Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 25 - 27)

4. Câu hỏi nghiên cứu

1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc

SRI bắt đầu đƣợc nghiên cứu và đánh giá ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 1999 - 2000 sau khi các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đƣợc tiếp cận với SRI từ bài viết ILEIA bởi Justin Rabenandrasana, vào năm 1999, và hội thảo của N.Uphoff về SRI tại Đại học Nam Ninh - Trung Quốc trong tháng 12 năm 1998. Thử nghiệm đầu tiên về SRI đƣợc thực hiện tại Đại học Nông nghiệp

Nam Ninh của Tiến sỹ Cao Weixing, và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai bởi Giáo sƣ Yuan Longping [21].

Chủ nhiệm khoa tài nguyên và môi trƣờng tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc tại Bắc Kinh đã thử nghiệm kỹ thuật SRI trên cả hai nền đất trũng và đất cao đều đạt hiệu quả rất tốt. Trung tâm Hội nhập và Phát triển nông nghiệp ở CAU có làm một đánh giá về tính kinh tế, xã hội, và chấp nhận của SRI tại cộng đồng Shichuan. Vào năm 2003 chỉ có 7 nông dân ở làng Xinsheng là sử dụng phƣơng pháp của SRI, nhƣng đến năm 2004 đã có 398 hộ áp dụng (chiếm 65% tổng số dân ở đó). Năm 2003 là một năm mà hạn hán kéo dài, nhƣng những ruộng lúa ứng dụng SRI thì cho năng suất cao hơn hẳn năng suất của vụ năm 2002 với phƣơng pháp canh tác thông thƣờng. Trong khi đó với phƣơng thức canh tác theo truyền thống năng suất bị giảm đi 1/3. Điều này đã giải thích tại sao mà SRI đƣợc chấp nhận nhanh đến vậy. Năm 2004, SRI đã làm tăng năng suất lên 35,2%, tiết kiệm nƣớc tƣới tới 43,2%. Theo những ngƣời nông dân thì nét đặc biệt hấp dẫn của SRI là giảm bớt đƣợc sức lao động theo cách cấy thông thƣờng [21].

Năng suất bình quân của những ruộng lúa canh tác theo SRI đạt 10 tấn/ha, cao hơn so với phƣơng pháp sản xuất truyền thống (năng suất 6 - 7,5 tấn/ha). Thậm chí với mô hình trình diễn ở tỉnh Zhejing, canh tác theo phƣơng thức của SRI đã làm tăng năng suất lên 11,5 tấn/ha, những ngƣời nông dân ở đây đã cấy với khoảng cách hàng cách hàng là 50x50cm, và họ đã giảm đƣợc 30-40% lƣợng nƣớc tƣới sử dụng, 70% sâu bệnh hại [21].

Học viện Khoa học nông nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm về SRI từ năm 2001, trong năm này đã có hơn 100 địa điểm đƣợc tiến hành thử nghiệm, và sau khi thu hoạch thì có hơn 60 nơi có năng suất trung bình là 10,5 tấn/ha, so với phƣơng pháp thông thƣờng là 7,5 tấn/ha, tăng hơn 3 tấn/ha. Đặc biệt phƣơng thức canh tác theo SRI sử dụng ít nƣớc hơn và giảm công lao động của ngƣời nông dân.

Cuộc họp chiến lƣợc về phát triển lúa gạo đƣợc tổ chức tại Bắc Kinh - Trung Quốc, tham gia hội nghị có đại biểu của các viện nghiên cứu. Sản lƣợng gạo của Trung Quốc trong 5 năm trở lại đây là vấn đề đƣợc nhấn mạnh tại hội nghị. Vấn đề đặt ra là phải khôi phục lại sản xuất lúa gạo tại Trung Quốc. Kỹ thuật SRI đã đƣợc đề nghị đẩy mạnh tại 12 tỉnh, và sẽ đƣợc mở rộng tới tất cả ngƣời nông dân. Cho đến năm 2007 tại tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc đã có 120.000 ha trồng lúa áp dụng phƣơng pháp thâm canh lúa cải tiến SRI, tại tỉnh Chiết Giang là 110.000 ha [21].

Phƣơng pháp SRI đƣợc áp dụng rộng rãi ở Trung Quốc là: cấy mạ non, tiết kiệm đƣợc lao động và hạt giống, giảm thủy lợi, tiết kiệm nƣớc, sử dụng nhiều phân bón hữu cơ, sử dụng ít phân bón vô cơ, góp phần nhiều vào nền nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 25 - 27)