Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 50 - 94)

a) Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 11.921 ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp: 8.056,46. ha, chiếm 67,5 % diện tích tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp: 3.554,82 ha, chiếm 29,8 % diện tích tự nhiên; nhóm đất chƣa sử dụng: 309,72 ha, chiếm 2,6 % diện tích tự nhiên. Diện tích, cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính nhƣ hình 3.1 và bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2011

TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 11.921,00 100,00

1 Đất nông nghiệp 8.056,46 67,58

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.017,50 33,70

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 2.541,88 0,001

Trong đó đất trồng lúa 1.525,37 12,80

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.475,62 0,001

1.2 Đất lâm nghiệp 3.852,63 32,32

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 151,83 1,27

1.4 Đất nông nghiệp khác 34,5 0,29

2 Đất phi nông nghiệp 3.554,82 29,82

2.1 Đất ở 710,67 5,96

2.2 Đất chuyên dùng 1.999,17 16,77

2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 6,19 0,05

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 35,82 0,001

2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 791,16 6,64

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 11,81 0,001

3 Đất chƣa sử dụng 309,72 2,60

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng 24,12 0,20

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 68,87 0,58

Hình 3.2. Cơ cấu các nhóm đất chính thành phố Tuyên Quang năm 2011

(Nguồn:Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang - Kết quả thống kê đất đai năm 2011)

Theo nguồn gốc phát sinh và tính chất đất, thì trên địa bàn thành phố Tuyên Quang có những nhóm đất chính nhƣ sau:

* Theo nguồn gốc phát sinh của đất:

- Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm (Pb) có ở khu vực ven sông, suối, thung lũng là đất trầm tích, lũ tích bồi tụ, có thành phần cơ giới, đất thịt nhẹ pha cát, thịt vừa và nặng tập trung chủ yếu ở hai xã Nông Tiến, Hƣng Thành và xã Thái Long.

- Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm (P) đƣợc phân bố chủ yếu ở phƣờng Ỷ La và các xã: An Khang, An Tƣờng, Thái Long, Đội Cấn.... thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ và thịt vừa.

- Đất phù sa Gley chiếm diện tích lớn đƣợc phân bố chủ yếu ở các phƣờng Ỷ La, Tân Hà, Phan Thiết, Tân Quang và Hƣng Thành, loại đất này có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý cao, chặt, bí mùn ở tầng mặt khá cao, có khả năng cho năng suất cây trồng cao.

Ngoài ra còn có các loại đất khác chiếm tỷ lệ rất thấp nhƣ đất xám bạc màu, đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất tập trung chủ yếu ở hai xã Nông Tiến, Tràng Đà.

* Theo tính chất đất:

- Đất phù sa ngòi suối (Py) đƣợc phân bổ dọc theo các triền sông, suối, đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của địa hình, đá mẹ và độ che phủ thực vật xung quanh. Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dƣỡng trung bình. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm; loại đất này phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Thái Long.

8.056 (67%) 3.555 (30%)

309 (3%)

Nhóm đất nông nghiệp

Nhóm đất chƣa sử dụng Nhóm đất phi nông nghiệp

- Đất dốc tụ trồng lúa nƣớc đƣợc phân bổ xen kẽ, rải rác, luồn lỏi ở khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dƣỡng.

b)Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt: Thành phố Tuyên Quang nằm ở hạ lƣu sông Lô, sông Gâm và có bốn (04) ngòi lớn là: Ngòi Cơi, Ngòi Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục nên có ảnh hƣởng chế độ thủy văn của các sông, ngòi đó. Ngoài ra trên địa bàn thành phố có khoảng 23 hồ chứa với tổng diện tích 68,35 ha, là nguồn cung cấp nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã, phƣờng đồng thời còn là tiềm năng để phát triển thủy sản.

- Tài nguyên nƣớc ngầm: Nguồn nƣớc ngầm khá phong phú, có ở khắp địa bàn. Nƣớc ngầm đều có chất lƣợng, đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Điều kiện khái thác dễ dàng đáp ứng yêu cầu cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân và khai thác quy mô công nghiệp.

