Một số hoạt động âm nhạc dành cho lứa tuổi THPT tại Tp.HCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 61)

Tuổi hồng, tuổi HS THPT là tuổi giáp ranh giữa thiếu niên và người lớn. Mọi biến đổi của các em từ tâm lý đến sinh lý diễn ra có bước đột biến. Lứa tuổi 15-16 bước vào ngưỡng cửa trường THPT với nhiều hoài bão ước mơ, tuy nhiên sự lựa chọn và định hướng còn chưa rõ rệt. Đối với các em, một trong các nhu cầu cần quan tâm là nhu cầu văn hóa tinh thần. Đặc biệt nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, âm nhạc. Tuy nhiên hiện nay, các hoạt động thưởng thức âm nhạc của các em HS THPT chủ yếu vẫn là tự phát và nương theo các hoạt động âm nhạc của thanh niên trưởng thành, chưa nhận được sự định hướng đầy đủ của xã hội.

Do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn làm người lớn nên đa phần các em không thích bài hát thiếu nhi mà thích hát bài hát người lớn, thích nghe nhạc ngoại theo trào lưu, làn sóng âm nhạc hiện nay của thanh niên trưởng thành bởi mức độ phủ sóng của các dòng nhạc này là rất mạnh mẽ và rộng khắp, thống lĩnh trong mọi hoạt động thưởng thức âm nhạc diễn ra hằng ngày.

Bật TV mỗi ngày, chiếm đa số trong lĩnh vực giải trí là gameshows và ca nhạc. Các chương trình ca nhạc hiện nay dường như chỉ toàn dành cho "người lớn", thỉnh thoảng mới thấy một chương trình (trên đài truyền hình HTV) với những ca khúc dành cho HS phổ thông, tuy nhiên chưa thu hút và cũng không thường xuyên. Còn ở các sân khấu lớn, các tụ điểm ca nhạc, sân chơi âm nhạc của các nhà văn hóa (NVH), trung tâm văn hóa (TTVH)… ca khúc cho lứa tuổi này lại càng hiếm và hầu như vắng bóng. Thay vào đó là sự nở rộ của các ca khúc thuộc dòng nhạc thị trường dành cho “người lớn”, hoặc có chăng thì chỉ là những ca khúc thuộc dòng “nhạc teen” dành để giải trí là chính, tính nghệ thuật còn chưa có nói gì đến tính giáo dục cho lứa tuổi này. Thị trường băng đĩa thì luôn rộn ràng, nhộn nhịp với hàng loạt những album mới, ca sỹ mới, ca khúc mới, phong cách mới... Nhưng để tìm được một album, một bài hát ở lứa

tuổi học trò THPT thật không dễ chút nào.

Thiếu nhi thì đã có nhà thiếu nhi các quận để sinh hoạt, sinh viên – thanh niên trưởng thành thì đến NVH Thanh niên (chương trình Vòng tay bè bạn, Âm nhạc chiều thứ bảy) hay những điểm thưởng thức âm nhạc hợp với độ tuổi của các bạn (Câu lạc bộ Bạn yêu nhạc chiều thứ năm của TTVH quận 1...), còn khoảng "giữa" – cấp 2, 3 (được gọi là tuổi teen) hầu như thiếu hẳn sân chơi âm nhạc. Vì thế, các bạn đành tham gia "ké" vào "nhạc người lớn", hoặc tự tìm cho mình cái gu riêng từ thị trường âm

nhạc đa dạng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số hoạt động âm nhạc khá lành mạnh dành cho các em diễn ra ở trường học. Hay các hội thi, hội diễn do Phòng, Sở và Bộ GD&ĐT tổ chức định kỳ trong nhiều năm qua. Hoặc các sân chơi âm nhạc, các cuộc thi tìm kiếm giọng ca hay của một số đài truyền hình dành cho các em có năng khiếu có thể tham gia thi thố tài năng ca hát của mình.

