Tình hình sản xuất một số cây trồng chính trên địa bàn

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 53 - 57)

4. Câu hỏi nghiên cứu

3.1.4.2. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính trên địa bàn

a) Diện tích sản xuất

Qua bảng 3.2 cho thấy trong số các cây trồng chính tại địa phƣơng, lúa vẫn là loại cây có diện tích canh tác lớn nhất với diện tích bình quân 3 năm trở lại đây đạt 8.203 ha. Diện tích đất lúa qua các năm cũng tƣơng đối ổn định, không có sự biến động lớn. Tuy nhiên có thể thấy rằng diện tích đất lúa

vẫn có chiều hƣớng giảm dần mặc dù tỷ lệ giảm hàng năm là rất nhỏ. Điều đó đƣợc thể hiện qua tỷ lệ diện tích giữa năm 2012/2011 chỉ đạt 97,7%, giảm 0,03%, so với năm 2011. Tỷ lệ diện tích giữa năm 2013/2012 chỉ đạt 99%, giảm 0,1% so với năm 2012. Nguyên nhân của tình trạng trên theo các cán bộ khuyến nông địa phƣơng là trong vài năm trở lại đây do diễn biến thời tiết có nhiều bất lợi, tình trạng hạn hán thiếu nƣớc sản suất xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn huyện, đặc biệt là tại các xã vùng cao cho nên một số diện tích đất trồng lúa đã không thể canh tác và bị bỏ hoang hoặc chuyển sang các mục đích sử dụng khác. Đây là một tín hiệu không tốt đối với sản xuất lúa trên địa bàn trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực tại địa phƣơng.

Bảng 3.2: Diện tích sản xuất của một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Chỉ tiêu 2011 (ha) 2012 (ha) 2013 (ha) DT bình quân 3 năm (ha) Tỷ lệ (%) 2012/2011 2013/2012 Cây lúa 8353,7 8164,7 8092 8203,4 97,7 99 Cây ngô 4957,7 5432,8 5655 5348,5 109 104 Cây khoai 472,9 634,5 675,6 594,3 134 106 Cây sắn 1700,9 1713,7 1500 1638,2 101 87 Cây đậu tƣơng 428,9 407,9 415,6 417,4 95 102

Cây lạc 11,2 11,1 52,4 52,8 82 109

Cây chè 4354,0 4354,0 4367 4358,3 100 101

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê và báo cáo hàng năm của huyện)

Ngô cũng là một loại cây trồng chủ lực tại địa phƣơng với diện tích bình quân 3 năm qua đạt 5.348 ha. Diện tích trồng ngô cũng có chiều hƣớng ngày càng tăng qua các năm. Tỷ lệ diện tích giữa năm 2012/2011 đạt 109%, tăng 9% tƣơng ứng với mức tăng là 475 ha so với năm 2011. Tỷ lệ diện tích giữa năm 2013/2012 chỉ đạt 104%, tăng 4%, tƣơng ứng với diện tích tăng là

222 ha so với năm 2012. Với tiềm năng diện tích đất dốc lớn, và điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt cây ngô đã trở thành sự lựa chọn tốt cho ngƣời nông dân trong sản xuất lƣơng thực vì ngô là cây trồng chịu hạn. Đặc biệt là đối với ngƣời dân sống tại các xã vùng cao vấn đề sản xuất lúa nƣớc gặp rất nhiều khó khăn vì phụ thuộc vào nguồn nƣớc mƣa là chủ yếu, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn cây ngô là nguồn lƣơng thực quan trọng trong đời sống hàng ngày.

Khoai, sắn cũng là hai loại cây phổ biến và đƣợc trồng nhiều tại địa phƣơng. Diện tích bình quân lần lƣợt của khoai và sắn lần lƣợt là 594 ha và 1.638 ha.

Đối với cây khoai diện tích biến động theo chiều hƣớng ngày càng tăng qua các năm do ngƣời dân mở rộng sản xuất. Tỷ lệ diện tích qua các năm của khoai 2012/2011 là 134%, tăng 34%, tƣơng ứng với diện tích sản sản suất tăng 161 ha so với năm 2011. Tỷ lệ diện tích năm 2013/2012 là 106%, tăng 6%, tƣơng ứng với diện tích sản xuất tăng 41 ha so với năm 2012. Tỷ lệ diện tích sắn qua các năm là 2012/2011 là 101%, tăng 1% và năm 2013/2012 là 87% nhƣ vậy diện tích sắn năm 2013 giảm 13% so với năm 2012, tƣơng ứng với diện tích sản xuất giảm 213 ha so với năm 2012. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có nhà máy chế biến tinh bột sắn theo kiểu công nghiệp; từ đó tiêu thụ sắn sản xuất ra tại địa phƣơng đƣợc thuận lợi. Sắn đã trở thành cây trồng quan trọng trong những năm gần đây nhƣng diện tích sắn lại ngày càng bị thu hẹp. Nguyên nhân của diện tích canh tác sắn biến động theo chiều hƣớng giảm là do sắn chủ yếu đƣợc trồng trên các diện tích đất dốc, sau vài năm canh tác sắn liên tục đất đai bị thoái hóa, độ phì đất giảm nhanh chóng, nên trên một số diện tích đất đã không còn khả năng cánh tác. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến diện tích đất trồng sắn có sự biến động lớn trong thời gian qua.

