5. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ
người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang
4.1.2.1. Quan điểm hoàn thiện
Hoàn thiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đƣợc dựa trên các quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất: Phải đáp ứng đƣợc mục tiêu chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. Đó là xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện quản lý thuế công bằng, minh bạch; đội ngũ cán bộ trung thực, trong sạch, chuyên nghiệp, văn minh đem lại sự tin tƣởng, hài lòng cho ngƣời nộp thuế, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi; đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nƣớc nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Quan điểm thứ hai: Để ngƣời nộp thuế hiểu và tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế. Tuyên truyền sâu rộng, kịp thời chính sách thuế nói chung, đặc biệt là các quy định sửa đổi, bổ sung về chính sách thuế, bên cạnh đó chú trọng công tác tuyên truyền các quan điểm, nội dung dự kiến sửa đổi bổ sung các luật thuế trình Quốc hội để các tổ chức, cá nhân biết và tham gia ý kiến. Biểu dƣơng kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tạo mối quan hệ gắn bó giữa cơ quan thuế và ngƣời nộp thuế, đẩy mạnh công tác thi đua sôi nổi trong các doanh nghiệp, các cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc.
Quan điểm thứ ba: Nâng cao nhận thức của xã hội, nhất là nhân dân các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Tăng cƣờng phối hợp với các ngành, các cấp từ tỉnh đến huyện, xã tích cực tham gia công tác quản lý thuế, tuyên truyền vận động NNT thi đua sản xuất kinh doanh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thực hiện nộp đúng, đủ số tiền thuế phải nộp vào NSNN; đƣa các mục phổ biến pháp luật về thuế vào bản tin nội bộ đƣợc phát hành hàng tháng tới từng Chi bộ thôn, tổ nhân dân, Đảng bộ xã, phƣờng, thị trấn để tuyên truyền.
4.1.2.2.Mục tiêu hoàn thiện
Hỗ trợ ngƣời nộp thuế và tuyên truyền pháp luật thuế phải nhằm tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế một cách đơn giản và thuận lợi nhất nhằm giảm gánh nặng cho việc thực hiện các luật thuế, giúp ngƣời nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, làm tăng tính hiệu quả của quản lý thuế. Để đạt đƣợc yêu cầu đó, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang cần tập trung thực hiện các mục tiêu cơ bản sau:
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của công tác hỗ trợ NNT là thông qua việc cung cấp đầy đủ và có chất lƣợng cao dịch vụ hỗ trợ về thuế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật thuế trên cơ sở hiểu sâu sắc bản chất tốt đẹp của việc nộp thuế, nội dung quy định cụ thể của các chính sách thuế, các thủ tục hành chính về thuế.
- Thông qua công tác tuyên truyền làm cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu rõ tiền thuế là của dân, do dân đóng góp và đƣợc sử dụng vì mục đích của nhân dân. Nộp thuế là lợi ích Nhà nƣớc và là lợi ích của cộng đồng. Mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ đƣợc nội dung cơ bản của các chính sách thuế. Trên cơ sở đó, tạo dựng đƣợc sự đồng tình cao với các chính sách thuế của Nhà nƣớc, sẵn sàng và tự nguyện cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm về thuế. Vận động mọi ngƣời thực hiện tốt các chính sách thuế của Nhà nƣớc.
Mục tiêu cụ thể: Rà soát lại nội dung các tài liệu tuyên truyền hỗ trợ NNT có hệ thống phù hợp với đặc điểm từng đối tƣợng cần tuyên truyền và hỗ trợ thế nào có hiệu quả nhất, bố trí lại cán bộ thuế làm công tác tuyên truyền cho phù hợp với yêu cầu. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho các tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
liệu tuyên truyền mới và các tài liệu hỗ trợ để NNT và cán bộ thuế có thể tiếp cận dễ dàng.
Mở rộng Trang tin điện tử của ngành để cung cấp thông tin và tuyên truyền về chính sách và thủ tục về thuế.
