Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh lương giang (Trang 27 - 38)

Vòng quay toàn bộ VKD:

Vòng quay toàn bộ VKD =

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, VKD của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay toàn bộ vốn càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyên VKD càng nhanh và ngược lại. Khi doanh nghiệp đẩy nhanh số vòng quay toàn bộ vốn sẽ tạo ra lợi thế kinh doanh, tăng hiệu suất sử dụng vốn. Cùng với một lượng VKD bỏ ra là như nhau, nếu doanh nghiệp nào có số vòng quay vốn cao hơn, đồng nghĩa với tốc độ luân chuyển vốn cao hơn sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thu được kết quả kinh doanh cao hơn, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn hơn.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE):

ROAE=

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD: một đồng VKD bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiều đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt không kể vốn đó được hình thành từ nguồn nào, góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư cảu doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD (TSV)

TSV =

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng VKD trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Tỷ suất sinh lời tài chính (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD) ROA:

ROA =

Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng VKD bỏ ra trong kỳ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ (ROE):

ROE =

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu

hướng tích cực. thực tế thì tỷ suất sinh lời vốn chủ sẽ thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và không phải lúc nào tỷ suất này cao cũng là điều tốt cho doanh nghiệp.

1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD

Ba câu hỏi mà bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải trả lời khi bước vào sân chơi của những nhà kinh doanh đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất bao nhiêu? Mỗi sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của khách hàng là một tấm lá phiếu bằng tiền quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cuộc chơi của những người làm kinh doanh không đơn thuần chỉ trả lời ba hỏi đó nữa mà còn đòi hỏi doanh nghiệp nào muốn trụ lại và phát triển phải có những đột phá trong công nghệ, trong sản phẩm, trong chất lượng dịch vụ cung cấp… Sân chơi ngày càng khốc liệt hơn, kẻ thắng tiếp tục đứng vững và ngày càng bành trướng thị trường còn kẻ thua cuộc sẽ nhận thất bại và cay đắng chìm trong vũng bùn đổ nát chấm dứt sự nghiệp của mình. Thương trường như chiến trường, vì vậy, một doanh nghiệp khôn ngoan là doanh nghiệp biết tận dụng những điểm mạnh, cơ hội của mình, biết tổ chức, quản lý và sử dụng những nguồn lực sẵn có một cách tốt nhất. Một trong những công cụ mà doanh nghiệp nào biết tận dụng sẽ trỏ thành lợi thế và điểm tựa vững chắc cho sự lớn mạnh và phát triển sau này đó là nâng cao hiệu quả sử dụng VKD- một nguồn lực mà đối với doanh nghiệp nào cũng là điều kiện tiên quyết hàng đầu.

Hiệu quả sử dụng VKD là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào dù là loại hình gì, kinh doanh trong lĩnh vực nào dều tìm mọi cách để không ngừng tăng quy mô lãi, tối thiểu các khoản chi phí bỏ ra. Hay nói cách

khác là tạo ra dòng lợi nhuận cao nhất từ những đồng vốn bỏ ra ít nhất. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là vô cùng cần thiết xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, hiệu quả sử dụng VKD ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh

doanh. Cùng quy mô và các điều kiện khác như nhau nhưng nếu doanh nghiệp nào biết quản lý và sử dụng vốn hiệu quả hơn có nghĩa là đẩy nhanh được vòng quay vốn, tăng tốc độ chu chuyển vốn, để vốn vận động một cách liên tục, han chế ứ đọng vốn, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn… thì đó sẽ là động lực và đòn bẩy mạnh mẽ cho việc tăng lợi nhuận, giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, hiệu quả sử dụng VKD là một trong những lợi thế cạnh tranh đặc

biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Sử dụng hiệu quả VKD sẽ là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp có thể đi tắt đón đầu, không ngừng bành trướng thị trường, làm chủ các kênh phân phối sản phẩm, khắc họa sản phẩm trong tâm trí khách hàng một cách tốt nhất. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã thành công.

