Tình hình VKD

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh lương giang (Trang 52 - 61)

Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2011 và 31/12/2012, ta xem xét tình hình biến động VKD năm 2012 của công ty qua

BẢNG 2.2.2.2 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN KINH DOANH NĂM 2012

Đvt: đồng

CHỈ TIÊU 31/12/2012 31/12/2011 Tăng giảm

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%)

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 22,948,879,010 60.04% 22,122,408,637 57.61% 826,470,373 2.43% 3.74%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2,764,428,863 12.05% 2,557,323,535 11.56% 207,105,328 0.49% 8.10%

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3,354,627,000 14.62% 3,424,463,866 15.48% -69,836,866 -0.86% -2.04%

1. Phải thu của khách hàng 3,354,627,000 3,424,463,866 -69,836,866 -2.04%

IV. Hàng tồn kho 14,973,131,101 65.25% 14,718,348,971 66.53% 254,782,130 -1.29% 1.73%

1. Hàng tồn kho 14,973,131,101 14,718,348,971 254,782,130 1.73%

V. Tài sản ngắn hạn khác 1,856,692,046 8.09% 1,422,272,265 6.43% 434,419,781 1.66% 30.54%

1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 434,438,341 23.40% 246,898,200 17.36% 187,540,141 6.04% 75.96%

3. Tài sản ngắn hạn khác 1,422,253,705 76.60% 1,175,374,065 82.64% 246,879,640 -6.04% 21.00%

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 15,271,860,065 39.96% 16,276,105,218 42.39% -1,004,245,153 -2.43% -6.17%

I. TSCĐ 13,198,285,065 86.42% 14,202,530,218 87.26% -1,004,245,153 -0.84% -7.07%

1. Nguyên giá 23,567,008,094 178.56% 22,543,512,239 158.73% 1,023,495,855 19.83% 4.54%

2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -10,368,723,029 78.56% -8,340,982,021 58.73% -2,027,741,008 19.83% 24.31%

II. Bất động sản đầu tư

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,000,000,000 13.10% 2,000,000,000 12.29% 0 0.81% 0.00%

1. Đầu tư tài chính dài hạn 2,000,000,000 2,000,000,000 0 0.00% 0.00%

IV. Tài sản dài hạn khác 73,575,000 0.48% 73,575,000 0.45% 0 0.03% 0.00%

2. Tài sản dài hạn khác 73,575,000 73,575,000 0 0.00%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 38,220,739,075 38,398,513,855 -177,774,780 -0.46%

Khái quát:

Qua bảng phân tích trên, nhận thấy, trong năm 2012, VKD của công ty đã có sự thay đổi cả về quy mô lẫn cơ cấu vốn:

-Về quy mô:

Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2012 đạt gần 38,221 tỷ đồng, giảm

khoảng 0,178 tỷ (tương đương với 0.46%) so với thời điểm cuối năm 2011. Nguyên nhân do có sự thay đổi về quy mô VCĐ và VLĐ.

+ VCĐ: tại thời điểm cuối năm 2012, VCĐ của công ty đạt 15,271,860,065 đồng giảm 1,004,245,153 đồng so với cuối năm 2011, tương ứng giảm 6.17 % làm cho VKD giảm một lượng tương ứng là 1,004,245,153 đồng. Nguyên nhân do trong năm 2012, công ty đã thanh lý một số TSCĐ không cần dùng nữa đồng thời cũng tiến hành đầu tư thêm TSCĐ mới đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra liên tục. Cùng với việc đưa TSCĐ vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cũng tiến hành hạch toán hao mòn TSCĐ theo nguyên tắc và phương pháp đã đăng ký. Trong khi giá trị đầu tư vào TSCĐ tăng một lượng tương đối nhỏ thì giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ tăng cao (tăng cao hơn tổng gái trị đầu tư TSCĐ) do đó, làm cho VCĐ giảm. Đây cũng là một trong những biện pháp công ty thực hiện nhằm thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh của mình trong điều kiện nền kinh tế chưa có dấu hiệu khả quan và phục hồi chậm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ VLĐ tại thời điểm cuối năm 2012 đạt 2,948,879,010 đồng, tăng 3.76 % so

với thời điểm cuối năm 2011, làm cho VKD tăng lên một lượng tương ứng là 826,470,373 đồng. Tỷ lệ tăng của VLĐ nhỏ hơn tỷ lệ giảm của VCĐ là nguyên nhân chính làm cho VKD giảm.