Đẩy mạnh khai và nộp thuế điện tử trên các địa bàn có cơ sở hạ tầng truyền thông đáp ứng yêu cầu, thông qua đó cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho NNT (kê khai và nộp thuế trực tuyến).
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và mở rộng các phƣơng thức thông tin tới cộng đồng nhằm cung cấp thông tin kịp thời và tuyên truyền cho NNT về trách nhiệm và nghĩa vụ với NSNN. Đƣa các chƣơng trình giáo dục và thông tin về thuế tới học sinh, sinh viên. Rà soát hiện trạng công tác tuyên truyền trên các panô, áp phích...để xây dựng mới, thay đổi, sửa chữa cho phù hợp và tiến tới triển khai tuyên truyền về thuế trên các bảng điện tử.
Xây dựng phƣơng pháp điều tra xã hội về nhu cầu của NNT và triển khai các cuộc điều tra khi cần thiết; Xây dựng và triển khai theo từng giai đoạn để cung cấp “các trung tâm hỗ trợ” cho NNT đặc biệt tại các khu kinh tế; Nghiên cứu các lựa chọn, xây dựng kế hoạch hoạt động, và triển khai hệ thống điện thoại trả lời tự động; Căn cứ vào việc rà soát hiện trạng về cơ sở vật chất của cơ quan thuế để phân tích, xây dựng kế hoạch triển khai nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị; Xây dựng các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng và số lƣợng dịch vụ đã cung cấp cho NNT.
Tăng cƣờng công tác đào tạo, tập huấn cho các cán bộ thuế kiến thức và kỹ năng thực hiện dịch vụ hỗ trợ và giáo dục cho NNT để họ tuân thủ một cách tự nguyện.
4.1.3. Phương hướng hoàn thiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Xuất phát từ những tồn tại trong hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhƣ phân tích ở Chƣơng 3, việc hoàn thiện hoạt động này cần hƣớng vào việc khắc phục những hạn chế với những nội dung cụ thể sau đây:
Thứ nhất, về công tác tuyền truyền người nộp thuế cần tập trung vào việc:
- Tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế cần đƣợc các Phòng thuộc Cục Thuế và các Chi cục Thuế trực thuộc thực hiện một cách đồng bộ, tránh tình trạng nhƣ hiện nay hầu nhƣ chỉ có phòng TTHT Cục Thuế thực hiện. Cùng với việc chấp hành nghiêm túc nhiệm vụ đƣợc giao thì mỗi cán bộ, công chức Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang phải là một tuyên truyền viên pháp luật về thuế tại mỗi vị trí công tác và địa bàn đƣợc phân công phụ trách.
- Tích cực, chủ động trong công tác tuyên truyền pháp luật thuế, giảm tối đa bị động, lúng túng khi nhận đƣợc yêu cầu trả lời từ phía NNT và ngƣời dân. Tăng cƣờng số lƣợng các tờ rơi, tạp chí, các chƣơng trình trên đài phát thanh, đảm bảo những nội dung tuyên truyền phải đến đƣợc với ngƣời dân, NNT, từ đó tác động mạnh mẽ đến ý thức để họ hiểu về chính sách, công việc, quyền lợi và nghĩa vụ mình phải làm đối với Nhà nƣớc thông qua việc tuân thủ tự nguyện chính sách thuế quy định, công tác tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, thiết thực, tránh lãng phí thời gian và của cải Nhà nƣớc.
