Đánh giá thực trạng sử dụng đất và phân tích đánh giá

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 45 - 94)

Tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra, tiến hành với các đối tƣợng:

- Các tổ chức kinh tế đƣợc giao đất tại thành phố Tuyên Quang. - Các cơ quan quản lý đất đai của địa phƣơng.

2.3.4. Phƣơng pháp xử lý, đánh giá và phân tích số liệu

- Phƣơng pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính, phân nhóm phân tích tƣơng quan giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất…

- Phƣơng pháp tiếp cận: Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống, tiếp cận vi mô từ dƣới lên. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của thành phố, quy hoạch của các ngành, vùng có liên quan hoặc có ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế.

Căn cứ nhu cầu sử dụng đất của các phƣờng, xã; quy hoạch phát triển của các ngành trên địa bàn thành phố để tổng hợp, phân tích các vấn đề sử dụng đất.

- Phƣơng pháp tổng hợp: Là phƣơng pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phƣơng pháp có đƣợc thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

- Phƣơng pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn thành phố, các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng đất đai.

Chƣơng 3

KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang ảnh hƣởng đến sử dụng đất

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Tuyên Quang nằm về phía Nam của tỉnh Tuyên Quang có tọa độ địa lý: 21047’ - 21051’ vĩ độ Bắc và 105011’ - 105011’ Kinh độ Đông; cách thủ đô Hà Nội về phía Nam 165 km; cách thành phố Hà Giang 154 km về phía Bắc theo tuyến quốc lộ 2; cách thành phố Thái Nguyên 86 km về phía Đông theo quốc lộ 37; cách thành phố Yên Bái 60 km về phía Tây theo quốc lộ 37. Các vị trí tiếp giáp nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp xã Tân Long, Tân Tiến (huyện Yên Sơn);

- Phía Nam giáp xã Nhữ Khê, thị trấn Tân Bình (huyện Yên Sơn), xã Cấp Tiến (huyện Sơn Dƣơng);

- Phía Đông giáp xã Thái Bình, Tiến Bộ (huyện Yên Sơn), xã Vĩnh Lợi (huyện Sơn Dƣơng);

- Phía Tây giáp xã Trung Môn, Hoàng Khai, Kim Phú, Nhữ Hán (huyện Yên Sơn). Với vị trí địa lý thuận lợi, có quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 2C… và đƣờng sông chạy qua, đây là những tuyến giao thông quan trọng, vì vậy thành phố Tuyên Quang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lƣu kinh tế, văn hóa xã hội với các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh để thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong tƣơng lai.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỉ đã tạo nên những nét đặc thù riêng về địa hình, địa mạo ở từng khu vực trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

- Địa hình vùng núi: dạng địa hình vùng núi phân bố chủ yếu ở phƣờng Nông Tiến, xã Tràng Đà. Đây là vùng núi cao, địa hình chia cắt mạnh. Độ cao trung bình ở vùng địa hình này bình quân 300 - 400m, đỉnh cao nhất là 510,3m (thuộc khu bãi rác, phƣờng Nông Tiến), độ dốc phần lớn trên 250, có trữ lƣợng lớn về đá vôi. Thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai khoáng.