Nhận định chung về tài nguyên nƣớc mặt của thành phố Tuyên Quang vào loại trung bình của lãnh thổ phía Bắc nƣớc ta, tiềm năng nƣớc mặt lớn gấp nhiều lần yêu cầu nƣớc sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và nguồn nƣớc mặt là nguồn nƣớc chính cung cấp cho thành phố trong tƣơng lai; nguồn nƣớc ngầm dồi dào và chất lƣợng tốt

c) Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2011, đất lâm nghiệp của thành phố Tuyên Quang có 3.852,63 ha, chiếm 32,3 % diện tích tự nhiên của thành phố và 0,9 % đất lâm nghiệp trong toàn tỉnh, trong đó:

- Đất rừng sản xuất: 3.104,3 ha, chiếm 26,0 % diện tích tự nhiên của thành phố. - Đất rừng phòng hộ: 748,33 ha, chiếm 6,3 % diện tích tự nhiên của thành phố.

d) Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đến năm 2010 có xét đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 24/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các tài liệu của Đoàn Địa chất 109, Liên đoàn Bản đồ 207 công bố năm 1994 - 1995 và tài liệu của các Bộ, ngành liên quan, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau:

Mỏ đá vôi xi măng, mỏ đất sét xi măng: Xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang. Mỏ Barit, mỏ Pyrit trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

Cát, sỏi, cuội lòng sông Lô thuộc phƣờng Hƣng Thành, Nông Tiến, Tân Hà, Tân Quang, Minh Xuân và xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang.

đ)Tài nguyên du lịch

Trên địa bàn thành phố có các di tích lịch sử đã đƣợc Nhà nƣớc, tỉnh công nhận, xếp hạng và nhiều điểm di tích danh thắng khác nhƣ: thành Nhà Mạc, Đền Hạ, Đền Thƣợng, chùa An Vinh, Đền Mỏ Than, Đền Cấm, suối Đát, Núi Dùm, Chùa Hang… là những điểm thu hút khách du lịch, tham quan, lễ hội mỗi khi đến Tuyên Quang.

Những năm gần đây thành phố Tuyên Quang đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc biết đến qua lễ hội đƣờng phố của thành phố Tuyên Quang là một hoạt động văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, lễ hội mới đƣợc hình thành và phát triển, đây là hoạt động văn hóa hoàn toàn xuất phát từ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Lễ hội diễn ra vào trung thu, với các hoạt động: làm đèn, hình thu các con vật, các địa danh nhƣ Thành nhà Mạc, núi Thổ sơn, lán Là Nừa...để rƣớc trên các hè phố, bên cạnh đó là hoạt động múa dân gian nhƣ đám cƣới chuột, múa Lân,... và cả nhảy, múa hiện đại. Hiện nay, đây là hoạt động văn hóa đƣợc nhân dân thành phố Tuyên Quang yêu thích và hƣởng ứng.

e) Tài nguyên nhân văn

Các dân tộc sinh sống trên địa bàn thành phố gồm chủ yếu 08 dân tộc (Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Hoa, Mông, Sán Chấy), trong đó dân tộc kinh chiếm tỷ lệ nhiều nhất; ít nhất là dân tộc thiểu số Sán Chấy. Mỗi dân tộc trên đều có những bản sắc và truyền thống văn hoá riêng, do đó đã tạo nên nền văn hoá đa dạng, có những nét độc đáo.

Thành phố Tuyên Quang là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh, nên tập trung phần lớn đội ngũ những nhà khoa học, cán bộ quản lý, đồng thời nhân dân nơi đây cũng giàu kinh nghiệm trong lao động, sản xuất và đời sống. Ngƣời dân thành phố đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trình độ dân trí, nghề nghiệp của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, các lĩnh vực văn hoá, giáo dục luôn đƣợc quan tâm chú trọng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Qua phân tích về nguồn tài nguyên nhân văn, nguồn lực con ngƣời, môi trƣờng lịch sử văn hoá cho thấy thành phố Tuyên Quang luôn luôn đi đầu trên mọi lĩnh vực so với các huyện khác trong tỉnh. Nguồn nhân lực dồi dào, giàu trí tuệ, có trình độ

đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nƣớc nói chung và thành phố nói riêng góp phần đƣa thị xã ngày càng phát triển.

