Về công tác phê bình âm nhạc trên các phương tiện thông tin, truyền thông đạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 112 - 113)

đại chúng

Thực trạng cho thấy, tại nhiều tòa soạn báo, nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực truyền thông có rất nhiều người chuyên viên về văn học nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng nhưng lại không có chuyên môn, chứ chưa nói gì đến việc có được đào tạo để viết lý luận phê bình. Thậm chí họ cũng chưa được đào tạo báo chí, nhiều người viết báo chỉ là tay ngang, lâu dần thành quen và cứ thế viết ra những gì mà bản thân họ thấy thích và cho là đúng (từ quan niệm và nhận thức của cá nhân chủ quan nên thiếu

tính khách quan).

Những nhà báo âm nhạc này thỏa sức viết về âm nhạc, bàn luận về âm nhạc mà không hề nghĩ đến hậu quả để lại từ những bài báo thiếu tính lý luận, không có chút hiểu biết về học thuật, thậm chí không có cả nghề báo. Chính vì thế, mảng âm nhạc trên báo chí với một lực lượng nhà báo trẻ, hùng hậu (thậm chí chỉ là những sinh viên thực tập, những cộng tác viên) cứ tha hồ tung hoành với những chuyện giật gân, những scandal, đời tư ca sỹ, nghệ sỹ được “bê” cả lên mặt báo, nhất là ở mảng báo mạng online. Như vậy, báo chí không những không làm tròn xứ mệnh của mình mà còn đang làm phức tạp, làm xấu thêm tình hình và làm lũng loạn thị trường, thổi bùng lên những tị hiềm, nhỏ nhen, ích kỷ của một bộ phận giới trẻ hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, gây hiệu ứng không tốt tới đời sống xã hội.

Thời gian tới, Hội Âm nhạc Tp.HCM cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn, nhằm trang bị cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên âm nhạc ở các báo, đài hiện nay những kiến thức thẩm mỹ âm nhạc nhất định để có đủ năng lực cảm thụ và phê bình âm nhạc. Nên chăng hãy để cho các nhà lý luận âm nhạc có chuyên môn đảm nhận các vai trò viết bài về lĩnh lực âm nhạc trên các trang báo chí hoặc phụ trách các chuyên mục âm nhạc trên đài truyền hình, truyền thanh. Có như vậy mới giúp công tác này trở nên chuyên nghiệp và lành mạnh hơn là như tình hình hiện nay, góp phần định hướng, lôi kéo giới trẻ vào các thể loại âm nhạc nghệ thuật đích thực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w