- Địa hình đồi thấp: Dạng địa hình thấp phân bố khu vực phía nam thành phố gồm các xã: Lƣỡng Vƣợng, Thái Long, Đội Cấn. Đây là vùng có địa hình đồi bát úp có độ chia cắt trung bình. Độ cao bình quân 80-120m, độ dốc thƣờng từ 8-150 thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Địa hình đồng bằng: Dạng địa hình đông bằng thƣờng phân bố thành các dải hẹp dọc theo ven sông suối và ở các thung lũng xen các đồi thấp. Độ cao bình quân so với mặt nƣớc biển từ 15-25 m, đất đai tƣơng đối bằng phẳng, độ dốc thƣờng dƣới 80 thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Tuyên Quang nằm trong vùng nhiệt đới gió muà, có đặc điểm khí hậu của vùng núi Bắc Bộ, một năm chia thành 2 mùa: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1600 mm, tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, tháng 8, tháng 9. Độ ẩm trung bình 84%. Hƣớng gió chính là hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, tốc độ gió trung bình 1,4m/s, tốc độ gió lớn nhất 36m/s, ít xảy ra bão lốc.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Thành phố Tuyên Quang nằm ở hạ lƣu sông Lô, sông Gâm và có 4 Ngòi lớn là Ngòi Cơi, Ngòi Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục, nên có ảnh hƣởng chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi đó. Khi chƣa có các công trình thủy điện, thành phố Tuyên Quang thƣờng bị ngập lụt ở cốt trên 25 mét vào mùa mƣa. Hiện nay đã có nhiều công trình thủy điện xây dựng ở thƣợng nguồn sông Gâm, trong đó Nhà máy thủy điện Tuyên Quang đƣợc đƣa vào sử dụng do đó chủ động điều tiết nƣớc ngập trong mùa mƣa lũ cho thành phố Tuyên Quang.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất a) Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 11.921 ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp: 8.056,46. ha, chiếm 67,5 % diện tích tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp: 3.554,82 ha, chiếm 29,8 % diện tích tự nhiên; nhóm đất chƣa sử dụng: 309,72 ha, chiếm 2,6 % diện tích tự nhiên. Diện tích, cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính nhƣ hình 3.1 và bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2011

TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng diện tích tự nhiên 11.921,00 100,00

1 Đất nông nghiệp 8.056,46 67,58

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.017,50 33,70

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 2.541,88 0,001

Trong đó đất trồng lúa 1.525,37 12,80

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.475,62 0,001

1.2 Đất lâm nghiệp 3.852,63 32,32

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 151,83 1,27

1.4 Đất nông nghiệp khác 34,5 0,29

2 Đất phi nông nghiệp 3.554,82 29,82

2.1 Đất ở 710,67 5,96

2.2 Đất chuyên dùng 1.999,17 16,77

2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 6,19 0,05

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 35,82 0,001

2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 791,16 6,64

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 11,81 0,001

3 Đất chƣa sử dụng 309,72 2,60

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng 24,12 0,20

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 68,87 0,58

Hình 3.2. Cơ cấu các nhóm đất chính thành phố Tuyên Quang năm 2011

(Nguồn:Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang - Kết quả thống kê đất đai năm 2011)

Theo nguồn gốc phát sinh và tính chất đất, thì trên địa bàn thành phố Tuyên Quang có những nhóm đất chính nhƣ sau:

* Theo nguồn gốc phát sinh của đất:

- Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm (Pb) có ở khu vực ven sông, suối, thung lũng là đất trầm tích, lũ tích bồi tụ, có thành phần cơ giới, đất thịt nhẹ pha cát, thịt vừa và nặng tập trung chủ yếu ở hai xã Nông Tiến, Hƣng Thành và xã Thái Long.

- Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm (P) đƣợc phân bố chủ yếu ở phƣờng Ỷ La và các xã: An Khang, An Tƣờng, Thái Long, Đội Cấn.... thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ và thịt vừa.

- Đất phù sa Gley chiếm diện tích lớn đƣợc phân bố chủ yếu ở các phƣờng Ỷ La, Tân Hà, Phan Thiết, Tân Quang và Hƣng Thành, loại đất này có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý cao, chặt, bí mùn ở tầng mặt khá cao, có khả năng cho năng suất cây trồng cao.

Ngoài ra còn có các loại đất khác chiếm tỷ lệ rất thấp nhƣ đất xám bạc màu, đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất tập trung chủ yếu ở hai xã Nông Tiến, Tràng Đà.

* Theo tính chất đất:

- Đất phù sa ngòi suối (Py) đƣợc phân bổ dọc theo các triền sông, suối, đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của địa hình, đá mẹ và độ che phủ thực vật xung quanh. Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dƣỡng trung bình. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm; loại đất này phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Thái Long.

