Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao và định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 103 - 104)

âm nhạc cho HS THPT tại Tp.HCM trong giai đoạn tiếp theo

Để giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc tiên tiến cho một lực lượng lớn HS THPT hiện nay của TP, chúng ta phải tiến hành một cách bài bản, đồng bộ, lâu dài và có hệ thống ở tầm chiến lược vĩ mô, trên tất cả các phương diện một cách chặt chẽ, quy củ, khắc phục mọi khó khăn trước mắt để tiến tới những mục tiêu lâu dài cho sự nghiệp phát triển âm nhạc và con người Việt Nam. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ của Bộ GD&ĐT với Ủy ban Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, Đoàn Thanh niên Cộng Sản, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Âm nhạc, các cơ quan chủ quản của các tỉnh, thành, các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng… dưới sự tập hợp và chỉ đạo của Ban tuyên giáo TW để cùng thống nhất trong một hướng đi chung. Từ đó, mới đưa ra được đường lối, phương hướng, cũng như là kế hoạch về người, về của, về thời gian cho công tác có ý nghĩa này.

Trên cơ sở những nhân tố khách quan, chủ quan có ảnh hưởng tới nền âm nhạc và thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM, trên sơ sở những vấn đề cơ bản, thực tiễn chủ yếu về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM, được tiến hành khảo sát tại 2 trường THPT Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) và THPT Ernst Thalmann (quận 1), đồng thời, trên cơ sở nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác

giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi qua kinh nghiệm của quốc tế và Việt Nam trong giai đoạn tới, tác giả xin có một vài kiến nghị về một số giải pháp góp phần nâng cao công tác giáo dục thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HS THPT trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 103 - 104)