Kế toán vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, nợ dài hạn

Một phần của tài liệu đinh thị khánh. hoàn thiện công tác kế toán công nợ phải thu và phải trả tại công ty an phát (Trang 26 - 85)

5. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ

1.4.2.1. Kế toán vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, nợ dài hạn

1.4.2.1.1. Vay ngắn hạn

TK sử dụng: TK 311

Nợ TK 311- Vay ngắn hạn Có

- Số tiền đã trả về các khoản vay ngắn hạn

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ

- Số tiền vay ngắn hạn

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ

Phương pháp kế toán:

- Khi vay ngắn hạn để mua vật tư hàng hoá, kế toán ghi: Nợ TK 152,153,156,…

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 311- Vay ngắn hạn

- Khi vay tiền chuyển vào tài khoản tiền gởi ngân hàng, kế toán ghi: Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 311 – Vay ngắn hạn

- Khi vay ngắn hạn trả nợ cho ngườibán, trả nợ dài hạn đến hạn trả, trả nợ vay dài hạn, kế toán ghi:

Nợ TK 331- Phải trả người bán Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả Nợ TK 341- Vay dài hạn

Nợ TK 342- Nợ dài hạn

Có TK 311- Vay ngắn hạn - Khi trả nợ tiền vay, kế toán ghi: Nợ TK 311- Vay ngắn hạn

Có TK 111,112

1.4.2.1.2. Kế toán nợ dài hạn đến hạn trả

* TK sử dụng: TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả

* Phương pháp kế toán.

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán tài khoản nợ dài hạn đến hạn trả

111, 112 315 341, 342

(2a) Cuối niên độ (1) 131, 138, 121

1) Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào khế ước vay, hợp đồng vay nợ, xác định sô nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo

(2a) Trả nợ vay bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng

(2b) Thu hồi các khoản nợ hoặc chuyển nhượng chứng khoán để trả nợ vay (2c) Trả nợ đến hạn trả bằng tiền vay mới

(3) Cuối niên độ kế toán căn cứ vào tỷ giá bình quân liên ngân hàng để điều chỉnh số dư nợ đến hạn trả có gốc ngoại tệ

(3a) Chênh lệch do tỷ giá tăng làm tăng nợ đến hạn trả có gốc ngoại tệ (3b) Chênh lệch do tỷ giá giảm làm giảm nợ đến hạn trả có gốc ngoại tệ

1.4.2.1.3. Vay dài hạn

TK sử dụng: TK 341- Vay dài hạn

Nợ TK 341- Vay dài hạn CÓ

- Số tiền trả trước hạn của khoản vay dài hạn

- Cuối niên độ xác định số tiền vay dài hạn đến hạn trả trong thời hạn 1 năm

- Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá số dư nợ vay dài hạn cuối kỳ.

- Số tiền vay dài hạn phát sinh trong kỳ

- Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư vay dài hạn bằng ngoại tệ

Phương pháp kế toán:

Sơ đồ 1.3. Sơ dồ hạch toán tài khoản vay dài hạn

315 341 211, 213, 241 (1) (5) 111, 112 (2) 111, 112 331 (6) (3) 413 221,222, 244 (7a) (4) 413 (7b) (1) Vay dài hạn mua TSCĐ, chi cho công tác đầu tư XDCB

(2) Vay dài hạn bằng việc phát hành trái phiếu

(3) Vay dài hạn để thanh toán cho đơn vị nhận thầu XDCB hay sửa chữa lớn TSCĐ

(4) Vay dài hạn đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, ký cược, ký quỹ dài hạn

(5) Trả nợ vay dài hạn trước hạn

(6) Cuối niên độ kế toán, xác định nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ tiếp theo

(7) Cuối niên độ đánh giá số dư nợ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá thực tế bình quân liên Ngân Hàng nhà nước Việt Nam công bố.

TK sử dụng: TK 331- Phải trả người bán

Nợ TK 331 – Phải trả người bán Có

- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp

- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

- Số tiền người bán chấp nhận giảm giá hàng bán, dịch vụ đã giao

- Chiết khấu thanh toán người bán chấp nhận cho doanh nghiệp trừ vào nợ phải trả

- Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán

- Số tiền phải thanh toán, phải trả cho người bán, người nhận thầu.

Số dư bên Có: Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp.