Thứ ba, xuất phát từ thực trạng tình hình nền kinh tế Việt Nam trong năm

2012 khá ảm đạm, đối mặt với tình trạng phá sản và giải thể của hàng loạt doanh nghiệp. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là các doanh nghiệp phải tự cứu sống mình chứ không được trông chờ vào những gói cứu trợ của Nhà nước. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết và cốt yếu là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.2.4 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD

Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay thì việc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế được tôn trọng nhưng vai trog quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo. Một mặt với các chính sách kinh tế, tài chính như các chính sách khuyến khích đầu tư và những vùng, ngành kinh tế trọng điểm hay những vùng ngành cần phát triển; các chính sách về thuế; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hay các chế độ tài chính khác như chế độ khấu hao TSCĐ….có tác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Các chính sách này tạo ra khung pháp lý giúp các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động kinh doanh đúng theo pháp luật, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội.

Tình trạng của nền kinh tế:

Doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là một thành phần của nền kinh tế, tình trạng cũng như các yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghệp. Một nền kinh tế tăng trưởng khỏe mạnh, với những dấu hiệu tích cực sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tích lũy vốn để đầu tư và tái sản xuất mở rộng. những cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thong cận tải, hệ thống thông tin liên lạc,… nếu phát triển sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí, mở rộng địa bàn, kênh phân phối sản phẩm, … Ngược lại, một nền kinh tế đầy những biến động bất thường với những bất ổn của chính trị, khủng hoảng kinh tế, lạm phát, suy thoái…hay hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư hay

ra quyết định mở rộng sản xuất. Tốt hơn hết là doanh nghiệp cần nhanh chóng thoái vốn đầu tư, đảm bảo an toàn đợi khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục thì mới tiếp tục bỏ vốn.

Lãi suất thị trường:

Lãi suất thị trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nó quyết định đến việc lựa chọn phương thức huy động vốn từ nguồn vốn vay, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất còn ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng mà điều này ảnh hưởng đến quyết định sản xuất cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, số tấm lá phiếu bằng tiền họ bỏ ra để mua sản phẩm của doanh nghiệp giảm đi nhanh chóng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần thu hẹp quy mô kinh doanh, thoái vốn đầu tư vào sản xuất và ngược lại.

Yếu tố lạm phát:

Lạm phát có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Lạm phát luôn đi cùng với tăng trưởng. Một nền kinh tế phát triển luôn đi kèm với yếu tố lạm phát, nhưng lạm phát phải ở mức độ chấp nhận được. Lạm phát quá cao sẽ đẩy giá bán của doanh nghiệp cũng như giá các yếu tố đầu vào tăng cao gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Đầu vào gặp biến động về giá còn đầu ra lại gặp khó khăn trong việc giải quyết thị trường làm cho tình tạng tài chính cảu doanh nghiệp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp cần thiết nhanh chóng thoái vốn thì nguy cơ thất thoát vốn là không thể tránh khỏi vì nhu cầu về VKD tăng lên trong khi kết quả kinh doanh lại không ổn định.

Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính:

Hoạt động của doanh nghiệp luôn gắn liền với hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống trung gian tài chính. Doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn tài trợ từ thị trường tài chính đồng thời cũng có thể đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi của mình vào các lĩnh vực khác nhau để sinh lời. sự phát triển của thị trường tài chính tạo điều kiện đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa phương thức huy động vốn từ đó tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận những nguồn tài trợ có chi phí thấp hơn, tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Rủi ro trong kinh doanh:

Đây là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ quyết định đầu tư nào của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận đạt được vì ở đâu tỷ suất sinh lời càng cao thì rủi ro càng lớn, vì vậy việc lựa chọn phương thức huy động vốn cũng như quyết định đầu tư sử dụng vốn phải được xem xét cẩn trọng cân nhắc để hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất trong điều kiện rủi ro chấp nhận được.