3.1.1.6. Thực trạng môi trường thành phố Tuyên Quang a) Môi trường đất

Kết quả phân tích mẫu đất trồng rau tại tổ 28, phƣờng Tân Quang, thành phố Tuyên Quang cho thấy: đất bị chua (pH=6,41), hàm lƣợng SO42- thấp; thành phần chính của đất là oxit silic, oxit nhôm và oxit sắt. Hàm lƣợng các nguyên tố kim loại nhƣ đồng là 189,16 mg/kg (vƣợt QCVN 03:2008 và TC FAO), chì là 92,95 mg/kg vƣợt QCVN. Hàm lƣợng cadimi thấp; hàm lƣợng mangan, sắt vƣợt tiêu chuẩn thế giới (FAO).

b) Môi trường nước

- Nƣớc mặt:

+ Nƣớc sông Lô chảy qua địa phận thành phố Tuyên Quang có chất lƣợng khá tốt. Nƣớc có tính axit yếu (pH trung bình = 6,65), không bị ô nhiễm bởi cặn lơ lửng, Coliform và các nguyên tố vi lƣợng. Tuy nhiên nƣớc có hàm lƣợng sắt vƣợt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 và hàm lƣợng chất hữu cơ hơi cao.

+ Nƣớc hồ Đài tƣởng niện ở thị xã Tuyên Quang thuộc loại trung tính, có hàm lƣợng cặn lơ lửng, chất hữu cơ và Coliform, Fe, Zn, As vƣợt QCVN 08:2008 cột B1.

- Nƣớc ngầm ở thành phố Tuyên Quang có chất lƣợng tốt, đạt QCVN 09:2008/BTNMT.

- Nƣớc thải: trên địa bàn thành phố Tuyên Quang có rất ít trạm xử lý nƣớc thải hoàn chỉnh (ngoại trừ bệnh viện Lao và bệnh viên Đa khoa tỉnh, nhà máy Giấy). Hầu hết các loại nƣớc thải đƣợc thu gom bằng hệ thống ống cống, đƣợc xử lý sơ bộ rồi thải trực tiếp vào sông hồ. Nƣớc thải thƣờng có màu xanh đen, mùi hôi tanh và có nhiều cặn bẩn.

c) Môi trường không khí

Môi trƣờng không khí trong thành phố Tuyên Quang còn khá trong lành, chƣa bị ô nhiễm bởi bụi, tiếng ồn và các chất độc hại nhƣ SO2, NO2, CO2. Duy có hàm lƣợng khí CO vƣợt quá từ 0,2- 1,4 lần so với TCCP.

d) Chất thải rắn

Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, hệ thống xử lý triệt để chất thải rắn chƣa có nhiều. Hầu hết các loại chất thải rắn trên địa bàn thành phố mới chỉ đƣợc

thu gom và xử lý bằng phƣơng pháp chôn lấp. Việc lựa chọn địa điểm chôn lấp chất thải rắn chƣa hợp lý cũng nhƣ việc chôn lấp rác không đúng kỹ thuật đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng thị xã. Hiện tại, tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành phối hợp với các cơ quan Trung ƣơng xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn lâu dài cho thành phố.

3.1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thành phố Tuyên Quang

Thành phố Tuyên Quang có 13 đơn vị hành chính, với tổng diện tích đất tự nhiên là 11.921 ha, dân số 91.557 ngƣời. Chi tiết diện tích, dân số của các đơn vị hành chính đƣợc thể hiện qua bảng 3.2.

Các phƣờng nội thành bao gồm: Phan Thiết, Tân Quang, Minh Xuân, Nông Tiến, Hƣng Thành, Ỷ La, Tân Hà. Các xã ngoại thành bao gồm: Tràng Đà, An Tƣờng, Đội Cấn, Thái Long, An Khang và Lƣỡng Vƣợng.