Số dư bên Nợ: Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp hoặc số đã trả, nhiều hơn số phải trả

Phương pháp kế toán

* Đối với khoản phải trả cho người bán bằng tiền Việt nam

- Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, nhận cung cấp dịch vụ,…chưa trả tiền cho người bán, kế toán ghi:

Nợ TK 152,153,156,157,211,641,642,… Nợ TK 133- Thuế GTGT được khâú trừ

Có TK 331- Tổng giá thanh toán

- Khoản chiếtkhấu thanh toán doanh nghiệp được hưởng do thanh toán tiền cho người bán trước thời hạn và tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả người bán

Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính

- Khi phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – phải trả người bán

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 152 ,153,156,…

- Khi thanh toán tiền cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả người bán Có TK 1111,1121.

- Các khoản nợ phải trả cho người bán không tìm được chủ nợ và được xử lý ghi tăng thu nhập khác, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả người bán Có TK 711- Thu nhập khác

* Đối với khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ

- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ chưa thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:

Nợ TK 152,153,156,211,…( tỷ giá hối đoái thực tế)

Có TK 331- Phải trả người bán (Tỷ giá hối đoái thực tế)

- Khi thanh toán tiền cho người bán vật tư, hàng hoá, TSCĐ bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

Nợ TK 331- Phải trả người bán (tỷ giá hối đoái thực tế) Nợ TK 635-Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 144- Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 1112,1122 (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 51 5- Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) Đồng thời ghi Có TK 007- Ngoại tệ các loại

trả người bán bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

+ Nếu tỷ giá hối đoái thực tế cuối kỳ lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, kế toán ghi chênh lệch do đánh giá lại:

Nợ TK 4131- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ Có TK 331- Phải trả cho người bán

+ Nếu tỷ giá hối đoái thực tế cuối kỳ nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, kế toán ghi chênh lệch do đánh giá lại:

Nợ TK 331-Phải trả cho người bán

Có TK 4131- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ

1.4.2.3. Kế toán thuế và các khoản phả nộp cho nhà nước

TK sử dụng: TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Kết cấu:

Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Có

- Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản đã nộp nhà nước

- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp

- Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm gía

- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp - Số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp

- Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp nhà nước

Số dư bên có: Thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp nhà nước

* Kế toán thuế GTGT đối với doanh nghiệp đăng ký tính thuế và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Trong kỳ, căn cứ vào các hoá đơn giá trị gia tăng đầu vào, kế toán phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 151,152,153,156,211,627,641,642,… Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,331,…

- Khi phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 111,112,331,…

Có TK 151,152,153,156,…

Có TK 133 – Thuế GTGt được khấu trừ

- Hằng ngày trong kỳ, căn cứ vào thuế GTGT đầu ra, kế toán phản ánh thuế GTGT đầu ra phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 111,112,131,… Có TK 511,512,711

Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra

- Khi phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 531,532

Nợ TK 33311- Thuế GTGT đầu ra Có Tk 111,112,131

- Đối với vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất…xác định nguyên nhân do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT của số hàng hoá này không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 1381- Taì sản thiếu chờ xử lý (nếu chưa xác đinh được nguyên nhân)

Nợ TK 111,112,1388,..(Thu do xác định nguyên nhân bắt bồi thường) Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (nếu được tính vào chi phí)

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

- Khi nhập khẩu vật tư thiết bị, hàng hoá, căn cứ vào tờ khai tính thuế kế toán phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu:

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

- Thuế GTGT của hàng nhập khẩu được nộp vào ngân sách thông qua hải quan, cửa khẩu, khi nộp thuế kế toán ghi:

Nợ TK 33312-Thuế GTGT hàng nhập khẩu Có TK 111,112

- Cuối tháng, kế toán xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu ra để xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ. Khi xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào thuế GTGT đầu ra, kê toán ghi:

Nợ TK 33311- Thuế GTGT đầu ra

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

+ Nếu số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, doanh nghiệp phải nộp thuế cho nhà nước. Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước , kế toán ghi:

Nợ TK 33311-Thuế GTGT đầu ra Có TK 111,112

+ Nếu số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, doanh nghiệp được chuyển chênh lệch sàng kỳ sau tiếp tục khấu trừ. Trường hợp doanh nghiêp thường xuyên có thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn thuế GTGT đầu vào được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn thuế, khi nhận hoàn thuế GTGT kế toán ghi:

Nợ TK 111,112

Có TK 133-Thuế GTGTđược khấu trừ

- Khi xác định số thuế GTGT được giảm, kế toán ghi:

+ Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ Tk 3331- Thuế GTGT phải nộp Có TK 711- Thu nhập khác

+ Nếu số thuế GTGT được giảm, được ngân sách nhà nước trả lại bằng tiền, kế toán ghi:

Nợ TK 111,112

1.4.2.4. Kế toán phải trả người lao động

TK sử dụng: TK 334- Phải trả người lao động Kết cấu:

Nợ TK 334- Phải trả người lao động Có

- Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động

- Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả người lao động

- Số dư bên có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả người lao động

*Phương pháp kế toán nợ phải trả người lao động

- Hàng kỳ khi tính lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả người lao động.