1.2.4.2 Những nhân tố chủ quan

Trình độ quản lý và tư duy nhà quản trị cũng như trình độ tay nghề của người lao động:

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức huy động cũng như cách thức sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Nếu người quản trị biết xác định đúng nhu cầu vốn, lựa chọn đúng phương thức huy động tài trợ vốn cho phương án đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng những ưu điểm mà nguồn tài trợ đó mang lại đồng thời giảm chi phí sử dụng

vốn. đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn tay nghề được đào tạo sẽ giúp tăng năng suất lao động, khai thác có hiệu quả tài sản, nâng cao hiệu quả sản xuất và cắt giảm chi phí. Từ đó giúp cho việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh tình trạng lãng phí hay thất thoát vốn. Như vậy, việc xây dựng một chế độ đãi ngộ tốt đối với người lao động là điều cần thiết, khuyến khích người lao động tích cực sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao mang lại lợi nhuận cao đồng thời sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Sự hợp lý giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn:

Một cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu vốn mà doanh nghiệp vừa có thể tối đa hóa lợi nhuận đạt được vừa tối thiểu hóa chi phí phải bỏ ra. Xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý là điều mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Tùy vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật ngành nghề kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cơ cấu vốn sao cho có thể khai thác, phân bổ và sử dụng mọi nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tạo ra lợi nhuận cao nhất từ những đồng vốn bỏ ra ít nhất.

Chu kỳ sản xuất kinh doanh:

Chu kỳ sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ kinh doanh càng được rút ngắn thì số vòng quay vốn càng nhiều, tốc độ luận chuyển vốn càng cao nghĩa là đồng vốn bỏ ra sinh lời được càng nhiều, vốn được khai thác sử dụng càng hiệu quả. Ngược lại, chu kỳ kinh doanh càng kéo dài thì rủi ro trong kinh doanh càng lớn, vốn thu hồi chậm và có thể mất vốn, thất thoát vốn thậm chí không thu hồi được.

1.2.5 Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì việc tổ chức quản lý và sử dụng VKD một cách có hiệu quả trở thành vấn đề quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Để VKD luôn phát huy hết vai trò của nó trong quá trình luân chuyển, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính sách đầu tư, quản lý và sử dụng tài sản một cách có hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kịnh doanh. Tùy vào từng điều kiện cụ thể về tình hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp áp dụng cho mình những biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

 Chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh cũng như điều kiện tài chính của doanh nghiệp.

 Đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư dựa trên việc xem xét tình hình kinh doanh hiện tại, tính khả thi của dự án đầu tư, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng và các cơ hội đầu tư trong tương lai, đồng thời thẩm định dự án đầu tư một cách khách quan để ra quyết định đầu tư mang tính chiến lược cho doanh nghiệp. Từ đó ra quyết định lựa chọn phương thức huy động vốn cho dự án đầu tư đó, đảm bảo đầu tư hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu hồi vốn nhanh và mang lại lợi ích trong tương lai.

 Thực hiện chặt chẽ việc theo dõi, quản lý những tài sản hiện có trong doanh nghiệp. Theo dõi chi tiết những tài sản về mức độ khai thác sử dụng, mức độ hao mòn. Lập hồ sơ chi tiết cho từng tài sản, giám sát việc sử dụng tài sản, có những biện pháp sửa chữa bảo dưỡng đối với tài sản nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Thường xuyên kiểm kê, đánh giá lại tài sản cuối kỳ, gắn trách nhiệm sử dụng tài sản với từng bộ phận trong doanh nghiệp. Tổ chức tốt

từ khâu lập kế hoạch sản xuất tới khâu sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất, các bộ phận trong doanh nghiệp,

 Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý. Chi phí khấu hao TSCĐ được coi là chi phí hợp lý khi xác định kết quả kinh doanh, do đó cần phải lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý nhằm đảm bảo thu hồi đủ và kịp thời số vốn đầu tư hình thành TSCĐ bỏ ra ban đầu. Đồng thời sử dụng quỹ khấu hao hợp lý trong việc tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

 Chủ động áp dụng khoa học công nghệ, thực hiện tốt hiện đại hóa TSCĐ, thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất… tăng cường năng lực sản xuất của TSCĐ, tạo cơ sở nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh lương giang (Trang 27 - 38)

w