THỰC TRẠNG RỦI RO THANH TOÁNTÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hà tây (Trang 29 - 55)

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY

2.2.1. Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công Thương Hà Tây

Trong những năm qua Ngân hàng Công Thương Hà Tây đã không ngừng mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ kinh doanh tiền tệ, nâng cao chất lượng phục vụ, ứng dụng các công nghệ dịch vụ ngân hàng hiện đại tiên tiến, đổi mới phong cách giao dịch, tạo uy tín với khách hàng. Đến nay, công tác TTQT của Ngân hàng Công Thương Hà tây ngày càng được mở rộng và phát triển, từ chỗ lúc đầu chỉ có thanh toán L/C và chuyển tiền, nay đã có thêm nhiều hình thức khác như nhờ thu, thanh toán thẻ, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác bằng ngoại tệ trong nội bộ hệ thống NHCT Việt Nam, giữa NHCT với các tổ

chức tài chính ở trong và ngoài nước thông qua mạng IBS, mạng SWIFT hoặc các hệ thống khác.

Tại Ngân hàng Công Thương Hà Tây áp dụng chủ yếu ba phương thức thanh toán là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong đó, phương thức tín dụng chứng từ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số TTQT bởi những ưu điểm của nó trong thanh toán, tính công bằng trong phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa người mua và người bán.

Bảng 4: Tình hình thanh toán TDCT tại NHCT Hà Tây

Đơn vị: USD Phương thức thanh toán 2006 2007 2008 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Chuyển tiền 14.203.350 49,91 13.404.340 41,64 18.126.170 55,38 Nhờ thu 3.910.970 13,74 7.846.150 24,37 3.748.810 11,45 Tín dụng chứng từ 10.342430 36,35 10.943.280 33,99 10.857.270 33,17

(Nguồn: Báo cáo TTQT phòng tài trợ thương mại năm 2006, 2007, 2008)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ chếm tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng qua các năm ít biến động. Năm 2006, tổng doanh số thanh toán TDCT đạt 10.342430 USD thì đến năm 2007 đã tăng lên 10.943.280 USD. Sang năm 2008 tổng kim ngạch thanh toán tín dụng chứng từ chỉ đạt 10.857270 USD, chiếm 33,17% tổng doanh số.

Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số lượng (món) Kim ngạch Số lượng (món) Kim ngạch Số lượng (món) Kim ngạch Phát hành L/C 156 9.018.100 180 9.562.070 145 10.671.770 Thanh toán L/C 178 9.578130 229 10.118.280 177 9.636.170 Tổng 334 18.596.230 409 19.680.350 322 20.307.940

( Nguồn: Báo cáo TTQT phòng tài trợ thương mại năm 2006,2007,2008 )

Năm 2007, số lượng mở L/C qua NHCT Hà Tây đã tăng lên 24 món so với năm 2006, điều này chứng tỏ NHCTHT ngày càng có uy tín trong nghiệp vụ phát hành L/C. Nhưng đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính số lượng mở L/C đã giảm, doanh số mở L/C lại lớn hơn doanh số thanh toán chứng tỏ vẫn tồn đọng những L/C mới mở nhưng chưa được thanh toán. Bảng 6: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại NHCT Hà Tây

Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số lượng (món) Kim ngạch Số lượng (món) Kim ngạch Số lượng (món) Kim ngạch Thông báo L/C 30 1.989.00 0 24 998.400 21 523.700 Thanh toán L/C 27 764.300 28 825.000 55 1.221.100 Tổng 57 2.753.30 0 52 1.823.40 0 76 1.744.800

( Nguồn: Báo cáo TTQT phòng tài trợ thương mại năm 2006,2007,2008 )

Số món thanh toán năm 2007 tăng so với năm 2006 ít hơn số món năm 2008 tăng so với năm 2007 và giá trị các món thanh toán năm 2007 so với năm 2006 tăng ít hơn giá trị các món thanh toán năm 2008 so với năm 2007 chứng tỏ tốc độ tăng trưởng của các năm đã tăng.