- Các hình thức tuyên truyền NNT cần phong phú về hình thức, nâng cao về chất lƣợng, đáp ứng đƣợc hết nhu cầu tìm hiểu về pháp luật thuế của NNT. Các hình thức cần đƣợc chọn lọc và xem xét kỹ khi tiến hành, hình thức nào là phù hợp với thành thị, hình thức nào phù hợp với nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chất lƣợng của hình thức tuyên truyền đó đạt hiệu quả ra sao…Các tài liệu tuyên truyền phải thống nhất, tránh tình trạng cùng một chính sách nhƣng NNT, ngƣời dân ở mỗi địa bàn và trong mỗi loại hình hoạt động lại hiểu khác nhau, dẫn đến việc phải hỏi, phải đơn thƣ khiếu nại, vừa lãng phí thời gian, tài sản vừa ảnh hƣởng đến chất lƣợng tuyên truyền đƣợc coi là bộ mặt của ngành thuế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ hai, đối với công tác hỗ trợ NNT cần tập trung khắc phục những vấn đề sau đây:
- Bộ phận làm nhiệm vụ hỗ trợ cần chủ động tìm hiểu NNT để xem họ cần những gì, họ thƣờng mắc phải những sai phạm nào về thuế; giải thích thắc mắc cho NNT một cách kịp thời, tránh tình trạng để cho NNT chờ đợi và mất nhiều thời gian, cần phân loại NNT theo những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để tìm hiểu xem trong ngành nghề, lĩnh vực nào NNT có nhiều vƣớng mắc để từ đó đƣa ra những điểm cần chú ý trong việc kê khai, tính và nộp thuế của từng ngành nghề, từng lĩnh vực, từ đó có hình thức hỗ trợ nhanh, hiệu quả.
- Thái độ của cán bộ tƣ vấn thuế phải hài hoà, xử lý công việc một cách dứt khoát nhƣng mềm mỏng, tạo lòng tin với NNT.
- Bổ sung các hình thức hỗ trợ NNT hiện còn thiếu nhƣ: Hộp thƣ thoại trả lời tự động (hình thức đƣợc cơ quan thuế các nƣớc sử dụng khá phổ biến) để đáp ứng đƣợc hết nhu cầu tìm hiểu về pháp luật thuế của NNT và giúp cho việc tổng hợp nhu cầu tƣ vấn thƣờng xuất hiện nhất.
- Nâng cao chất lƣợng công tác hỗ trợ NNT giúp cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh kê khai, nộp thuế đầy đủ, kê khai đúng và nộp đủ số thuế. Khắc phục tình trạng để cho doanh nghiệp trốn thuế, lậu thuế gây thất thoát cho ngân sách Nhà nƣớc.
- Nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ tập huấn, nâng cao ý thức của NNT và tăng cƣờng trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế để các buổi tập huấn đạt đƣợc chất lƣợng cao.
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang
4.2.1. Hoàn thiện tổ chức hoạt động của cơ sở thuế
Để công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đạt hiệu quả cao nhất thì Cục Thuế phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, khoa học, thiết thực, bám sát chỉ đạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
của cấp trên, vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể của tỉnh cho từng giai đoạn nhất định.
Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào chƣơng trình công tác, nhiệm vụ và biện pháp quản lý thu Ngân sách Nhà nƣớc của Bộ Tài chính, của ngành Thuế; Các chính sách, chế độ thuế, quy trình quản lý thuế mới ban hành; Chƣơng trình sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế; Chƣơng trình cải cách hành chính thuế; Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ và kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu hỗ trợ của NNT của các năm trƣớc và chức năng nhiệm vụ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế.
Yêu cầu của công tác lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT là lập định kỳ hàng năm, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan thuế các cấp. Kế hoạch phải đảm bảo cân đối giữa nhu cầu cần hỗ trợ của NNT với nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của cơ quan thuế. Kế hoạch phải phù hợp và hƣớng tới các mục tiêu quản lý thuế theo chƣơng trình, mục tiêu chung của toàn ngành thuế, tình hình cụ thể của từng địa phƣơng.
Thứ nhất, đối với kế hoạch tuyên truyền về thuế bao gồm kế hoạch tuyên truyền thường xuyên và kế hoạch tuyên truyền trọng điểm.
- Kế hoạch tuyên truyền thường xuyên là kế hoạch tuyên truyền hàng năm với các nội dung, hình thức tuyên truyền tƣơng đối ổn định, đƣợc xây dựng trên cơ sở đánh giá phân tích tình hình công tác tuyên truyền, hỗ trợ năm trƣớc, nhu cầu của NNT và yêu cầu công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT của ngành. Kế hoạch đƣợc xây dựng phải đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả và có khả năng thực hiện cao.