Đậu tƣơng và lạc là hai cây công nghiệp ngắn ngày có trong cơ cấu các cây trồng chính tại địa phƣơng. Diện tích lạc bình quân 3 năm qua là 52 ha, diện tích bình quân đậu tƣơng là 417 ha. Trong hai cây công nghiệp ngắn ngày, đậu tƣơng là cây trồng phổ biến và chiếm ƣu thế về diện tích sản xuất.

Chè là cây công nghiệp dài ngày quan trọng nhất trong các loại công nghiệp tại địa phƣơng. Diện tích chè khá lớn và đạt 4.358 ha, diện tích chè cũng ổn định qua các năm. Chè là cây công nghiệp mang lại nguồn thu lâu dài và ổn định cho ngƣời dân địa phƣơng. Một cây trồng quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế và thu hút đƣợc một lƣợng lớn lao động tại địa phƣơng.

b) Năng suất của một số cây trồng chính

Do tập trung đầu tƣ thâm canh, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ cùng với việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đã đƣa đƣợc năng suất lúa cả năm từ 102,6 tạ/ha năm 2011 lên 105,2 tạ/ha vào năm 2013. Năng suất bình quân là 104,2 tạ/ha và có chiều hƣớng tăng dần qua các năm.

Bảng 3.3. Năng suất của một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái Chỉ tiêu 2011 (tạ/ha) 2012 (tạ/ha) 2013 (tạ/ha) Năng suất BQ 3 năm (tạ/ha) Tỷ lệ (%) 2012/2011 2013/2012 Cây lúa 102,6 105 105,2 104,2 102,34 100,2 Cây ngô 30,8 31,8 32,9 31,83 103,24 103,4 Cây khoai 50,3 50,9 50,9 50,7 101,2 100 Cây sắn 142,9 163,2 172,5 159,53 114,2 105,7 Cây lạc 11,2 11,1 11,3 11,2 99,1 101,8

Cây đậu tƣơng 10,7 11,6 11,6 11,3 108,4 100 Cây chè 89,0 98,7 99,0 95,57 110,9 100,3

Cây ngô: Năng suất ngô bình quân năm 2011 đạt 30,8 tạ/ha, tổng sản lƣợng đạt 15.263,5 tấn. Năm 2012 năng suất ngô bình quân đạt 31,8 tạ/ha tăng 3,24% so với năm 2011. Tổng sản lƣợng ngô đạt 17.292,6 tấn, tăng khoảng 2.000 tấn so với năm 2011. Trong năm 2013 năng suất ngô đạt 32,9 tạ/ha tăng 3,4% so năm 2012, tổng sản lƣợng đạt hơn 18.617 tấn tăng hơn 1.500 tấn so với năm 2012. Nhƣ vậy trong 3 năm gần đây từ năm 2011 - 2013 năng suất và sản lƣợng ngô đều tăng.

Sắn là loại cây trồng đang đƣợc bà con nông dân huyện Văn Chấn tập trung phát triển nên năng suất sắn cũng ngày càng tăng lên cụ thể là qua 3 năm gần đây, năng suất sắn năm 2011 chỉ đạt 142 tạ/ha, tổng sản lƣợng đạt khoảng 2.400 tấn. Năng suất sắn năm 2012 đạt 163 tạ/ ha cao hơn so với năm 2011 và năm 2013 năng suất sắn đạt 172,5 tạ/ha. Năng suất sắn tăng là do công tác khuyến nông tại địa phƣơng đã đƣa các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác sắn đến với các nông hộ trong sản xuất.

Các loại cây trồng khác nhƣ khoai lang, đậu tƣơng, lạc, chè năng suất và sản lƣợng đều có xu hƣớng ngày càng tăng, đó là một tín hiệu tích cực cho phát triển nông nghiệp tại địa phƣơng.

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 53 - 57)