Giải pháp phát triển và mở rộng các mô hình canh tác lúa theo SRI và

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 81 - 84)

4. Câu hỏi nghiên cứu

3.4. Giải pháp phát triển và mở rộng các mô hình canh tác lúa theo SRI và

Sau khi đã phân tích để tìm ra đƣợc những lợi thế, bất lợi, cơ hội và thách thức của từng mô hình, chúng tôi đặt những điểm riêng biệt của từng mô hình vào ma trận SWOT để tìm ra hƣớng giải pháp cho từng mô hình. Ma trận đƣợc mô phỏng nhƣ sau:

Giải pháp Lợi thế Bất lợi

Cơ hội

Làm gì để phát huy lợi thế, tận dụng đƣợc cơ hội nâng cao hiệu quả và mở rộng mô hình?

Làm gì để khắc phục, vƣợt lên những khó khăn, nắm lấy cơ hội mở rộng mô hình?

Thách thức

Làm thế nào để tận dụng lợi thế, đẩy lùi thách thức, biến thách thức thành những cơ hội mới để mở rộng mô hình?

Những bất lợi nào đang

“hiện thực hóa” những thách thức, nguy cơ nào kìm hãm sự phát triển của mô hình?

Kết quả phân tích ma trận SWOT đã chỉ ra rõ hƣớng giải pháp chính, những hoạt động cần triển khai để phát huy lợi thế, khắc phục những bất lợi để nắm lấy cơ hội, đẩy lùi thách thức, đồng thời kết quả phân ma trận cũng cho thấy những điểm bất lợi làm tăng nguy cơ kìm hãm sự phát triển của mô hình.

3.4. Giải pháp phát triển và mở rộng các mô hình canh tác lúa theo SRI và FDP và FDP

- Tăng cƣờng công tác khuyến nông: Thực hiện việc xã hội hóa công tác khuyến nông. Cần xây dựng phƣơng án đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của mạng lƣới khuyến nông đến từng thôn, bản. Các cán bộ khuyến nông cần thực hiện phƣơng châm “3 cùng”“cầm tay chỉ việc” trong công tác khuyến nông. Mặt khác, ngành nông nghiệp cũng cần điều chỉnh chế độ thù lao đối với các cán bộ khuyến nông cơ sở nhằn động viên, khuyến khích cán

bộ khuyến nông phát huy hết năng lực. Cần dành một khoản kinh phí cho chƣơng trình đào tạo chuyên môn về SRI và FDP cho các cán bộ nông nghiệp từ huyện đến các cán bộ khuyến nông, vì muốn mở rộng phát triển mô hình thì trƣớc hết phải có những hiểu biết sâu rộng về mô hình.

- Đối với địa phƣơng (huyện, xã):

+ Chủ động phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành trong và ngoài tỉnh để đẩy mạnh triển khai ứng dụng SRI và FDP vào địa bàn.

+ Có chủ trƣơng, nghị quyết, xây dựng kế hoạch ứng dụng SRI và FDP trên diện rộng để tập trung chỉ đạo. Đồng thời bố trí một khoản kinh phí hỗ trợ công tác chỉ đạo, tập huấn, khen thƣởng cho các cơ quan ban ngành tham gia ứng dụng chƣơng trình, đặc biệt đối với các thôn, xã có diện tích ứng dụng SRI và FDP lớn.

+ Đối với các địa phƣơng chƣa ứng dụng SRI và FDP: Phối hợp cơ quan chuyên môn tổ chức thực nghiệm mô hình diện hẹp làm nơi tham quan học tập cho cán bộ và bà con nông dân. Từ đó tổng kết rút kinh nghiệm mở rộng ứng dụng ra diện rộng.

- Đối với các đơn vị chuyên môn (Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV,…): + Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan Trung ƣơng, các tổ chức Quốc tế tạo nguồn kinh phí phục vụ công tác đào tạo giảng viên nông dân, nghiên cứu xây dựng mô hình tại những địa phƣơng chƣa ứng dụng SRI và FDP, phối hợp với các địa phƣơng đã ứng dụng SRI và FDP chỉ đạo ứng dụng trên diện rộng.

+ Tiếp tục tổng kết đánh giá quá trình ứng dụng SRI và FDP về ƣu điểm, tồn tại hạn chế, đặc biệt là nguyên nhân tồn tại hại chế để đề xuất giải pháp thực hiện, tham mƣu cho lãnh đạo huyện, tỉnh, sở NN&PTNT, các cấp các ngành và các địa phƣơng chỉ đạo thực hiện chƣơng trình trong thời gian tới cho phù hợp với điều kiện huyện.

+ Tổ chức biên soạn tài liệu về Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) và Canh tác lúa cải tiến áp dụng phân viên nén dúi sâu (FDP) phù hợp với đặc điểm tình hình huyện làm cơ sở cho các địa phƣơng triển khai. Đồng thời hoàn thiện quy trình (SRI và FDP) in thành tờ rơi và phát cho nông dân thực hiện.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động: Các cơ quan chuyên môn, các địa phƣơng phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện, xã, báo chí, báo nông nghiệp,…thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến về kỹ thuật SRI và FDP và nêu cao hiệu quả từ việc ứng dụng SRI và FDP tại các địa phƣơng trên địa bàn huyện để nhân dân biết và áp dụng.

- Tăng cƣờng công tác thi đua khen thƣởng: Sau mỗi vụ thu hoạch, tổ chức các chƣơng trình tổng kết, vinh danh những cá nhân, tập thể có thành tích cao, để tạo sự ganh đua giữa những hộ dân, tạo động lực để họ thực hiện tốt hơn.

- Tăng cƣờng thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ những hộ dân tham gia canh tác lúa cải tiến SRI và FDP, hỗ trợ về giống, tiền mặt, ... để tạo động lực cho các hộ dân tham gia và mở rộng mô hình.

- Về kỹ thuật:

+ Đối với SRI: Ngƣời dân cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, nhất là các khâu nhƣ: cấy mạ non, cấy 1 rảnh, cấy vuông mắt sàng và phải đảm bảo chế độ điều tiết nƣớc phù hợp.

+ Đối với FDP: Ngƣời dân cần phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, nhất là phải đảm bảo thời điểm dúi phân và độ sâu của phân dúi cho phù hợp.

- Nâng cao chất lƣợng lúa và chế độ bảo quản sau thu hoạch: Khuyến khích ngƣời dân lựa chọn những giống lúa cho chất lƣợng cao, tuyên truyền vận động ngƣời dân đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV trƣớc khi thu hoạch, đầu tƣ xây dựng cơ sở bảo quản và chế biến lúa sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình canh tác lúa nước sri và fdp tại huyện văn chấn - tỉnh yên bái (Trang 81 - 84)