8.056 (67%) 3.555 (30%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

309 (3%)

Nhóm đất nông nghiệp

Nhóm đất chƣa sử dụng Nhóm đất phi nông nghiệp

- Đất dốc tụ trồng lúa nƣớc đƣợc phân bổ xen kẽ, rải rác, luồn lỏi ở khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dƣỡng.

b)Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt: Thành phố Tuyên Quang nằm ở hạ lƣu sông Lô, sông Gâm và có bốn (04) ngòi lớn là: Ngòi Cơi, Ngòi Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục nên có ảnh hƣởng chế độ thủy văn của các sông, ngòi đó. Ngoài ra trên địa bàn thành phố có khoảng 23 hồ chứa với tổng diện tích 68,35 ha, là nguồn cung cấp nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã, phƣờng đồng thời còn là tiềm năng để phát triển thủy sản.

- Tài nguyên nƣớc ngầm: Nguồn nƣớc ngầm khá phong phú, có ở khắp địa bàn. Nƣớc ngầm đều có chất lƣợng, đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Điều kiện khái thác dễ dàng đáp ứng yêu cầu cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân và khai thác quy mô công nghiệp.

Nhận định chung về tài nguyên nƣớc mặt của thành phố Tuyên Quang vào loại trung bình của lãnh thổ phía Bắc nƣớc ta, tiềm năng nƣớc mặt lớn gấp nhiều lần yêu cầu nƣớc sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và nguồn nƣớc mặt là nguồn nƣớc chính cung cấp cho thành phố trong tƣơng lai; nguồn nƣớc ngầm dồi dào và chất lƣợng tốt

c) Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2011, đất lâm nghiệp của thành phố Tuyên Quang có 3.852,63 ha, chiếm 32,3 % diện tích tự nhiên của thành phố và 0,9 % đất lâm nghiệp trong toàn tỉnh, trong đó:

- Đất rừng sản xuất: 3.104,3 ha, chiếm 26,0 % diện tích tự nhiên của thành phố. - Đất rừng phòng hộ: 748,33 ha, chiếm 6,3 % diện tích tự nhiên của thành phố.

d) Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đến năm 2010 có xét đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 24/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các tài liệu của Đoàn Địa chất 109, Liên đoàn Bản đồ 207 công bố năm 1994 - 1995 và tài liệu của các Bộ, ngành liên quan, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau:

Mỏ đá vôi xi măng, mỏ đất sét xi măng: Xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang. Mỏ Barit, mỏ Pyrit trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

Cát, sỏi, cuội lòng sông Lô thuộc phƣờng Hƣng Thành, Nông Tiến, Tân Hà, Tân Quang, Minh Xuân và xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang.

đ)Tài nguyên du lịch

Trên địa bàn thành phố có các di tích lịch sử đã đƣợc Nhà nƣớc, tỉnh công nhận, xếp hạng và nhiều điểm di tích danh thắng khác nhƣ: thành Nhà Mạc, Đền Hạ, Đền Thƣợng, chùa An Vinh, Đền Mỏ Than, Đền Cấm, suối Đát, Núi Dùm, Chùa Hang… là những điểm thu hút khách du lịch, tham quan, lễ hội mỗi khi đến Tuyên Quang.

Những năm gần đây thành phố Tuyên Quang đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc biết đến qua lễ hội đƣờng phố của thành phố Tuyên Quang là một hoạt động văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, lễ hội mới đƣợc hình thành và phát triển, đây là hoạt động văn hóa hoàn toàn xuất phát từ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Lễ hội diễn ra vào trung thu, với các hoạt động: làm đèn, hình thu các con vật, các địa danh nhƣ Thành nhà Mạc, núi Thổ sơn, lán Là Nừa...để rƣớc trên các hè phố, bên cạnh đó là hoạt động múa dân gian nhƣ đám cƣới chuột, múa Lân,... và cả nhảy, múa hiện đại. Hiện nay, đây là hoạt động văn hóa đƣợc nhân dân thành phố Tuyên Quang yêu thích và hƣởng ứng.

