Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 59 - 62)

4. Câu hỏi nghiên cứu

3.2.1. Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI

Chấn - tỉnh Yên Bái.

3.2.1. Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI

Đƣợc sự giúp đỡ của Cục BVTV, tổ chức OXFAM Hoa Kỳ và sự đồng ý ủng hộ của Huyện uỷ - UBND huyện, lãnh đạo địa phƣơng. Chi cục BVTV

tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Trạm BVTV huyện Văn Chấn tiến hành thực hiện chƣơng trình hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI. Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI đƣợc áp dụng thí điểm trên địa bàn huyện Văn Chấn từ vụ Mùa năm 2008, đến vụ Đông Xuân năm 2011 đã có 930 hộ tham gia với tổng diện tích là 80 ha, đến vụ Mùa năm 2011 đã có 1000 hộ tham gia với tổng diện tích là 92 ha, nhƣ vậy cả năm 2011 diện tích canh tác SRI là 172 ha chiếm tỷ lệ 2,06% diện tích trồng lúa của huyện, số hộ canh tác SRI này chủ yếu trên địa bàn 2 xã Thanh Lƣơng và Sơn A (nằm trên cánh đồng Mƣờng Lò – cánh đồng lớn thứ 2 của các tỉnh miền núi Tây Bắc). Đến năm 2012: Vụ Đông Xuân đã có 1.080 hộ tham gia với diện tích là 120 ha, vụ Mùa có 1.180 hộ tham gia với tổng diện tích áp dụng là 130 ha, nhƣ vậy cả năm 2012 trên địa bàn toàn huyện có 250 ha đƣợc áp dụng SRI chiếm tỷ lệ 3,06% diện tích trồng lúa của huyện. Đến năm 2013 vừa qua, mô hình canh tác lúa cải tiến SRI đã đƣợc mở rộng hơn trên địa bàn huyện, các xã cũng đang học hỏi kinh nghiệm và làm thí điểm mô hình diện nhỏ, vụ Đông Xuân có 1.280 hộ tham gia với tổng diện tích là 140 ha, vụ Mùa số hộ vẫn giữ nguyên nhƣng tổng diện tích áp dụng tăng lên 0,4 ha là 140,4 ha. Nhƣ vậy cả năm 2013, tổng diện tích áp dụng SRI là 280,4 ha chiếm tỷ lệ 3,5% diện tích trồng lúa của huyện. Trong 3 năm qua diện tích áp dụng SRI tăng lên đƣợc 3,5 – 2,06 = 1,44%, ta thấy đƣợc đây là 1 tốc độ phát triển chậm, cần phải có những chính sách cụ thể để mở rộng mô hình.

Qua quá trình điều tra khảo sát nông hộ cho thấy, nông dân hoàn toàn có khả năng và thích ứng dụng theo SRI, hệ thống canh tác lúa cải tiến có thể khắc phục đƣợc một số hạn chế trong tập quán canh tác lúa nƣớc của nông dân hiện nay. Đem lại hiệu quả vƣợt trội so với phƣơng pháp canh tác thông thƣờng. Canh tác theo SRI tạo cho tiểu vùng sinh thái đồng ruộng bất lợi cho dịch hại phát triển nhƣ: Rầy nâu, rầy lƣng trắng, bệnh khô vằn,

bệnh nghẹt rễ… đồng thời tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa, nên chi phí BVTV giảm hẳn lại tiết kiệm đƣợc khoảng 1/3 lƣợng nƣớc tƣới.

Bảng 3.6: Hiện trạng của mô hình canh tác lúa nƣớc SRI tại Văn Chấn

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Đông Xuân Vụ Mùa Đông

Xuân Vụ Mùa Đông

Xuân Vụ Mùa

Tổng diện tích (ha) 3.950,2 4.403,5 3.955,4 4.209,3 3.955 4.137

Ứng dụng SRI

- Diện tích (ha) 80 92 120 130 140 140,4 - Số hộ tham gia (hộ) 930 1.000 1.080 1.180 1.280 1.280

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Trạm BVTV – huyện Văn Chấn)

Ngoài ra SRI còn làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa đối với những yếu tố có liên quan đến tác động của biến đổi khi hậu nhƣ: Cây lúa cứng, khỏe hơn nên ít bị đổ ngả trong điều kiện mƣa bão.

Bƣớc đầu xác lập một số thông số kỹ thuật canh tác SRI và làm thay đổi tập quán canh tác của ngƣời nông dân nhƣ cấy mạ non, cấy 1 dảnh, cấy thƣa, rút cạn nƣớc, làm cỏ sục bùn sớm, bón phân sớm đúng giai đoạn.

Tăng cƣờng mối quan hệ cộng đồng, tạo cơ hội cho phụ nữ thể hiện vai trò quyết định trong sản xuất (hơn 50% phụ nữ tham gia các hoạt động mô hình, hình thành các nhóm nghiên cứu, nhóm nông dân nòng cốt, 80% ngƣời dân tham gia chủ yếu là dân tộc Mƣờng và dân tộc Thái).

Ngoài những kết quả đã đạt đƣợc thì vẫn còn một số hạn chế trong quá trình áp dụng SRI nhƣ: Phân hữu cơ còn đƣợc sử dụng ở mức thấp, có những nơi không có nguồn phân hữu cơ, ngƣời dân vẫn còn sử dụng thuốc trừ cỏ nhiều, nguyên nhân do thiếu nguồn lao động tại địa phƣơng, tiết kiệm đƣợc công lao động.

* Khó khăn còn tồn tại

- Đồng đất không đồng đều, manh mún, trong cùng một cánh đồng sản xuất lúa còn có sự chênh lệch lớn về chân đất, trong thời gian thực hiện mô hình còn gặp khó khăn khi điều tiết nƣớc.

- Tập quán sản xuất lúa còn có thói quen giữ nƣớc thƣờng xuyên trong ruộng, cơ cấu giống đa dạng.

- Lƣợng phân hữu cơ còn sử dụng ở mức thấp. Công cụ làm đất còn ít, làm đất chậm dẫn đến mạ già.

- Các mô hình thí nghiệm, nghiên cứu của nông dân còn thực hiện trong phạm vi hẹp ở các xã thực hiện dự án

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 59 - 62)