Đánh giá tình hình thu tiền thuê đất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 78 - 81)

Việc nộp tiền thuê đất của các tổ chức kinh tế đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất, về cơ bản đều chấp hành việc nộp tiền thuê đất vào ngân sách Nhà nƣớc theo quy định, số tiền thuê đất các đơn vị đã nộp qua các năm nhƣ sau: năm 2008 là 1.828.450.000 đồng, năm 2009 là 3.721.809.000, năm 2010 là 3.685.171.000 và năm 2011 là 10.095.085.000 đồng. Hiện nay còn 8 tổ chức đã đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất để thực hiện dự án, nhƣng lại chƣa nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật, với số tiền là 269.102.174 nghìn đồng.

Tổng hợp tình hình thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các tổ chức kinh tế giai đoạn 2008-2010 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.15.Tổng hợp tình hình thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các tổ chức kinh tế giai đoạn 2008-2011 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Đơn vị tính: 1000 đồng

TT Tên xã, phƣờng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng cộng

Giao đất Thuê đất Giao đất Giao đất Giao đất Thuê đất Giao đất Thuê đất Giao đất Thuê đất

Tổng 3.283.200 1.828.450 5.593.843 3.721.809 1.459.243 3.685.171 456.829 10.095.085 10.793.115 19.330.515 1 Phƣờng Phan Thiết 405.957 652.413 640.788 1.579.709 3.278.867 2 Phƣờng Tân Quang 3.283.200 395.835 5.593.843 650.445 574.764 1.426.530 8.877.043 3.047.573 3 Phƣờng Minh Xuân 722.460 1.409.068 1.455.330 2.686.981 6.273.839 4 Phƣờng Nông Tiến 47.572 153.685 153.85 715.014 1.069.955 5 Phƣờng Hƣng Thành 70.687 162.984 162.984 455.001 851.656 6 Phƣờng Ỷ La 53.943 53.943 7 Phƣờng Tân Hà 1.459.243 53.629 1.512.872 8 Xã Tràng Đà 185.941 225.166 225.166 445.611 1.081.885 9 Xã An Tƣờng 428.398 415.322 2.644.651 3.488.371 10 Xã Đội Cấn 9.450 26.933 38.475 74.858 11 Xã Thái Long 12 Xã An Khang 6.720 6.720 7.200 20.640 13 Xã Lƣỡng Vƣợng 23.480 23.480 403.200 41.970 403.200 88.930

3.5. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sử dụng đất đã giao cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua còn một số bất cập, thƣờng xuyên thay đổi và còn bị chồng chéo không thống nhất giữa các văn bản đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả việc thực hiện các thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất.

- Luật Đất đai 2003 đƣa ra 2 cơ chế để tạo đất cho dự án đầu tƣ: Nhà nƣớc thu hồi đất, nhà đầu tƣ tự thoả thuận với ngƣời đang sử dụng đất. Một số dự án không thuộc trƣờng hợp nhà nƣớc thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Đất đai, chủ đầu tƣ phải tự thỏa thuận để nhận quyền sử dụng đất theo khoản 2 Điều 40 Luật Đất đai. Trong quá trình thực hiện, nhiều nhà đầu tƣ ngao ngán vì có ngƣời thoả thuận đƣợc có ngƣời không, diện tích nhận chuyển nhƣợng thì xôi đỗ, không xây dựng đƣợc hạng mục công trình nào; dẫn đến dự án “treo”. Việc xử lý dự án “treo” gặp nhiều khó khăn về cơ chế tài chính.

- Tình hình khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh đến tình hình phát triển kinh tế của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

- Do cơ chế chính sách của Nhà nƣớc tuy đã có sự điều chỉnh nhƣng chƣa phù hợp, nhất là chính sách tiền tệ, kinh doanh vàng, ngoại tệ. Các ngân hàng thƣơng mại quản lý chặt chẽ đồng tiền, tăng lãi xuất tiền vay và hạn chế cho vay nên các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trƣớc những khó khăn về vốn.

- Kinh phí phục vụ cho việc xử lý ô nhiễm môi trƣờng lớn.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến chính sách pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trƣờng còn hạn chế, chƣa sâu rộng, nhận thức của một bộ phận nhân dân, tổ chức chƣa thực sự đầy đủ dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trƣờng chƣa nghiêm, còn có vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trƣờng.

- Cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số nơi còn buông lỏng, chƣa nhận thức hết vai trò trách nhiệm của mình đối với công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, bảo vệ môi trƣờng, còn có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm, coi công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn nên ít quan tâm chỉ đạo, chƣa huy động hết sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc.

- Quy hoạch sử dụng đất chất lƣợng chƣa cao, thiếu tính ổn định, tính thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực.

- Nguồn kinh phí đầu tƣ cho công tác đo đạc bản đồ và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, đầu tƣ trang thiết bị và điều kiện làm việc còn hạn chế.

- Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn đặc biệt là ở cấp xã còn hạn chế, còn có biểu hiện nhũng nhiễu, phiền hà, phức tạp trong giải quyết công việc gây nhiều bức xúc trong dƣ luận.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai, bảo vệ môi trƣờng của cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp chƣa thƣờng xuyên, việc xử lý vi phạm sau thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, chƣa triệt để, hiệu quả chƣa cao, một số vụ việc vi phạm còn để kéo dài chƣa đƣợc giải quyết.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)