Phân tích thị trƣờng và môi trƣờng kinh doanh

Một phần của tài liệu khóa luận phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần du lịch vẻ đẹp việt (Trang 41 - 66)

3.1.1. Phân tích thị trường.

Thị trƣờng là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của bất kỳ công ty nào.

Thị trƣờng là biểu hiện thu gọn của quá trình điều hòa giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa những tiềm năng về lao động vật tƣ, tiền vốn với việc sử dụng chúng… bằng sự điều chỉnh của giá cả và quan hệ cung cầu. Vì thế, cơ chế thị trƣờng gắn liền với các nhân tố cố hữu của nó nhƣ giá cả, quan hệ cung cầu, chu kỳ kinh tế… Tất cả các nhân tố đó vận động duới sự chi phối của các quy luật thị trƣờng trong môi trƣờng kinh doanh.

Theo quan điểm kinh tế học, thị trƣờng bao hàm mọi ngƣời mua và ngƣời bán trao đổi các loại hàng hóa hay dịch vụ.

Phân tích thị trƣờng là quá trinh phân tích các thông tin về các yếu tố cấu thành thị trƣờng nhằm tìm hiểu quy luật vận động và những nhân tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng, để trên cơ sở đó xây dựng chiến lƣợc kinh doanh.

Phân tích thị trƣờng nhằm xác định những vấn đề:

- Thị trƣờng có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp. - Sản phẩm chủ lực

- Tiềm năng trong tƣơng lai. - Vị trí hiện tại trên thị trƣờng

Tuy nhiên, khi phân tích về thị trƣờng của công ty cổ phần du lịch Vẻ Đẹp Việt, em sẽ phân tích trên hai khía cạnh: thị trƣờng đầu ra và thị trƣờng đầu vào. Vì là một công ty lữ hành du lịch, chuyên về xây dựng và bán những

chƣơng trình du lịch nên khi phân tích thị trƣờng, phải phân tích cả thị trƣờng đầu ra và thị trƣờng đầu vào.

Đối với thị trƣờng đầu vào, do công ty thành lập chƣa lâu nên những đối tác của công ty còn hạn chế, song với những thành tích đạt đƣợc trong quá trình hoạt động, công ty tạo đƣợc nhiều niềm tin để các doanh nghiệp khác liên kết hợp tác. Các đối tác của công ty, cung cấp thị trƣờng đầu vào cho công ty là các nhà hàng, khách sạn, Resort ,… ( du lịch lƣu trú), các công ty vận tải, hãng máy bay ( Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines) và một số công ty du lịch lữ hành khác cũng là bạn liên kết với công ty. Hiện tại, do sự phát triển của ngành du lịch, khi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều cũng là lúc các nhà hàng, khách sạn, hãng vận tại và nhiều khu vui chơi giải trí, nhiều điểm thăm quan đƣợc tôn tạo lại và xây dựng, thì thị trƣờng đầu vào càng ngày càng phong phú hơn đối với công ty.

Về thị trƣờng đầu ra, là các khách hàng mua sản phẩm du lịch, các chƣơng trình du lịch, dịch vụ ,… Trong tình hình nƣớc ta gia nhập tổ chức WTO đã tạo nên nhiều cơ hội mới, giúp đón đƣợc nhiều khách du lịch trên thế giới tới Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức và bất cập về chất lƣợng dịch vụ du lịch, đó cũng chính là nguyên nhân khiến lƣợng khách nƣớc ngoài tới và có nhu cầu trở lại Việt Nam ngày càng ít hơn, theo đó làm giảm cầu về du lịch khiến các công ty du lịch nói chung và Vietcharm tour nói riêng gặp nhiều khó khăn hơn. Nhận thức đƣợc vấn đề đó, công ty đã hƣớng tới nhiều dịch vụ du lịch khác ngoài cung cấp các chƣơng trình du lịch nhƣ: kinh doanh các sản phẩm thƣơng mại du lịch, đặt vé,đặt phòng khách sạn và thêm mảng transit ( nhận và gửi khách nƣớc ngoài).

3.1.2. Phân tích môi trường.

Môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm : môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng vi mô. Áp dụng vào phân tích môi trƣờng kinh doanh của Vietcharm tour, em sẽ phân tích tập trung vào các yếu tố sau; yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa, chính trị- pháp luật, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.

