Tình hình kinh tế chung

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 51 - 53)

4. Câu hỏi nghiên cứu

3.1.4.1. Tình hình kinh tế chung

a) Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của huyện trong 3 năm qua đạt kết quả khá, công tác phòng chống sâu bệnh cho cây trồng đƣợc chủ động triển khai có hiệu quả, nhiều tiến bộ kỹ thuật đƣợc áp dụng và nhân rộng, kết quả thực hiện đạt đƣợc khá tích cực.

Bảng 3.1: Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp huyện Văn Chấn

Chỉ tiêu 2011 (triệu đồng) 2012 (triệu đồng) 2013 (triệu đồng) Tỷ lệ ( %) 2012/2011 2013/2012 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 674.864 798.634 948.766 118,3 118,8 Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp 84.747,9 61.400,2 75.132,6 72,5 122,3 Giá trị sản xuất ngành thủy sản 37.436,0 30.893,5 35.642,4 82,5 115,3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của huyện)

Qua bảng 3.1 cho thấy, ngành nông nghiệp vẫn là mũi nhọn hàng đầu của huyện, giá trị sản xuất của ngành luôn đạt giá trị cao và ổn định, năm

2011 giá trị sản xuất của ngành đạt 674.864 triệu đồng, đến năm 2013 nâng tổng giá trị sản xuất ngành lên 948.766 triệu đồng, nhƣ vậy cứ trung bình mỗi năm tăng lên 18,55%, điều đó cho thấy sự phát triển ổn định của ngành, góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.

Trong 3 năm qua, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp mang lại khá ổn định, bình quân mỗi năm ngành lâm nghiệp đem lại 73.760,2 triệu đồng, công tác bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng hiện đƣợc làm tốt, hạn chế tình trạng cháy rừng trên địa bàn huyện. Công tác phát triển và trồng rừng mới luôn luôn đƣợc chú trọng, bình quân mỗi năm trồng mới hơn 3.500 ha rừng. Chăn nuôi thủy sản trong 3 năm qua cũng đƣợc chú trọng, đầu tƣ bằng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh để tăng năng suất cá ao, cá ruộng, đặc biệt là các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao đã đƣợc đƣa vào sản xuất, giá trị ngành thủy sản bình quân hàng năm đạt 34.657,3 triệu đồng.

b) Sản xuất công nghiệp

- Sản xuất công nghiệp năm 2013 chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực: Sản xuất chế biến nông lâm sản; Sản xuất khai thác vật liệu xây dựng; khai thác chế biến khoáng sản; thủy điện và một số loại sản phẩm khác. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt: 425,35 tỷ đồng, đạt 100,5% kế hoạch, tăng 20% so với năm 2012. Trong đó:

+ Công nghiệp Quốc doanh: 104,04 tỷ đồng.

+ Công nghiệp Ngoài quốc doanh: 321,31 tỷ đồng.

- Phát triển Cụm Công nghiệp Sơn Thịnh: Đã triển khai xong các hạng mục: cấp điện, cấp nƣớc, đƣờng nội bộ; đang lập hồ sơ mở tuyến đƣờng vào Cụm công nghiệp, tổng kinh phí ƣớc trên 30 tỷ đồng. Hiện đã có 05 doanh nghiệp đăng ký thuê đất tại cụm công nghiệp, với tổng diện tích là 18,25 ha. Trong đó:

+ Có 03 doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đã đi vào hoạt động gồm: Công ty TNHH Đại Hoa, Công ty TNHH Thịnh Đạt, Công ty TNHH Thạch Sơn. Tổng diện tích thuê đất là 4,98 ha và nguồn vốn đầu tƣ là 72,3 tỷ đồng.

+ Công ty cổ phần tập đoàn công nghiệp Tây Giang (dự án đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất chì kim loại 40.000 tấn/năm) 10,3ha/15ha xin

. Hiện nay Công ty đã đền bù giải phóng mặt bằng với kinh phí là 5,6 tỷ đồng (vốn doanh nghiệp) và đang triển khai xây dựng dự án.

thủ

- 2 thuê 2,97 ha.

c) Thương mại – dịch vụ

- Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa đạt: 420,5 tỷ đồng bằng 119,3% kế hoạch năm, tăng 57,1 % so với năm 2012.

- Giá trị của các ngành dịch vụ đạt: 349,341 tỷ đồng bằng 102,3% kế hoạch năm, tăng 45,3% so với năm 2012.

- Xúc tiến thƣơng mại: Phối hợp cùng với Sở Công thƣơng tổ chức Hội chợ đƣa hàng Việt về nông thôn tại xã Tú Lệ; tham gia Hội chợ triển lãm hàng Công nghiệp nông thôn tiêu biểu các tỉnh khu vực Tây Bắc.

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)