Đánh giá chung về tình hình tổ chức và sử dụng VKD của công ty TNHH Lương Giang

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh lương giang (Trang 61 - 91)

TNHH Lương Giang

Năm 2012, công ty thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh đảm bảo sản xuất an toàn trong tình hình nền kinh tế khó khăn, tuy nhiên qua những phân tích ở trên dễ dàng nhận thấy kết quả kinh doanh trong năm 2012 khá khả quan và có nhiều biến chuyển tích cực. Đây được xem là cố gắng lớn của công ty TNHH Lương Giang trong việc duy trì và gia tăng hiệu quả kinh doanh trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ảm đạm. Kết quả khả quan trên là cơ sở để công ty tiếp tục phát triển trong các năm tiếp theo. Cơ cấu phân bổ vốn nghiêng về tỷ trọng VLĐ, và có xu hướng tăng về cuối năm, song với đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh và chính sách đầu tư của công ty thì cơ cấu này được coi là khá hợp lý. Tuy nhiên, cơ cấu phân bổ nguồn vốn sử dụng quá nhiều vốn chủ sở hữu một mặt giúp công ty duy trì mức độ tự chủ tài chính cao song với một tỷ trọng vốn chủ cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác trong ngành lại trở thành bất lợi đối với công ty, chi phí sử dụng vốn cao hơn nhiều so với việc sử dụng vốn vay đồng thời không tân dụng được tác động của đòn bẩy tài chính trong việc khuếch đại ROE khi mà công ty làm ăn có lãi như hiện nay.

2.2.3 Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ

một doanh nghiệp. một trong những biểu hiện của vốn cố đinh là thông qua TSCĐ- những tài sản được hình thành từ những đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra để tạo ra tư liệu sản xuất. do đó, thông qua việc đánh giá và xem xét tình hình trang bị TSCĐ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mức độ khai thác sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ mà ta có thể đánh giá được tình hình tổ chức và sử dụng VCĐ trong doanh nghiệp. TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng tài sản hiện có và giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của một doanh nghiệp sản xuất.

Với đặc điểm tổ chức đầu tư TSCĐ trong công ty TNHH Lương Giang là không có TSCĐ vô hình, ta sẽ tập chung xem xét TSCĐ hữu hình cả về nguyên giá và hao mòn lũy kế. Tỉ lệ khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng, căn cứ vào thời gian sử dụng ước tính của tài sản, phù hợp với tỷ lệ khấu hao đã được quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

Cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật

a. Nhà máy, cửa hàng, kho bãi:

Nhà máy sản xuất của Công ty tại Km 23 chiều Hải Phòng – Hà Nội, Quốc lộ 5, thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương được xây dựng từ 2009 và nâng cấp năm 2011.

- Diện tích nhà máy: 4000 m2 sàn có mái che, các hạ tầng điện, nước, thông gió

- Diện tích nhà trưng bày: 300 m2

- Diện tích khối văn phòng 200 m2

Thiết bị nâng hạ đảm bảo cho dự án đóng mới tàu, thuyền cao tốc tới 20 mét, trọng tải 30 tấn.

c. Công cụ dụng cụ:

- Khuôn sản xuất: 12 bộ khuôn sản xuất các loại tàu, thuyền

- Giá thi công cán dát và giá hoàn thiện đảm bảo năng suất 6 chiếc/ tháng với qui mô xuồng máy nhỏ đến 10 m

- Giá vận chuyển chuyên dùng kéo theo xe hoặc giá xếp hàng lên xe.

d. Dụng cụ, thiết bị quản lý: bao gồm máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị

điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt…

Cơ cấu TSCĐ

Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Tỷ lệ Tỷ trọng I, TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD 23,567,008,094 22,543,512,239 1,023,495,855 4.54%

1. Nhà cửa vật kiến trúc 4,385,267,084 18.61% 4,184,172,040 18.56% 201,095,044 4.81% 0.05%

2. Máy móc thiết bị 13,264,738,486 56.29% 12,629,477,458 56.02% 635,261,029 5.03% 0.26%

3. Phương tiện vận tải 5,282,548,229 22.42% 5,095,408,446 22.60% 187,139,783 3.67% -0.19%

4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 634,454,295 2.69% 634,454,295 2.81% - -0.12%