Là nội dung quan trọng trong phân tích môi trƣờng vĩ mô. Sức mua ( cầu du lịch) phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá cả. Vì vậy, các nội dung nhƣ : tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm phát, trƣợt giá, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tiết kiệm và tiêu dùng,…đều có ảnh hƣởng tới cầu du lịch.

Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra những cơ hội và thách thức đới với doanh nghiệp. Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả trƣớc những biến động về kinh tế, doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố về thị trƣờng du lịch, về nguồn khách,… để đƣa ra các giải pháp, các chính sách tƣơng ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, giảm thiểu những nguy cơ và các mối đe dọa tới doanh nghiệp.

Trong những năm vừa qua, suy thoái kinh tế kèm theo lạm phát cùng với cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu khiến cho cầu du lịch giảm. tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Đó là một tin tốt cho tất cả các doanh nghiệp nói chung và cho Vietcharm tour nói riêng.

 Yếu tố văn hóa

Là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách du lịch. Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, học vấn và ảnh hƣởng của giao lƣu văn hóa đến tiêu dùng du lịch. Môi trƣờng văn hóa- xã hội hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cƣ, từ đó hình thành nên thói quen cƣ xử của khách hàng trên thị trƣờng. Văn hóa quy định cách thức mà doanh nghiêp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài. Văn hóa ảnh hƣởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hóa bên trong của doanh nghiệp.

Lối sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao đòi hỏi con ngƣời tích cực làm việc. Qua đó họ cần có thời gian để thƣ giãn bằng cách đi du lịch. Do giới trẻ ngày càng năng động, thích khám phá, thích thể hiện cá tính

của mình nên sự quan tâm hàng đầu của họ là những sự phƣu lƣu mạo hiểm để khám phá thế giới bên ngoài.

Văn hóa tạo thành nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Các chƣơng trình du lịch, các hoạt động của Vietcharm tour luôn đƣợc thực hiện trên cơ sở vì cộng đồng, thân thiện với môi trƣờng thiên nhiên, phù hợp với môi trƣờng văn hóa, kinh tế, xã hội, tạo nên mối quan hệ tích cực với cộng đồng và luôn nhận đƣợc sự ủng hộ của cộng đồng đối với hoạt động phát triển của công ty.

 Yếu tố chính trị - pháp luật.

Môi trƣờng chính trị - pháp luật là một nội dung không thể xem nhẹ khi phân tích môi trƣờng kinh doanh. Nó bao gồm: luật pháp, các chính sách và cơ chế Nhà nƣớc đối với ngành kinh doanh. Bất cứ sự thay đổi về chính sách hay chế độ của Nhà nƣớc đều có ảnh hƣởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành du lịch là một trong các ngành rất nhạy cảm với các sự kiện nhƣ: ổn định chính trị, thể chế chính trị và tập trung quyền lực, quan hệ quốc tế, đƣờng lối đối ngoại, các chính sách của Nhà nƣớc, hệ thống pháp luật điều chỉnh, các hoạt động kinh doanh, văn bản quy phạm pháp luật du lịch, đƣờng lối phát triển du lịch của Trung ƣơng và địa phƣơng, luật bảo vệ sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm, chống tệ nạn xã hội,… Mỗi yếu tố trong thể chế, chính sách này hoặc là nâng cao hàng rào hoặc hạ thấp hàng rào vào và ra thị trƣờng du lịch.

 Khách hàng

Là ngƣời sẽ tiêu thụ các dịch vụ của doanh nghiệp, hay nói cách khác khách hàng chính là đối tƣợng mua các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Khi phân tích khách du lịch phải làm rõ số lƣợng khách du lịch hiện tại, từ đâu tới? Cơ cấu khách xếp theo các tiêu chí, động cơ và mục đích chính của chuyến đi, phƣơng tiện vận chuyển, độ tuổi, giới tính, quốc gia, địa phƣơng. Loại chƣơng trình du lịch nào khách thƣờng mua? Họ ở đâu? Mua theo hình thức nào? Mua

Các lợi ích nào mà khách du lịch tìm kiếm? Khi phân tích thị trƣờng khách du lịch các câu hỏi thƣờng trực mà chúng ta phải trả lời: ai, bao nhiêu, cái gì, ở đâu, bao giờ, thế nào và tại sao? Chính vì vậy, để đảm bảo đầu ra đƣợc thƣờng xuyên thì doanh nghiệp cần chú trọng đến việc lựa chọn các mặt hàng, phƣơng thức bán hàng, phƣơng thức phục vụ, các hình thức thanh toán để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng mà mình đang phục vụ.