e) Tài nguyên nhân văn

Các dân tộc sinh sống trên địa bàn thành phố gồm chủ yếu 08 dân tộc (Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Hoa, Mông, Sán Chấy), trong đó dân tộc kinh chiếm tỷ lệ nhiều nhất; ít nhất là dân tộc thiểu số Sán Chấy. Mỗi dân tộc trên đều có những bản sắc và truyền thống văn hoá riêng, do đó đã tạo nên nền văn hoá đa dạng, có những nét độc đáo.

Thành phố Tuyên Quang là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh, nên tập trung phần lớn đội ngũ những nhà khoa học, cán bộ quản lý, đồng thời nhân dân nơi đây cũng giàu kinh nghiệm trong lao động, sản xuất và đời sống. Ngƣời dân thành phố đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trình độ dân trí, nghề nghiệp của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, các lĩnh vực văn hoá, giáo dục luôn đƣợc quan tâm chú trọng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Qua phân tích về nguồn tài nguyên nhân văn, nguồn lực con ngƣời, môi trƣờng lịch sử văn hoá cho thấy thành phố Tuyên Quang luôn luôn đi đầu trên mọi lĩnh vực so với các huyện khác trong tỉnh. Nguồn nhân lực dồi dào, giàu trí tuệ, có trình độ

đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nƣớc nói chung và thành phố nói riêng góp phần đƣa thị xã ngày càng phát triển.

3.1.1.6. Thực trạng môi trường thành phố Tuyên Quang a) Môi trường đất

Kết quả phân tích mẫu đất trồng rau tại tổ 28, phƣờng Tân Quang, thành phố Tuyên Quang cho thấy: đất bị chua (pH=6,41), hàm lƣợng SO42- thấp; thành phần chính của đất là oxit silic, oxit nhôm và oxit sắt. Hàm lƣợng các nguyên tố kim loại nhƣ đồng là 189,16 mg/kg (vƣợt QCVN 03:2008 và TC FAO), chì là 92,95 mg/kg vƣợt QCVN. Hàm lƣợng cadimi thấp; hàm lƣợng mangan, sắt vƣợt tiêu chuẩn thế giới (FAO).

b) Môi trường nước

- Nƣớc mặt:

+ Nƣớc sông Lô chảy qua địa phận thành phố Tuyên Quang có chất lƣợng khá tốt. Nƣớc có tính axit yếu (pH trung bình = 6,65), không bị ô nhiễm bởi cặn lơ lửng, Coliform và các nguyên tố vi lƣợng. Tuy nhiên nƣớc có hàm lƣợng sắt vƣợt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 và hàm lƣợng chất hữu cơ hơi cao.

+ Nƣớc hồ Đài tƣởng niện ở thị xã Tuyên Quang thuộc loại trung tính, có hàm lƣợng cặn lơ lửng, chất hữu cơ và Coliform, Fe, Zn, As vƣợt QCVN 08:2008 cột B1.

- Nƣớc ngầm ở thành phố Tuyên Quang có chất lƣợng tốt, đạt QCVN 09:2008/BTNMT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nƣớc thải: trên địa bàn thành phố Tuyên Quang có rất ít trạm xử lý nƣớc thải hoàn chỉnh (ngoại trừ bệnh viện Lao và bệnh viên Đa khoa tỉnh, nhà máy Giấy). Hầu hết các loại nƣớc thải đƣợc thu gom bằng hệ thống ống cống, đƣợc xử lý sơ bộ rồi thải trực tiếp vào sông hồ. Nƣớc thải thƣờng có màu xanh đen, mùi hôi tanh và có nhiều cặn bẩn.

c) Môi trường không khí

Môi trƣờng không khí trong thành phố Tuyên Quang còn khá trong lành, chƣa

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (Trang 45 - 94)