II, TSCĐ phúc lợi 0 0

III, TSCĐ chưa cần dùng 0 0

Tổng cộng 23,567,008,094 22,543,512,23

9

đó:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng 18.61% tăng 0.05 % so với cuối năm 2011

+ Thiết bị, dụng cụ quản lý chiếm tỷ trọng 2.69 % giảm 0.12 % so với thời điểm đầu năm

+ Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 56.29 % tăng 0.26% so với cuối năm 2011 + Phương tiện vận tải, truyền dẫn chiếm 22.42 % giảm 0.19 % so với cuối năm 2011

Có thể nhận thấy, cơ cấu TSCĐ tập trung chủ yếu là máy móc thiết bị trong khi nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ, đặc biệt là thiết bị dụng cụ quản lý. Đối với một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất các trang thiết bị phục vụ ngành hàng hải thì máy móc thiết bị đóng một vai trò hết sức quan trọng, nhất là khi tổng giá trị các sản phẩm của công ty rất lớn, đòi hỏi trình độ công nghệ tiên tiến với những ứng dụng khoa học và sự nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn và mẫu mã thì việc chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất là hoàn toàn hợp lý. Nhà xưởng, cửa hàng, kho bãi là nơi diễn ra hoạt động sản xuất, tồn trữ vật tư và là nơi trưng bày sản phẩm của công ty. Phương tiện vận tải truyền dẫn hỗ trợ công ty trong việc vận chuyển và giao hàng đến cho khách hàng cũng như vận chuyển trang thiết bị, linh kiện, phụ tùng đầu vào tập kết về kho bãi. Các thiết bị, dụng cụ quản lý mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu TSCĐ song lại giữ một vai trò nhất định giúp quản lý và điều hành công ty cũng như mọi hoạt động từ khâu sản xuất tới lưu thông, tạo điều kiện theo dõi và quản lý doanh nghiệp một cách chủ động và chặt chẽ.

201,095,044 đồng tương ứng tăng 4.81 %, máy móc thiết bị tăng 635,261,029 đồng tương ứng tăng 5.03 %, phương tiện vận tải, truyền dẫn tăng 187,139,783 đồng tương ứng 3.67% so với thời điểm cuối năm 2011 trong khi thiết bị, dụng cụ quản lý không có sự biến động. Trong năm 2012, công ty vẫn tiếp tục đầu tư mua sắm đổi mới TSCĐ như mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ khâu đóng xuồng vỏ Composite, bên cạnh thiết bị nâng hạ thủy đảm bảo cho các dự án đóng mới tàu thuyền có trọng tải trên 30 tấn, nhằm gia tăng năng suất lao động của bộ phận phân xưởng sản xuất nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các đơn đặt hàng đồng thời cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ tránh tình trạng lỗi thời về máy móc và công nghệ đóng xuồng, thuyền, cano so với các doanh nghiệp khác. Đồng thời, do việc phân phối các sản phẩm đến nơi tiêu thụ rộng lớn hầu như tới các tỉnh thành trên mọi miền đất nước, số lượng khách hàng ngày càng tăng do đó, công ty quyết định đầu tư thêm phương tiện vận tải phục vụ cho việc vận chuyển và giao hàng đúng thời gian và địa điểm đã ký hợp đồng. Nhà cửa vật kiến trúc bao gồm: nhà máy, nhà trưng bày, kho vật tư, khối văn phòng và khu đất trống đã đổ bê tông được xây dựng từ năm 2009 và được nâng cấp vào năm 2011, đến năm 2012, công ty đã tiến hành sửa chữa và nâng cấp lại nhà máy tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, đồng thời trang bị thêm một số vật kiến trúc làm tăng nguyên giá của nhóm này lên 4.81% so với thời điểm cuối năm 2011. nh doanh chính từ đó xây dựng cơ cấu TSCĐ hợp lý, với những TSCĐ là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho quá trình sản xuất.

Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ

trạng kỹ thuật của TSCĐ hiện có trong công ty trong năm qua như sau:

Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ hiện có trong công ty tại thời điểm cuối năm 2012 có nhiều biến động so với thời điểm đầu năm theo chiều hướng không mấy tích cực. Nguyên nhân do trong năm 2012, cùng với việc thu hẹp quy mô, công ty vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới và nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ, tuy nhiên tỷ lệ tăng của đầu tư nhỏ hơn rất nhiều so với hao mòn lũy kế. Nếu tỷ lệ tăng đầu tư TSCĐ chỉ tăng 4.54 % so với thời điểm đầu năm thì hao mòn lũy kế tăng 24.3 %, đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tính tích cực về tình trạng kỹ thuật TSCĐ trong năm 2012. Hệ số hao mòn toàn bộ tài sản tại thời điểm cuối năm 2012 là 44 % tăng 7 % so với thời điểm đầu năm là 37 %. Hệ số hao mòn ở mức trung bình, cho thấy năng lực còn có thể khai thác ở mức tương đối. Một phần, do trong năm 2011, bên cạnh những TSCĐ đang sử dụng, công ty đã tiến hành nâng cấp một số nhà xưởng, cửa hàng, kho bãi và một số TSCĐ khác cần thiết được đầu tư mua sắm làm tăng

BẢNG 2.2.3.1 b HỆ SỐ HAO MÒN TSCĐ

Đvt: Đồng

Loại TSCĐ

Nguyên giá Hao mòn lũy kế Hệ số hao mòn Nguyên giá Hao mòn lũy kế I, TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD 23,567,008,09

4 22,543,512,239

1. Nhà cửa vật kiến trúc 4,385,267,084 -2,000,354,324 45.62% 4,184,172,040 -1,601,592,063

2. Máy móc thiết bị 13,264,738,486 -6,231,524,139 46.98% 12,629,477,458 -4,959,159,088

3. Phương tiện vận tải 5,282,548,229 -2,040,468,463 38.63% 5,095,408,446 -1,695,257,828

4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 634,454,295 -96,376,103 15.19% 634,454,295 -84,973,042

II, TSCĐ phúc lợi 0 0

III, TSCĐ chưa cần dùng 0 0

Tổng cộng 23,567,008,094 -10,368,723,029 44% 22,543,512,239 -8,340,982,021

tăng, đó là nguyên nhân làm cho hệ số hao mòn toàn bộ TSCĐ cuối năm 2012 cao hơn so với đầu năm. Tuy nhiên, với những nguyên nhân trên, có thể đánh giá tình trạng kỹ thuật TSCĐ của công ty năm 2012 ở mức trung bình.

Để có cái nhìn cụ thể và khách quan hơn, ta đi đánh giá và xem xét chi tiết tình trạng kỹ thuật của từng nhóm TSCĐ hiện có trong công ty như sau:

Nhà cửa, vật kiến trúc:

Nhóm TSCĐ này có hệ số hao mòn tại thời điểm cuối năm là 45.62 % tăng 7.34 % so với đầu năm. Giá trị còn lại của nhóm này cuối năm 2012 là 2,384,912,760 đồng, chiếm tỷ trọng 18.07 % trong tổng gái trị còn lại của toàn bộ TSCĐ. Nhà máy sản xuất của công ty tại tỉnh Hải Dương với diện tích 4000 m2 được xây dựng mới trên nền cũ năm 2009 và được nâng cấp năm 2011. Các nhà trưng bày, kho bãi vật tư, khối văn phòng cũng được xây dựng từ ngày công ty bắt đầu tự hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến hành khai thác địa bàn năm 2006. Chính vì vậy, nhóm TSCĐ này năng lực còn có thể khai thác ở mức khá cao. Tuy nhiên, trong nhóm này, công ty có một khoảng đất trống với diện tích 2000m2 đã được đổ bê tông. Khoảng đất trống này có diện tích khá lớn nhưng chỉ sử dụng cho việc làm bãi dỡ vật tư, trang thiết bị khi nhập kho, và một số hoạt động khác của công ty. Như vậy, có thể đánh giá, việc khai thác phần diện tích đất trống này của công ty chưa được đánh giá quan trọng dẫn đến không hiệu quả, làm tăng hệ số hao mòn chung của nhóm tài sản này đồng thời giảm năng lực sản xuất chung của nhóm.

Máy móc, thiết bị:

Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là thiết bị nâng hạ thủy tàu thuyền có trọng tải trên 30 tấn và thiết bị lắp ráp, sản xuất vỏ xuồng, tàu. Tại thời điểm cuối năm 2012, hệ số hao mòn của nhóm TSCĐ này là 46.98 % tăng 7.71 % so với thời điểm đầu năm. Hệ số hao mòn này cao hơn hệ số trung bình toàn bộ TSCĐ (là 44%) nghĩa là năng lực còn có thể khai thác của nhóm

toàn bộ TSCĐ.