Mọi kế hoạch và hành động của Vietcharm tour đều tập trung vào phục vụ khách hàng chu đáo, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng với dịch vụ tốt nhất, đáng tin cậy và đƣợc thực hiện một cách trung thực nhằm giữ vững khách hàng hiện có và phát triển những khách hàng tiềm năng.

 Đối thủ cạnh tranh.

Luôn là ngƣời đồng hành cùng doanh nghiệp và cũng là ngƣời đƣa doanh nghiệp tới bờ vực khó khăn bất cứ lúc nào. Hoạt động du lịch vốn bị cạnh tranh khá gay gắt bởi nhiều đối thủ trong nƣớc và cả nƣớc ngoài do đây là một lĩnh vực rộng. Tuy là một công ty mới thành lập, nhƣng Vietcharm tour vẫn đạt đƣợc mức tăng trƣởng cao và có sức cạnh tranh lớn. Các doanh nghiệp du lịch cạnh tranh nhau về sản phẩm du lịch, chất lƣợng của sản phẩm. Chƣơng trình tour có hấp dẫn hay không? Giá cả có đủ sức hấp dẫn khách hàng hay không? Và các chƣơng trình khuyến mãi, hậu mãi của doanh nghiệp đối với khách hàng hấp dẫn tới mức độ nào? Mục tiêu của Vietcharm tour trong quá trình cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ thể hiện ở hai quan điểm: thứ nhât, phải thắng trên sân nhà ; thứ hai, thƣơng hiệu Vietcharm tour xuất hiện và đƣợc khẳng định tại các nƣớc trong khu vực và trên toàn thế giới.

3.2. Phân tích doanh thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1. Phân tích chung về doanh thu qua 3 năm ( 2011- 2013)

Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Inbound 4275 5407 6431 1132 26,48 1204 18,98 Outbound 935 1536 1886 601 64,28 350 22,79 Nội địa 1280 1655 2305 375 29,29 650 39,27 Tổng 6490 8598 10622 2108 32,48 2024 23,54 ( Nguồn: phòng kế toán- tài chính)

Bảng 3.1 : Tình hình thực tế doanh thu qua 3 năm 2011- 2013 của công ty VCT

Theo bảng trên, ta thấy doanh thu tăng liên tục qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Chênh lệch doanh thu năm 2012 so với 2011 khá cao với con số 32,48% tƣơng đƣơng 2108 triệu đồng trong đó tăng chênh lệch nhiều nhất là mảng outbound tăng 64,28% tƣơng đƣơng 601 triệu đồng. mảng khách outbound tăng mạnh nhƣ vậy là do năm 2011, có ít khách trong nƣớc ra nƣớc ngoài du lịch và số lƣợng này tăng đột biến trong năm 2012. Mảng inbound và nội địa cũng tăng lên trong năm 2012 với con số lần lƣợt là 26,48% và 29,29% cho thấy công ty ngày càng đón đƣợc nhiều lƣợt khách nƣớc ngoài vào du lịch Việt Nam và hiệu quả của các chƣơng trình du lịch trong nƣớc tăng cao. Tuy nhiên, tới năm 2013, mặc dù có sự tăng lên về doanh thu ở cả 3 mảng inbound, outbound và nội địa, nhƣng sức tăng giảm so với trƣớc đặc biệt là ở 2 mảng inbound và outbound do lƣợt khách đi du lịch nƣớc ngoài và khách nƣớc ngoài vào trong nƣớc giảm xuống, trong khi đó, mảng nội địa sức tăng mạnh hơn với mức chênh lệch năm 2013 so với 2012 là 39,27% tƣơng đƣơng 650 triệu đồng, con số này chứng tỏ, sản phẩm du lịch nội địa ngày càng có sức hấp dẫn hơn.

3.2.2. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch trong 3 năm ( 2011- 2013)

Đơn vị: triệu đồng

Năm Doanh thu Thực tế/ kế hoạch

Kế hoạch Thực tế Số tiền %

2011 6350 6490 140 2,16

2012 8400 8598 198 2,30

2013 10550 10622 72 0,68

Tổng 25300 25710 410 1,59

( Nguồn: phòng kế toán- tài chính)

Bảng 3.2: Tình hình thực hiện kế hoạch về doanh thu qua 3 năm 2011- 2013 của công ty VCT.

