Đánh giá mô hình tài trợ VKD tại công ty TNHH Lương Giang

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh lương giang (Trang 101 - 105)

Như đã phân tích, VKD được coi là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực nào: sản xuất, thương mại hay dịch vụ. VKD là tiền đề, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trong nền kinh

định và thường xuyên phải có một mô hình tài trợ VKD nhất định.

Đối với công ty TNHH Lương Giang nói riêng, qua những phân tích dựa trên cơ cấu nguồn vốn cũng như cơ cấu vốn trong thời gian qua mà cụ thể là năm 2012 thì có thể dễ dàng nhận thấy:

- Trong cơ cấu vốn: tỷ trọng tài sản lưu động bao giờ cũng cao hơn tỷ trọng TSCĐ và có xu hứơng tăng về cuối năm (tỷ trọng tài sản lưu động tại thời điểm cuối năm 2012 đạt 60.04 %, tăng tỷ trọng 2.43 % so với thời điểm đầu năm, tỷ trọng TSCĐ tại thời điểm cuối năm là 39.94 %, giảm tỷ trọng 2.43 % so với cùng kỳ năm trước). cơ cấu vốn phân bổ theo hướng ưu tiên đầu tư vào tài sản lưu động, tuy nhiên có thể thấy công ty luôn đảm bảo một cơ cấu vốn tương đối cân đối cả về VLĐ lẫn VCĐ, với chênh lệch tỷ trọng không quá lớn, được coi là phù hợp với đặc điểm ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của công ty.

- Xét về cơ cấu nguồn vốn, mức độ sử dụng nợ của công ty ở mức thấp hơn nhiều so với trung bình ngành (trung bình ngành thì hệ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn là 51 %, trong khi công ty chỉ sử dụng 28.28 % nợ). Hệ số vốn chủ quá cao, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu phân bổ nguồn vốn dù có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, cụ thể tại thời điểm cuối năm 2012 thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 71.72 %, giảm 1.5 % về tỷ lệ. Mặt khác ta có:

Nguồn vốn thừơng xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

Toàn bộ nợ phải trả của công ty là nợ ngắn hạn, tập trung chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng, không có nợ dài hạn. Vì vậy ta có:

Nguồn vốn thừơng xuyên = Vốn chủ sở hữu = 27,410,645,547 đồng Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn = 10,810,093,528 đồng

Trong khi đó:

Tài sản lưu động thường xuyên = 20,184,450,147 đồng

TSCĐ = 15,271,860,065 đồng

Tài sản lưu động tạm thời = 2,764,428,863 đồng

Nguồn vốn thừơng xuyên < TSCĐ + Tài sản lưu động thường xuyên

Có nghĩa là toàn bộ TSCĐ và một phần tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thừơng xuyên, phần còn lại của tài sản lưu động thừơng xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Ta có thể minh họa mô hình tài trợ vốn của công ty năm vừa qua qua mô hình sau: HÌNH 2.2.6: Mô hình tài trợ vốn TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ TSLĐ thường xuyên TSLĐ thường xuyên

Việc sử dụng mô hình tài trợ trên tương đối hợp lý, giúp công ty trong việc hạ thấp chi phí sử dụng vốn do sử dụng nhiều nguồn vốn tín dụng ngắn hạn; do đó việc sử dụng vốn trở nên linh hoạt hơn. Một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, mà đối với công ty thì tín dụng ngắn hạn là chủ yếu, tập chung vào vay nợ ngắn hạn, giúp công ty không chỉ tiết kiệm chi phí sử dụng vốn do chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn thừơng nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn vay dài hạn, đồng thời có thể tận dụng “tấm lá chắn thuế” nhiều hơn. Một phần tín dụng ngắn hạn được xem như là dài hạn thường xuyên, do đó mô hình này được công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác trên thực tế sử dụng, nó cần thiết cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và trung bình, mới tham gia vào thị trừơng hoặc chiếm thị phần còn nhỏ. Xét về tốc độ luân chuyển VLĐ, tốc độ chu chuyển hàng tồn kho tăng, kỳ hạn tồn kho bình quân giảm trong khi số vòng quay tăng; đồng thời tốc độ luân chuyển nợ phải thu cũng tăng do công ty áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt với khách hàng, giúp hạn chế vốn ứ đọng trong khâu lưu thông, đẩy nhanh số vòng quay nợ phải thu và giảm số ngày thu hồi nợ. Xét về hoạt động kinh doanh, qua những phân tích ở trên có thể thấy dòng thu nhập của công ty khá ổn định, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng đều đặn của doanh thu và lợi nhuận qua những năm gần đây, cùng với một lượng các đơn đặt hàng từ phía các khách hàng quen thuộc và truyền thống của công ty. Như vậy, một cách tổng quan thì việc sử dụng mô hình tài trợ trên khá phù hợp với tình hình hiện tại của công ty, điều này được chứng tỏ qua những kết quả mà công ty đã đạt được trong năm vừa qua.

Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình này, công ty cần có sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn, nhất là khi mức độ sử dụng vốn chủ hiện tại rất cao

thanh toán nợ ngắn hạn tăng, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ở mức thấp. Nguồn vốn thừơng xuyên của công ty lại hoàn toàn là vốn chủ sở hữu, không có nợ dài hạn, nguồn vốn thường xuyên này tạo ra mức độ an toàn cho công ty trong hoạt động kinh doanh về cơ bản;mặt khác, việc sử dụng hoàn toàn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho TSCĐ và một phần tài sản lưu động thừơng xuyên sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn so chi phí sử dụng vốn chủ lớn hơn chi phí sử dụng vốn vay, nếu công ty không sử dụng vốn chủ một cách có hiệu quả sẽ làm hiệu quả sử dụng cũng như hiệu suất sinh lời vốn chủ sở hữu giảm, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hạn chế chưa phát huy được tác dụng của đòn bẩy tài chính trong việc khuếch đại chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ. Chính vì vậy, công ty cần có chính sách sử dụng nguồn vốn đi chiếm dụng một cách tích cực hơn nữa, gia tăng các khoản có thể chiếm dụng được, bổ sung nguồn vốn bằng cách tăng vay dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn thay vì sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu, tăng cường mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh lương giang (Trang 101 - 105)