Phương tiện vận tải, truyền dẫn:

Tính đến cuối năm 2012 thì giá trịc còn lại của nhóm TSCĐ này là 3,242,079,765 đồng chiếm tỷ trọng 24.56 % trong tổng giá trị còn lại của TSCĐ với hệ số hao mòn là 38.63 % cao hơn mức hao mòn trung bình toàn bộ tài sản và tăng 5.36 % so với thời điểm đầu năm. Năng lực sản xuất còn có thể khai thác được ở nhóm tài sản này khá cao, cao hơn mức trung bình toàn bộ tài sản.

Thiết bị, dụng cụ quản lý:

Nhóm tài sản này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng TSCĐ hiện có trong công ty. Giá trị còn lại tại thời điểm cuối năm 2012 là 538,078,192 đồng chỉ chiếm 4.08 % tổng giá trị còn lại toàn bộ tài sản. Hệ số hao mòn của nhóm tài sản này cũng thấp nhất 15.19 % tính đến cuối năm, tăng 1.8 % so với đầu năm. Nhóm tài sản này là các máy tính, phần mềm quản lý trong khối văn phòng của công ty. Năng lực sản xuất còn có thể khai thác sử dụng của nhóm tài sản này còn tương đối cao, cao hơn rất nhiều so với năng lực còn lại có thể khai thác của toàn bộ tài sản. Công ty cần tận dụng và khai thác có hiệu quả hơn nhóm tài sản này.

2.2.3.2 Hiệu suất sử dụng VCĐ

Để đánh giá tình hình tổ chức và sử dụng VCĐ tại Công ty TNHH Lương Giang trong năm 2012 một cách cụ thể ta đi xem xét hiệu quả sử dụng VCĐ được thể hiện trên Bảng 2.2.3.2a Hiệu suất sử dụng VCĐ

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối (%)

1. Doanh thu thuần Đồng 140,958,764,300 110,569,129,524 30,389,634,77

6 27.48%

2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Đồng 9,452,037,153 7,891,347,900 1,560,689,253 19.78%

3. VCĐ bình quân Đồng 15,773,982,642 14,507,418,353 1,266,564,289 8.73%

4. Nguyên giá TSCĐ bình quân Đồng 23,055,260,167 18,377,972,594 4,677,287,573 25.45%

5. Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình Đồng 13,700,407,642 13,470,630,853 229,776,789 1.71%

5. Hiệu suất sử dụng VCĐ % 8.94 7.62 1.32 17.32%

6. Hiệu suất sử dụng TSCĐ % 6.11 6.02 0.09 1.50%

7. Hàm lượng VCĐ Đồng 0.112 0.131 -0.02 -14.50%

8. Hệ số huy động VCĐ % 87% 93% -6% -6.46%

Giang năm 2012 nhìn chung đều tăng so với cùng kỳ năm trước, ngoại trừ chỉ tiêu hàm lượng VCĐ. Cụ thể:

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ:

Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2012 của công ty đạt 8.94 có nghĩa cứ mỗi một đồng VCĐ công ty bỏ ra đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ mang lại 8.94 đồng doanh thu thuần, tăng 1.31 đồng so với cùng kỳ năm trước tương ứng với tỷ lệ tăng 17.25 %. Hiệu suất sử dụng VCĐ là chỉ tiêu bị ảnh hưởng bởi các nhân tố là doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh và VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ. Trong năm 2012, công ty tiến hành thu hẹp quy mô kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế khó khăn với những biến động ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tiêu thụ, tuy nhiên doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn được duy trì và đảm bảo nhờ số lượng các đơn đặt hàng đã ký kết trước đó cùng với việc thực hiện các chính sách thu hút khách hàng. Năm 2012, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 27.48 % trong khi VCĐ tăng với tỷ lệ không đáng kể mà chủ yếu do tăng đầu tư đổi mới TSCĐ là 8.73 %. Tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng của VCĐ làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ so với năm 2011 tăng. Việc thu hẹp

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh lương giang (Trang 61 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w