Nhìn vào bảng kết quả thực hiện doanh thu của VCT qua 3 năm, ta thấy công ty luôn hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đƣợc giao, cụ thể: năm 2011, doanh thu thực tế so với kế hoạch vƣợt mức kế hoạch 140 triệu đồng tƣơng đƣơng 2,16%. Năm 2012 doanh thu tăng mạnh vƣợt mức kế hoạch 198 triệu đồng tƣơng đƣơng 2,30%. Đến năm 2013, tuy có sự giảm nhẹ ở mức tăng, nhƣng doanh thu thực tế đạt đƣợc vẫn vƣợt mức kế hoạch 72 triệu đồng tƣơng đƣơng 0,68%. Có sự tăng mạnh ở năm 2012 là do sự tăng lên của doanh thu về thị trƣờng outbound khi công ty ngày càng khẳng định đƣợc các sản phẩm du lịch nƣớc ngoài của mình có sức hấp dẫn đối với khách trong nƣớc. Đến năm 2013, doanh thu thực tế đạt đƣợc cao hơn mức kế hoạch ít hơn trƣớc là do sự sụt giảm về sức tăng của 2 thị trƣờng inbound và outbound một phần là do ảnh hƣởng của nền kinh tế đang phục hồi từ suy thoái. Tuy nhiên, nhìn chung, công ty vẫn đạt đƣợc doanh thu thực tế vƣợt mức kế hoạch chung cho cả 3 năm là 410 triệu đồng tƣơng đƣơng 1,59% cho thấy sự nỗ lực của công ty trong thời gian nền kinh tế đất nƣớc vẫn còn bị ảnh hƣởng bởi cuộc suy thoái trong những năm trƣớc.

3.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu.

Đối với VCT, doanh thu bị ảnh hƣởng bởi phần nhiều là do sản phẩm du lịch và chính ở khách hàng mua sản phẩm du lịch đó.

Cũng nhƣ nhiều công ty du lịch khác, VCT luôn phải đổi mới các sản phẩm du lịch của mình để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các sản phẩm du lịch của những công ty đối thủ. Công ty luôn tìm mọi cách để tăng sự hấp dẫn các chƣơng trình du lịch đặc biệt là các chƣơng trình du lịch ở mảng inbound vì đó là mảng thị trƣờng chính của công ty. Tuy nhiên, không chỉ ở đó, mà VCT còn đổi mới các chƣơng trình du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài, thực tế là năm 2012 thị trƣờng outbound tăng mạnh và năm 2013 là sự lên ngôi của thị trƣờng nội địa. Để tăng doanh thu, VCT luôn chú trọng học hỏi và nghiên cứu, tìm tòi các địa điểm có những nét riêng biệt và xây dựng các chƣơng trình hấp dẫn khách du lịch.

Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng sản phẩm, VCT luôn đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trƣờng, nắm bắt tâm lý khách hàng, phân tích các biến động của nền kinh tế để dự đoán đƣợc tình hình thị trƣờng khách để kịp thời có những phƣơng án xây dựng chƣơng trình, đó chính là sự kết hợp giữa phòng thị trƣờng và phòng sản phẩm.

3.3. Phân tích chi phí

3.3.1. Phân tích chung về chi phí.

Đơn vị : triệu đồng Năm 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Chi phí 5502 7225 8881 1723 31,31 1656 22,92

( Nguồn: phòng kế toán – tài chính)

Theo bảng trên, chi phí tăng liên tục qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 cụ thể: mức tăng năm 2012 so với 2011 là 31,31% tƣơng đƣơng con số thực tế là 1723 triệu đồng, mức tăng của năm 2013 so với 2012 là 22,92% tƣơng ứng với con số thực tế là 1656 triệu đồng.

Có sự tăng lên về chi phí do doanh thu của các năm cúng tăng lên thì việc chi trả cho các dịch vụ : nhà hàng, khách sạn, vận chuyển cũng theo đó mà tăng lên. Chi phí của năm 2013 có sự tăng nhẹ hơn so với năm 2012 là do, năm 2013 công ty đón đƣợc ít khách ở 2 thị trƣờng inbond và outbound nên việc chi trả cho các dịch vụ cũng giảm đi, và năm 2013 công ty ký kết đƣợc nhiều hợp đồng với mức ƣu đãi hơn với các khách sạn và nhà hàng.

3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí.

Một phần của tài liệu khóa luận phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần du lịch vẻ đẹp việt (Trang 41 - 66)