Về công tác sáng tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 110 - 112)

Khâu sáng tác luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu để tạo nên một tác phẩm âm nhạc có đời sống trong xã hội. Mục tiêu của các nhạc sỹ sáng tác là cho ra đời những tác phẩm, công trình có giá trị nghệ thuật cao, có tác dụng mạnh mẽ, âm vang lâu dài trong công chúng, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ của toàn dân. Từ đó cũng có những ảnh hưởng tích cực tới giới trẻ, tới các em HS THPT của TP. Trong khi đó, đội ngũ sáng tác âm nhạc trong cả nước và tại Tp.HCM hiện nay có lực lượng sáng tác ca khúc vẫn chiếm số đông. Số lượng tác phẩm tuy nhiều và đa dạng, phong phú nhưng chất lượng và sức lan tỏa bền lâu còn là vấn đề cần suy nghĩ. Trong hàng trăm, hàng ngàn ca khúc mới và cả những tác phẩm thuộc lĩnh vực âm nhạc kinh điển như: hợp xướng, giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch… cũng chưa có những tác phẩm tiêu biểu, đỉnh cao, có sức lan tỏa, vang vọng lâu dài như tác phẩm thời kỳ trước.

chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bức tranh khí nhạc Việt Nam đang có màu sắc hết sức ảm đạm. Trong Hội thảo “Âm nhạc Việt Nam: thực trạng và phương hướng”, năm 2008,

PGS. Trần Thế Bảo thẳng thắn nhìn nhận rằng: “sáng tác cho giao hưởng thính phòng

hàng năm vẫn có đầu tư của Hội Nhạc sỹ Việt Nam, có tác phẩm dự thi ở Hội Nhạc sỹ Việt Nam nhưng vẫn còn thưa thớt, chưa có những tác phẩm gây tiếng vang mạnh mẽ, chưa có những cách tân mang tính đột phá… nếu chúng ta chọn những tác phẩm của các nhạc sỹ U20, U25 đang ngồi ghế nhạc viện để gửi dự các kỳ thi nhạc giao hưởng thính phòng dành cho nhạc sỹ trẻ thế giới nhất định sẽ rất khó khăn”. Nhà nghiên cứu Minh Châu thì lại chia sẻ lo lắng rằng: Số nhạc sỹ trẻ còn giữ được niềm đam mê khí nhạc chỉ đếm trên đầu ngón tay và họ gần như phải chấp nhận thế đơn độc trong cuộc dấn thân này.

Như vậy, trong tình hình mới hiện nay, phần nhiều các nhạc sỹ trẻ chạy theo dòng chảy ca khúc nhạc nhẹ, thì việc khuyến khích các nhạc sỹ trẻ đầu tư cho sáng tác khí nhạc nhằm tạo nên sự cân bằng trong đời sống âm nhạc là điều nên làm trước mắt của Hội Âm nhạc. Hội Âm nhạc Việt Nam và Hội Âm nhạc Tp.HCM cần tiếp tục phát động nhiều cuộc thi, hội trại sáng tác nhằm tạo ra được những tác phẩm có giá trị cao, có sức lan tỏa lớn. Đặc biệt, Hội Âm nhạc cần tổ chức nhiều chuyến đi thực tế cho những nhạc sỹ trẻ để tìm cảm xúc cũng như chất liệu âm nhạc mới để đưa vào những sáng tác của mình. Khuyến khích các nhạc sỹ có những tìm tòi sáng tạo từ chất liệu dân gian, truyền thống dân tộc kết hợp với ngôn ngữ âm nhạc hiện đại trong những tác phẩm âm nhạc kể cả trong lĩnh vực nhỏ là ca khúc phổ thông lẫn các thể loại lớn như ca khúc nghệ thuật và khí nhạc.

Những năm gần đây, một vài nhạc sỹ phối khí đã sử dụng chất liệu dân gian, dân tộc để đưa vào những bản phối cho ca khúc nhạc nhẹ, hay làm mới các ca khúc dân ca theo phong cách âm nhạc hiện đại đang rất phổ biến trên thế giới như world music hoặc new age đã tạo được những hiệu ứng rất tốt. Đây cũng là một cách làm rất đáng biểu dương và cần khuyến khích phát huy nhằm giúp giới trẻ dần dần tiếp xúc và quen dần với những nhạc cụ, giai điệu dân gian, dân tộc một cách tự nhiên, lâu dần nó sẽ trở thành quen thuộc rồi yêu lúc nào không biết. Mà giới trẻ nói chung và HS THPT nói riêng là những người luôn luôn tìm tòi khám phá những cái mới lạ. Cho nên nếu cứ nghe nhiều, thấy nhiều các nhạc cụ dân tộc mình mà chơi nhạc hiện đại cũng hấp dẫn không kém gì các nhạc cụ phương Tây thì sẽ tạo tâm lý tò mò, muốn tìm hiểu và học tập ở các em. Từ đó sẽ tạo tiền đề cho việc các em tìm đến với các thể loại âm nhạc

dân gian truyền thống dân tộc của chúng ta một cách tự giác và tích cực mà không cần chúng ta phải hô hò, kêu gọi.

Bên cạnh đó, Hội Âm nhạc kết hợp với Bộ GD&ĐT mở các cuộc vận động sáng tác riêng cho lứa “tuổi hồng” đang thiếu hụt nghiêm trọng. Có thể chỉ 2 năm một lần

vận động sáng tác, ứng với thi văn nghệ “Tiếng hát Tuổi hồng” toàn quốc. Ngoài ra

Hội Âm nhạc Tp.HCM kết hợp với Sở GD&ĐT mở các trại viết nhỏ, ngắn ngày tại địa phương, khích lệ các nhạc sỹ tập trung trí tuệ sáng tác ca khúc dành riêng cho các em HS THPT. Để các nhạc sỹ viết ra được những gì là gần gũi, là đúng với tâm tư tình cảm của các em thì Hội phải có những hoạt động tiếp xúc, giao lưu với những em HS ở các trường THPT của TP. Từ đó, ký ức và cảm xúc của lứa tuổi mới lớn trong mỗi nhạc sỹ từ xưa có dịp sống lại, vẹn nguyên và tràn đầy sự chân thành, trong sáng dành cho lứa tuổi được truyền lửa vào trong những sáng tác của mình sau đó. Chính những cảm xúc thật này mới làm nên những ca khúc hay, được các em yêu mến, có sức sống và âm vang lâu dài trong lòng các em.

Bên cạnh đó, cần xác định bài hát dành cho lứa tuổi HS không nhất thiết đóng khung trong đề tài trường học, đề tài thầy cô giáo mà cả những đề tài khác nhưng phù hợp với những ước mơ khát vọng của tuổi trẻ một cách lành mạnh, có giai điệu trong sáng, có lời ca giàu tính văn học, có hình ảnh gần gũi với đời sống tình cảm tâm lý các em cũng có thể xem đó là bài ca phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt những đề tài phải đa dạng và có những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ âm nhạc, gắn với cuộc sống hiện đại. Ngoài ra, Hội Âm nhạc cũng cần đẩy mạnh và chú trọng việc sáng tác ca khúc dành cho lứa tuổi HS THPT mang chất liệu dân gian truyền thống dân tộc cũng đang bị thiếu hụt trầm trọng, từ đó truyền cho các em tình yêu đối với những giai điệu của dân tộc mình, lôi kéo các em về với những giá trị thẩm mỹ âm nhạc đúng đắn và cao thượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w