Xây dựng kế hoạch tuyền truyền, hỗ trợ phải bắt nguồn từ đặc điểm, nhu cầu của ngƣời nộp thuế. Nội dung, hình thức, thời điểm tuyên truyền, hỗ trợ phải phù hợp. Đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành tốt, cán bộ làm công tác tuyên truyền nên vận dụng hình thức tƣ vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hơn là tuyên truyền và hỗ trợ. Đối với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành nhƣng vi phạm do không cố ý thì nên tập trung vào công tác hỗ trợ.
Đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cố ý vi phạm thì cần tập trung các hình thức, tuyên truyền để họ hiểu chính sách thuế, hỗ trợ họ những vƣớng mắc gặp phải trong quá trình triền khai, và tƣ vấn để họ chủ động thực hiện đúng trƣớc khi áp dụng hình thức xử phạt.
Trong tổ chức tập huấn và đối thoại cũng vậy, nên phân loại NNT theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để thực hiện, nhƣ thế vừa đảm bảo nội dung truyền đạt sát thực tiễn, vừa chủ động trong việc trả lời vƣớng mắc đạt hiệu quả.
Ngành thuế cần phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác tuyên truyền. Định kỳ hằng tháng, quý sẽ đăng bao nhiêu tin, bài trên báo, cần xây dựng chuyên mục phát thanh, truyền hình thời lƣợng bao nhiêu, nội dung cụ thể để liên tục chuyển tải chính sách thuế, giải đáp vƣớng mắc, phản ánh những thông tin của NNT và cộng đồng.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa Cục Thuế - Ban Tuyên giáo - Uỷ Ban mặt trận tổ quốc - Hội nông dân - Hội liên hiệp phụ nữ - Đoàn thanh niên - Liên đoàn lao động…Phối hợp với các ngành và các hiệp hội ngành nghề thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế. Rà soát, đánh giá hiệu quả các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ trong từng giai đoạn, nắm bắt tình hình và đề ra các biện pháp để hoàn thiện hơn công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT.
Tiếp tục tổ chức cơ chế đối thoại trực tiếp với NNT tại hội nghị, hội thảo nhằm giải đáp trực tiếp các vƣớng mắc của NNT. Xây dựng và triển khai hệ thống trả lời điện thoại tự động, in, phát hành miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền về thuế dƣới dạng tờ rơi, tờ gấp, sách hƣớng dẫn, hỏi-đáp về thuế.
Không ngừng nghiên cứu, học tập các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ mà các nƣớc tiên tiến áp dụng để vận dụng vào điều kiện thực tế tại địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tăng cƣờng triển khai hệ thống khai và nộp thuế điện tử, đây là hình thức giao dịch văn minh, hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí, thông tin và số liệu kê khai của doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế nhanh chóng, chính xác.
- Kế hoạch tuyên truyền trọng điểm là kế hoạch tuyên truyền theo yêu cầu, đặc biệt khi có những thay đổi lớn về pháp luật thuế để định hƣớng sự quan tâm, chú ý của công luận theo các mục tiêu của ngành Thuế trong từng thời kỳ.
Thứ hai, đối với kế hoạch hỗ trợ NNT bao gồm các nội dung Tổ chức
tập huấn cho NNT; Tổ chức đối thoại với NNT; Xây dựng và cung cấp tài liệu hỗ trợ NNT; Giải đáp vƣớng mắc về thuế; Điều tra, khảo sát nhu cầu hỗ trợ của NNT; Hỗ trợ khác nhƣ: cung cấp dịch vụ phục vụ NNT phần mềm kê khai, kê khai thuế điện tử...
Theo Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ NNT ban hành kèm theo Quyết định số 601/QĐ-TCT ngày 11/5/2012 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế thì việc tổ