Quy mô VKD giảm là để thích ứng và là biện pháp an toàn đối với công ty trong tình hình nền kinh tế 2012. Thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh nhưng ở mức vừa phải vừa đảm bảo cho công ty duy trì năng lực sản xuất đủ để đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng đồng thời duy trì khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong việc chiếm lĩnh thị trường nhưng cũng đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Về cơ cấu:

Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi theo xu hướng đầu tư vào vốn luu động, tỷ trọng VLĐ cuối năm 2012 đạt 60.04% (tăng 2.43%) so với thời điểm cuối năm 2011. Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh là sản xuất, thương mại và dịch vụ (trong đó, thương mại được ưu tiên hơn) thì cơ cấu phân vổ vốn tập trung vào VLĐ như trên được coi là hợp lý. Năm 2012 là một năm khá khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp lớn và nhỏ, do đó việc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh của công ty là điều tương đối dễ hiểu.

+ VLĐ tại thời điểm cuối năm 2012 chiếm trên 60% tăng nhẹ so với thời điểm

cuối năm 2011. Cụ thể:

- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn trên 60%, mặc dù có xu hướng giảm nhẹ so với thời điểm cuối năm 2011 nhưng vẫn ở mức cao được coi là hợp lý khi quy mô sản xuất kinh doanh thu hẹp. Công ty dựa vào các đơn đặt hàng và các hợp đồng thương mại đã ký với khác hàng từ đó xây dựng kế hoạch dữ trữ hàng tồn kho hợp lý vừa đảm bảo tiến độ hợp đồng, đồng thời tránh sự biến động giá của trang thiết bị, phụ tùng vì không chỉ mua trong nước mà còn nhập khẩu từ nước ngoài. Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng có thể chấp nhận được.

- Tiền mặt tồn quỹ tăng nhưng không đáng kể đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ đến hạn.

- Nợ phải thu chiếm tỷ trọng 14.62% tại thời điểm cuối năm 2012 và có xu hướng giảm do công ty thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt với khách hàng, đẩy nhanh kỳ thu hồi nợ, giảm nguồn tiền bị chiếm dụng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế 2012 là điều cần thiết.

+ VCĐ chiếm tỷ trọng gần 40% và có xu hướng giảm so với thời điểm cuôi

năm 2011. Trong đó, đầu tư vào TSCĐ chiếm trên 80%. Công ty trong năm 2012 có đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị và nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời thanh lý một số máy móc cũ.

2.2.2.2 Tình hình nguồn VKD

Để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tổ chức, sử dụng VKD tại Công ty TNHH Lương Giang, ta xem xét tình hình nguồn VKD thông qua Bảng

BẢNG 2.2.2.2 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN NĂM 2012

Đvt: đồng

CHỈ TIÊU 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tỷ lệ

A - NỢ PHẢI TRẢ 10,810,093,528 28.28% 10,282,476,653 26.78% 527,616,875 1.50% 5.13%

I. Nợ ngắn hạn 10,810,093,528 10,282,476,653 527,616,875 5.13%

1. Vay ngắn hạn 6,750,000,000 62.44% 6,600,000,000 64.19% 150,000,000 -1.75% 2.27%

2. Phải trả cho người bán 1,920,220,133 28.45% 1,822,072,706 17.72% 98,147,427 10.73% 5.39%

3. Người mua trả tiền trước

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2,139,873,395 19.80% 1,860,403,947 18.09% 279,469,448 1.70% 15.02%

5. Phải trả người lao động

II. Nợ dài hạn

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 27,410,645,547 71.72% 28,116,037,202 73.22% -705,391,655 -1.50% -2.06%

I. Vốn chủ sở hữu 27,410,645,547 28,116,037,202 -705,391,655 0.00%

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 17,000,000,000 62.02% 17,000,000,000 60.46% 0 1.56% 2.57%

7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 10,410,645,547 37.98% 11,116,037,202 39.54% -705,391,655 -1.56% -3.94% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 38,220,739,075 38,398,513,855 -177,774,780 -0.46%

thành VKD cũng có sự thay đổi cả về quy mô lẫn cơ cấu.

