Về công tác quản lý văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 116 - 117)

Các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa văn nghệ cần có sự phối hợp, có tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa trong việc quản lý các hoạt động sáng tác, sản xuất và biểu diễn âm nhạc. Cần có một chế tài có sức răn đe đủ mạnh để quản lý các hoạt động biểu diễn thiếu tính chuyên nghiệp của các cá nhân, tổ chức mà gây hậu quả xấu đến hình ảnh, văn hóa… của Việt Nam. Để làm được điều này một cách hiệu quả trước mắt các cơ quan quản lý nhà nước cần làm được các điều sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra với các hoạt động tổ chức biểu diễn âm nhạc để hạn chế và xử lý các hành động hát nhép, hay có phần trình diễn phản cảm, không phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, hoặc các tiết mục và thành phần ca sỹ không đúng như trong giấy cấp phép của các cơ quan quản lý

có thẩm quyền. Bổ sung thanh tra viên có chuyên môn, kinh nghiệm, và kiến thức rộng về hoạt động âm nhạc, trang bị cho thanh tra chuyên ngành văn hóa các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra hành vi hát nhép của ca sỹ.

Thứ hai, cần xây dựng lại những tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng trong quá trình thẩm định và cấp phép biểu diễn và phổ biến các sản phẩm băng, đĩa nhạc ra thị trường, góp phần hạn chế những tác phẩm âm nhạc kém chất lượng, nhảm nhí đầu độc thị hiếu âm nhạc trong giới trẻ TP.

Thứ ba, đưa ra các văn bản quy định đối với những hoạt động kiểm duyệt và cho phép phổ biến các sản phẩm âm nhạc trên các trang nghe nhạc trực tuyến tại Việt Nam. Có chế tài sử phạt mạnh với những người quản lý trang web khi đồng ý cho những sản phẩm âm nhạc độc hại tràn lan trên mạng như thời gian qua.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 116 - 117)