Tại hầu hết mỗi trường THPT trên địa bàn TP, hằng năm đều có các hoạt động văn nghệ như vào các dịp lễ hội 20/11, ngày truyền thống của trường, hội trại mừng xuân, lễ khai giảng và lễ tổng kết… theo 2 hình thức. Một là tổ chức hội thi văn nghệ cấp trường giữa các lớp. Hai là tổ chức biểu diễn văn nghệ do đội văn nghệ của trường thể hiện. Hầu hết các trường đều thành lập một đội văn nghệ gồm những em có năng khiếu, được bổ sung mới hằng năm, để tập luyện các tiết mục văn nghệ mỗi khi nhà trường cần vào các dịp lễ hội. Đội văn nghệ này thường do bí thư đoàn trường phụ trách và có hai hình thức sinh hoạt. Một là sinh hoạt định kỳ hàng tuần, tháng (hình thức này ít trường áp dụng vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố). Hai là không thường xuyên, chỉ khi nào có chương trình mới tập để biểu diễn (Hình thức này được áp dụng nhiều hơn). Qua phỏng vấn bí thư đoàn tại hai trường THPT Lê Minh Xuân của huyện Bình Chánh và THPT Ernst Thalmann của quận 1, cũng đã cho biết: Các đội văn nghệ của trường gồm toàn những em có năng khiếu tập hợp lại. Mỗi khi có chương trình thì bí thư đoàn mới tập hợp và chỉ đạo các em tập luyện. Hầu hết các tiết mục là do các em tự biên, tự diễn. Theo bí thư đoàn trường THPT Ernst Thalmann thì trong nhóm có một số em rất có năng khiếu về ca hát cũng như chơi được cả nhạc cụ. Qua tìm hiểu được biết đa số các em đăng ký học các nhạc cụ phổ biến như guitar, organ, piano, trống và thanh nhạc… ở các trung tâm âm nhạc hoặc mời giáo viên về dạy riêng tại nhà. Bên cạnh đó còn có một số em có khiếu về nhảy múa cũng tham gia các lớp học vũ đạo ở trung tâm văn hóa, các câu lạc bộ… Nên các tiết mục văn nghệ dù tự biên, tự diễn nhưng cũng khá sôi động, màu sắc và vui tươi.

Thêm vào đó, rải rác hằng năm vẫn có một số trường tổ chức các chương tình ca nhạc gây quỹ từ thiện hoặc quỹ ủng hộ HS nghèo vượt khó do Thành đoàn phát động, bằng việc mời các ca sỹ về trường biểu diễn. Tuy nhiên, hầu hết ca sỹ khách mời đa số là những cái tên quen thuộc của dòng nhạc giải trí, thị trường hay nhạc teen như: Đông Nhi, Ông Cao Thắng, Bảo Thy, nhóm 365, Trịnh Thăng Bình…

địa bàn TP kể trên đã tạo ra một không khí vui tươi và tạo được sân chơi để HS THPT có thể tham gia, đẩy mạnh phong trào ca hát ở cơ sở. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động này ở các trường còn diễn ra tự phát và chưa có sự hướng dẫn, chỉ đạo của những người có chuyên môn trong lĩnh vực âm nhạc. Cho nên các hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế và chưa định hướng được thị hiếu âm nhạc cho các em.

Nổi bật có các hội thi âm nhạc quy mô lớn như: “Giai điệu tuổi hồng” là hội thi dành cho HS phổ thông toàn quốc được Bộ GD&ĐT tổ chức định kỳ 2 năm/1 lần. Hội thi được phát động, tổ chức từ các trường, các tỉnh, TP tới chung khảo cấp toàn quốc. Ở Tp.HCM thì có liên hoan “Tiếng hát Chú Ve Con” là một sân chơi âm nhạc dành cho HS các trường THPT trên địa bàn TP do Sở GD&ĐT tổ chức, diễn ra hằng năm vào những dịp hè về. Hoặc Trong khi chương trình “Tuổi đời mênh mông” trên VTV3 được tổ chức nhằm tìm kiếm tài năng âm nhạc ở lứa tuổi học trò thì cuộc thi “Tiếng ca học đường” trên HTV cũng được tổ chức dành cho các bạn trẻ từ 13 - 19 tuổi. Chương trình “Tuổi đời mênh mông” lần đầu tiên được VTV3 phối hợp với Starbust tổ chức bắt đầu từ tháng 4-2004. Đây là cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc ở lứa tuổi HS THPT. Tuy nhiên hiện nay chỉ còn lại chương trình “Tiếng ca học đường – cuộc thi đơn ca HS toàn quốc” trên HTV. Đây là cuộc thi ca hát do đài truyền hình Tp.HCM phối hợp với công ty Cát Tiên Sa tổ chức khá qui mô, theo đúng motive của những cuộc thi Ngôi sao tiếng hát truyền hình, Việt Nam Idol, Sao Mai điểm hẹn…

Phần được lớn nhất của các cuộc thi là HS được làm quen với phong trào nghệ thuật hát múa có chất lượng nghệ thuật cao hơn, chuyên nghiệp hơn với phong trào quần chúng ở trường. Các em thêm tự tin khẳng định mình trong hoạt động tập thể. Những rung động thanh cao từ những bài ca, điệu múa sắc xảo nuôi lớn thêm tình cảm vốn có trong lành nơi học đường. Tình đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau cũng theo đó được bồi đắp. Tuy nhiên số lượng các em được tham gia chưa nhiều, chỉ đóng khung trong một lượng HS có năng khiếu. Bên cạnh đó, số lượng các trường tham gia chương trình “Tiếng hát Chú Ve Con” do Sở GD&ĐT tổ chức cũng chưa đầy đủ, vì đâu phải trường nào cũng có điều kiện để tham gia các hoạt động quy mô như vậy (do nhiều yếu tố như kinh phí, nhân lực... ). Do đó, hiện nay cần thêm nhiều các hoạt động âm nhạc nghệ thuật dành cho HS THPT được giao lưu, thưởng thức nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w