và FDP cao hơn rất nhiều so với canh tác truyền thống, thu nhập hỗn hợp trên 1 công lao động của mô hình SRI là 88.237 đồng, của FDP là 95.522 đồng trong khi đó thu nhập hỗn hợp trên 1 công lao động của canh tác truyền thống chỉ đạt 16.238 đồng.

Kết quả tính toán cúng cho thấy: Giá trị gia tăng trên công lao động của 2 mô hình canh tác SRI và FDP cao hơn so với canh tác lúa truyền thống, VA/lđ của SRI là 198.237 đồng còn của FDP là 205.522 đồng trong khi đó Giá trị gia tăng trên công lao động của canh tác truyền thống chỉ đạt 126.238 đồng.

Nhƣ vậy, cho thấy đƣợc rằng hiệu quả lao động của mô hình canh tác lúa cải tiến SRI và của mô hình canh tác lúa sử dụng phân viên nén dúi sâu FDP cao hơn hiệu quả lao động của mô hình canh tác lúa truyền thống.

3.2.4. Ảnh hưởng của các mô hình canh tác đến tính chất đất

Qua bảng 3.11 cho thấy, lƣợng mùn trong đất đã thay đổi khá rõ rệt qua các mô hình canh tác, sau khi thực hiện mô hình canh tác lúa nƣớc theo SRI thì lƣợng mùn trong đất đã tăng lên 0,099%, và tăng lên 0,638% sau khi thực hiện FDP, trong khi đó khi thực hiện phƣơng thức canh tác truyền thống thì lƣợng mùn trong đất chỉ tăng lên 0,06%, điều đó cho thấy khi áp dụng kỹ thuật canh tác lúa theo SRI và FDP thì lƣợng mùn trong đất tăng cao hơn so với canh tác truyền thống.

Nito là nguyên tố dinh dƣỡng rất quan trọng quyết định đến độ phì nhiêu của đất, nito có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, thiếu hay thừa nito sẽ ảnh hƣởng đến việc kích thích sự sinh trƣởng sinh dƣỡng hoặc kìm hãm sự phát triển, Nito đƣợc coi là yếu tố có ảnh hƣởng quyết định đến năng suất và chất lƣợng cây trồng. Theo nhƣ bảng dƣới đây cho thấy đƣợc lƣợng

Nito đã tăng 0,033% sau khi thực hiện canh tác lúa nƣớc theo SRI và tăng lên 0,04% sau khi áp dụng biện pháp canh tác sử dụng phân viên nén dúi sâu, trong khi đó áp dụng canh tác lúa truyền thống chỉ làm lƣợng nito trong đất tăng lên 0,014%, điều đó cho thấy khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa nƣớc theo SRI và FDP thì lƣợng đạm trong đất tăng lên cao hơn so với phƣơng thức canh tác lúa truyền thống.

Bảng 3.11: Ảnh hƣởng của các kỹ thuật canh tác đến tính chất đất

Mô hình Thời điểm Mùn (%) Nitơ TS (%) P2O5 TS (%) PH K2O TS (%) SRI

Trước khi cấy 2,604 0,149 0,075 4,285 0,785

Sau khi thu

hoạch 2,703 0,182 0,085 4,23 0,845

Tăng/giảm 0,099 0,033 0,01 - 0,055 0,06

FDP

Trước khi cấy 2,831 0,162 0,103 4,253 0,843

Sau khi thu

hoạch 3,469 0,202 0,083 4,26 1,057

Tăng/giảm 0,638 0,04 - 0,02 0,007 0,214

Truyền thống

Trước khi cấy 3,603 0,209 0,09 4,243 0,9

Sau khi thu

hoạch 3,663 0,223 0,087 4,233 0,93

Tăng/giảm 0,06 0,014 - 0,003 - 0,01 0,03

(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu đất - Viện KHSS – Trường ĐHNL Thái Nguyên)

Thành phần P2O5, hàm lƣợng P2O5 trong đất sẽ ảnh hƣởng đến sự thụ phấn, thụ tinh của cây, tỷ lệ đậu quả và chắc hạt, ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng. Đối với cây lúa khi thiếu P2O5 thì đẻ nhánh ít, trổ bông chậm, chín kéo dài có nhiều hạt xanh và hạt lép. Qua bảng 3.11 cho thấy, sau khi canh tác lúa nƣớc theo SRI thì lƣợng P2O5 tăng lên 0,01% trong khi đó canh tác lúa theo FDP thì lại giảm mất 0,02% còn phƣơng thức canh tác truyền thống thì lƣợng

P2O5 giảm 0,003%, điều đó cho thấy khi áp dụng phƣơng thức canh tác FDP thì bà còn nên bón thêm các loại phân có hàm lƣợng P2O5 cao, để bù đắp lại lƣợng đã tiêu hao trong đất.

Kali là một trong những nguyên tố cần thiết trong thành phần dinh dƣỡng đất, Kali làm tăng độ ƣa nƣớc và khả năng ngậm nƣớc do đó ảnh hƣởng thuận lợi tới quá trình trao đổi nƣớc, Kali có vai trò to lớn đối với tính chống chịu của cây đối với điều kiên ngoại cảnh bất lợi (khả năng chịu hạn, chịu rét, chịu nóng…). Từ bảng 3.11 cho thấy đƣợc sau khi canh tác lúa theo FDP thì lƣợng Kali tăng lên cao nhất (tăng 0,214%) tiếp theo là canh tác lúa nƣớc theo SRI (tăng đƣợc 0,06%) trong khi đó canh tác lúa theo phƣơng thức truyền thống thì lƣợng Kali chỉ tăng đƣợc 0,03%.

Từ những điều trên cho thấy, khi áp dụng các biện pháp canh tác lúa nƣớc theo SRI và FDP thì có khả năng cải tạo đất tốt hơn khi áp dụng phƣơng thức canh tác truyền thống, điều này cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trƣớc đây.

3.2.5. Ảnh hưởng của các mô hình canh tác đến khả năng bảo vệ môi trường

Để có cách nhìn đầy đủ hơn trong đánh giá những ƣu và nhƣợc điểm của các mô hình canh tác lúa nƣớc theo SRI và FDP so với canh tác truyền thống, tôi đã so sánh một số tiêu chí sau thông qua ý kiến của ngƣời dân, kết quả điều tra đƣợc thể hiện trong bảng 3.12.

Về tiêu chí hạn chế rửa trôi: Những ngƣời dân tham gia mô hình canh tác lúa nƣớc theo FDP đã đánh giá khá cao tiêu chí này với mức trung bình là 8,09 điểm, còn những ngƣời thực hiện theo SRI thì cho tiêu chí này với mức điểm trung bình là 7,76 điểm, trong khi đó những ngƣời canh tác lúa nƣớc theo phƣơng thức truyền thống thì chỉ cho với mức trung bình là 5,50 điểm,

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 62 - 101)