Bảng 3.2. Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính của thành phố Tuyên Quang năm 2011

TT Tên phƣờng, xã Diện tích (ha) Dân số (ngƣời)

Tổng 11.921,00 91.557 1 Phƣờng Phan Thiết 125,92 8.893 2 Phƣờng Tân Quang 127,87 9.767 3 Phƣờng Minh Xuân 181,48 8.240 4 Phƣờng Nông Tiến 1.271,93 5.237 5 Phƣờng Hƣng Thành 445,88 4.377 6 Phƣờng Ỷ La 386,09 10.024 7 Phƣờng Tân Hà 506,62 6.519 8 Xã Tràng Đà 1.324,76 6.468 9 Xã An Tƣờng 1.171,43 3.899 10 Xã Đội Cấn 2.605,83 11.484 11 Xã Thái Long 1.237,95 6.251 12 Xã An Khang 1.335,38 3.188 13 Xã Lƣỡng Vƣợng 1.199,86 7.210

3.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tăng trƣởng kinh tế:

Trong những năm qua, nền kinh tế của thành phố Tuyên Quang đã có sự chuyển biến đáng kể. Tổng sản phẩm (GDP) của thành phố Tuyên Quang theo giá hiện hành từ 3.057 tỷ đồng năm 2008 tăng lên từ 3.952,6 tỷ đồng năm 2010 và tăng lên 4.686 tỷ đồng năm 2011. Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2008-2011 đạt 15,6 %.

Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế có mức tăng trƣởng khá cao. Tốc độ tăng trƣởng bình quân theo giá trị sản xuất đạt 13,31 % /năm trong giai đoạn 2008 - 2011. Trong đó: Ngành nông - lâm nghiệp thuỷ sản tăng 9,47%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng tăng trƣởng khá cao đạt 12,28 %/ năm, ngành dịch vụ - thƣơng mại có tốc độ tăng trƣởng cao, đạt tới 18,19 %/năm.

Nhƣ vậy giai đoạn 2008 - 2011 các ngành kinh tế của thành phố đều có mức tăng trƣởng tƣơng đối cao, thu nhập bình quân đầu ngƣời của thành phố đạt trên 1.320 USD/ ngƣời/ năm.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2008 - 2011 thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

Đơn vị tính: triệu đồng (theo giá so sánh 1994)

TT Ngành, lĩnh vực Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng trƣởng bình quân (%) Tổng số 3.325.980 3.864.911 4.432.720 5.288.682 13,31

1 Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 59.476 61.022 66.514 73.831 9,47 2 Công nghiệp - xây dựng 781.306 826.622 942.349 1.106.223 12,28 3 Thƣơng mại - du lịch 2.485.198 2.977.267 3.423.857 4.108.628 18,19

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 - Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang và của Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của thành phố Tuyên Quang trong những năm qua bƣớc đầu đã có sự chuyển dịch đúng hƣớng (giảm tỷ trọng của ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - thƣơng mại), chi tiết thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Cơ cấu GDP các ngành kinh tế (tính theo giá thực tế)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng GDP 100 100 100 100

Nông lâm nghiệp 6,22 5,64 5,39 5,00

Công nghiệp và xây dựng 39,64 37,06 36,96 36,30

Dịch vụ - du lịch 54,14 57,30 57,65 58,70

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 - Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang và của Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang)

Qua bảng 3.4 cho thấy, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong toàn nền kinh tế thành phố Tuyên Quang giảm chậm, từ 6,22% năm 2008 xuống còn 5,0% vào năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn còn ở mức cao làm ảnh hƣởng đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thành phố. Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng giảm từ 39,64% năm 2008 xuống còn 36,30% vào năm 2011. Tỷ trọng ngành thƣơng mại - dịch vụ tăng từ 54,14% năm 2008 lên 58,70% năm 2011.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất của ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2011 (tính theo giá so sánh 1994) đạt 234 tỷ đồng, tăng 1,1 lần so với năm 2010. Hiện nay thành phố đang tập chung xây dựng quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Công nghiệp, xây dựng

Trong những năm gần đây ngành công nghiệp tăng trƣởng khá, tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo. Giai đoạn 2008 - 2011 do thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế trong ngành công nghiệp nên đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực cho phát triển.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố năm 2011 (theo giá so sánh 1994) đạt 1.701 tỷ đồng, tăng 1,16 lần so với năm 2010.

- Ngành thƣơng mại, du lịch và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 50 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)