- Về quy mô:

Năm 2012, công ty thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2012 đạt 38,220,739,075 đồng, giảm 0.46% tương ứng với số tuyệt đối giảm 177,774,780 đồng so với cuối năm 2011.

Cụ thể:

+ Nợ phải trả cuối năm 2012 đạt 10,810,093,528 đồng, tăng 527,616,875 đồng tương ứng tăng 1.5 % làm cho nguồn VKD tăng một lượng tương ứng. + Vốn chủ sở hữu cuối năm 2012 đạt 27,410,645,547 đồng, giảm 1.5 % so với cuối năm 2011, làm cho nguồn VKD giảm đi một lượng tương ứng.

- Về cơ cấu nguồn vốn:

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu luôn lớn hơn tỷ trọng nợ phải trả, tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm trong khi tỷ trọng nợ phải trả tăng về cuối năm. Mức độ tự chủ về tài chính của công ty luôn ở mức cao do nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn tự có, từ vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Tại thời điểm cuối năm 2012, trong khi vốn đầu tư chủ sở hữu không đổi thì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 1.56% làm cho vốn chủ sở hữu giảm. Nợ phải trả toàn bộ là nợ ngắn hạn. Trong đó, vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên 60% và giảm về cuối năm. Bên cạnh nguồn vốn tự có, công ty cũng được tài trợ vốn của một số ngân hàng như: ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VP Bank), ngân hàng quân đội (MB Bank). Việc tăng quy mô và tỷ trọng nợ phải trả so với tại thời điểm cuối năm 2011 giúp công ty tận dụng được lợi thế mà “tấm lá chắn thuế” mang lại, đồng thời cũng giảm chi phí sử dụng vốn. Tỷ trọng vốn chủ cao đảm bảo an

tích cực cảu đòn bẩy tài chính.

Để có thể đánh giá một cách khách quan về tình hình tài chính của công ty trong năm 2012, ta có thể xem xét một số chỉ tiêu được thể hiện trong

BẢNG 2.2.2.2 b TÌNH HÌNH TỰ TÀI TRỢ Chỉ tiêu Đơn vị tính 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 1. Hệ số nợ % 28.30% 26.80% 28.20% 2. Hệ số vốn chủ sở hữu % 71.70% 73.20% 71.80% 3. Hệ số tài trợ ngắn hạn % 46.48% 47.10% 44.02% 4. Hệ số tài trợ dài hạn % 172.74% 215% 177.93%

(Nguồn số liệu:Báo cáo tài chính công ty TNHH Lương Giang)

Qua bảng phân tích tình hình tự tài trợ của công ty tại ba thời điểm cuối năm 2010, 2011, 2012, có thể rút ra một vài nét như sau:

Cơ cấu phân bổ nguồn vốn của công ty trong ba năm vừa qua biến động không nhiều, tỷ trọng vốn chủ vẫn chiếm ưu thế hơn so với tỷ trọng nợ phải trả mặc dù đã có sự biến động qua các năm. So với năm 2010, tại thời điểm cuối năm 2011, cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi: tăng tỷ trọng vốn chủ và giảm tỷ trọng nợ phải trả. Tuy nhiên, năm 2012 lại biến động ngược chiều so với năm 2011 khi giảm tỷ trọng vốn chủ và tăng tỷ trọng vốn vay về cuối năm nhưng với sự thay đổi không đáng kể. nguồn vốn chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh được huy động từ vốn đầu tư do chủ sở hữu bỏ ra, mức độ tự chủ tài chính cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Năm 2012, sự thay đổi cơ cấu phân bổ nguồn vốn đã giúp công ty phần nào tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, khuếch đại ROE qua tác động của đòn bẩy tài chính dù không đáng kể. Khả năng tự tài trợ của công ty về dài hạn rất cao, cuối năm 2011, hệ số tự tài trợ dài hạn là 215 % còn tại thời điểm

năm 2010. Hệ số tự tài trợ dài hạn lớn hơn 1 và hệ số tự tài trợ ngắn hạn nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng huy động nguồn vốn dài hạn của công ty là khá dồi dào, không những tài trợ đủ cho phần nhu cầu tăng tài sản dài hạn mà còn tài trợ thêm được cả một phần tài sản ngắn hạn, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Như vậy, có thể đánh giá tình hình tài trợ của công ty khá ổn định.

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh lương giang (Trang 52 - 61)