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán ghi: Nợ TK 622,627,641,642

Nợ TK 335- Chi phí phải trả (tiền lương CN nghỉ phép, đối với doanh nghiệp có trích trước tiền lương CN nghỉ phép)

Có TK 334- Phải trả người lao động - Tính thưởng phải trả cho CNV, kế toán ghi:

Nợ TK 4311- Quỹ khen thưởng

Có TK 334- Phải trả người lao động

- Tính trợ cấp BHXH phải trả cho CNV, kế toán ghi: Nợ TK 3383- BHXH

Có TK 334-Phải trả người lao động

- Các khoản khấu trừ vào lương vào thu nhập của người lao động (BHXH, BHYT, BHTN CNV phải nộp, tiền tạm ứng chi không hết, các khoản bồi

thường…), kế toán ghi:

Nợ TK 334- Phải trả CNV Có TK 141,338,138,…

- Tính thuế thu nhập phải nộp của người lao động có thu nhập cao, kế toán ghi:

Nợ TK 334- Phải trả người lao động

Có TK 3335- Thuế thu nhập cá nhân

- Khi ứng trước hoặc thanh toán lương, thưởng BHXH và các khoản khác cho người lao động, kế toán ghi:

Nợ TK 334-Phải trả người lao động Có TK 111,112,… 1.4.2.5. Kế toán nợ phải trả khác TK sử dụng: TK 338- Phải trả khác Kết cấu: Nợ TK 338 – Phải trả khác Có Bên nợ: Các khoản đã trả, đã nộp và ghi giảm các khoản phải trả

Bên có: Các khoản phải trả khác phát sinh trong kỳ

Số dư bên có: Các khoản còn phải trả, phải nộp cuối kỳ

Số dư bên nợ: Số đã trả đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp * Phương pháp kế toán :

a. Kế toán tài sản thừa chờ xử lý

- Khi kiểm kê vật tư, hàng hóa mua vào, nếu phát hiện thừa, căn cứ vào Biên bản xử lý tài sản thừa, Kế toán ghi giá trị tài sản thừa chờ xử lý.

Nợ TK 152, 153, 156

Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý

- Khi kiểm kê phát hiện thừa vật tư hoặc hàng hóa, TSCĐ chưa xác định rõ nguyên nhân đang chờ xử lý, căn cứ Biên bản kiểm kê tài sản, kế toán ghi

Nợ TK 111, 152, 153, 155, 156 Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý

- Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý tài sản thừa, căn cứ quyết định, ghi

Nợ TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý Có TK 411,441, 3388, 642…

b. Kế toán quỹ bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

- Hàng tháng, trích BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định, kế toán ghi

Nợ TK 622, 627, 641, 642…

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3388)

- Khi nộp BHXH, KPCĐ, BHTN cho cơ quan quản lý quỹ và mua BHYT cho người lao động, ghi

Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3388) Có TK 111, 112

- Tính trợ cấp BHXH, phải trả cho người lao động , kế toán ghi Nợ TK 3383- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Có TK 334- Phải trả người lao động

- Khi chi trả trợ cấp BHXH, BHTN cho người lao động, kế toán ghi Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 111, 112

- Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị, kế toán ghi Nợ TK 3382 – Kinh phí công đoàn

Có TK 111, 112

c. Kế toán doanh thu chưa thực hiện

đầu tư nhiều năm, kế toán ghi: Nợ TK 111 ,112

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Cuối kỳ ghi nhận doanh thu trong kỳ, kế toán ghi

Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Trường hợp, hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện, Doanh nghiệp trả lại tiền cho khách hàng, kế toán ghi

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp

Có TK 111, 112

- Trường hợp doanh nghiệp bán hàng trả góp, phần chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán trả tiền ngay ghi vào bên có TK 3387. Số tiền lãi trả góp thực hiện trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Một phần của tài liệu đinh thị khánh. hoàn thiện công tác kế toán công nợ phải thu và phải trả tại công ty an phát (Trang 26 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w