Đóng góp cho sự phát triển của Ngân hàng phải kể đến bộ phận doanh số thanh toán L/C nhập khẩu. Đây là bộ phận có tốc độ tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng lớn. Nguyên nhân là do đặc diểm khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên NK nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh như: Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây, công ty giống gia cầm Lương Mỹ, Công nghiệp và thương mại Sông Đà, công ty cổ phần Đông Châu Âu. Vì vậy, hoạt động thanh toán TDCT tại NHCT Hà Tây chủ yếu phục vụ cho việc mở L/C và thanh toán cho L/C nhập khẩu. Do đó ngân hàng phải thường xuyên khai thác ngoại tệ của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác cùng với sự hỗ trợ của Hội sở chính để dảm bảo nhu cầu thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Loại L/C được sử dụng phổ biến hiện nay tại Ngân hàng Công Thương Hà Tây là L/C không hủy ngang, L/C chuyển nhượng, L/C tuần hoàn nhưng trong đó L/C không hủy ngang là loại được sử dụng nhiều nhất còn các loại khác thì không đáng kể. Thị trường thanh toán lớn nhất của NHCT Hà Tây chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản,.... và gần đây đã mở rộng ra thị trường Châu Âu, Châu Mĩ.

Hiện nay, L/C trả chậm của ngân hàng là rất ít, và có ngân hàng đã khắt khe hơn trong việc chấp nhận đứng ra bảo lãnh cho các L/C này bằng cách kiểm tra kỹ tình hình tài chính cũng như phương án hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Về mức độ ký quỹ,NHCT Hà Tây luôn xác định mức ký quỹ dựa vào mức độ tin cậy, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng. Thông thường, đối với những khách hàng truyền thống, có tình hình tài chính tốt mức ký quỹ khoảng 60-80%, và mức lý quỹ 100% cho những khách hàng mới, ít có quan hệ với ngân hàng. Ngoài ra, mức ký quỹ còn phụ thuộc vào đối tượng hàng hóa và phương án kinh doanh của từng thương vụ cụ thể. Mức ký quỹ phổ biến nhất hiện nay là 80-100%, các mức khác chiếm tỷ trọng rất ít.

2.2.2. Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng Công Thương Hà Tây Công Thương Hà Tây

Bảng 7: Giá trị L/C NK chưa thanh toán của NHCT Hà Tây

Đơn vị: Triệu USD

L/C chưa TT 2006 2007 2008

L/C NK Số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá

41 2.305 31 1.595 32 1.268,64

( Nguồn: Báo cáo TTQT phòng tài trợ thương mại năm 2006,2007,2008 )

L/C XK chưa thanh toán chiếm tỷ trọng nhỏ so với L/C NK. Nhìn vào bảng ta thấy, trị giá L/C NK chưa thanh toán qua các năm đều có xu hướng giảm chứng tỏ khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng ngày càng ít.

Trước đây, do việc mở L/C ồ ạt đã làm cho nợ quá hạn phát sinh nhiều trong quá trình nhận nợ, doanh nghiệp NK hoạt động không hiệu quả, quay vòng vốn bị thua lỗ, đến hạn thanh toán không có tiền trả ngân hàng. Mặt khách do thị trường giá cả biến động, sự thiếu ổn định về tỷ giá hối đoái cộng với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm cho nhiều DN trong nước gặp khó khăn trong buôn bán với nước ngoài cũng như việc thanh toán L/C với NHCTHT.

Trong mấy năm gần đây, NHCTHT đã thực hiện chấn chỉnh công tác bảo lãnh mở L/C nhập hàng trả chậm nên đã tập trung thu nợ cũ, hạn chế mở L/C trả chậm, do đó ngân hàng đã hạn chế được số dư L/C chưa thanh toán. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Chính phủ, các NHTM đã cho vay bắt buộc để trả nợ bảo lãnh thanh toán. Vì vậy, nợ quá hạn L/C giảm do một phần được chuyển sang dư nợ tín dụng.

Như vậy, nợ quá hạn trong thanh toán L/C qua ngân hàng đang có xu hướng giảm, và những năm gần đây chưa có nợ quá hạn đối với các L/C mới mở những cũng có thể phát sinh bất cứ lúc nào nếu người mở L/C không có khả năng hoặc không muốn thanh toán, và như vậy, rủi ro tài chính vẫn luôn tiềm ẩn cùng với sự phát triển của phương thức tín dụng chứng từ. Chình vì thế mà trong thời gian tới NHCTHT cần có biện pháp tích cực hơn nữa để tỷ lệ nợ quá hạn L/C thấp hơn, góp phần làm trong sạch nguồn vốn của ngân hàng.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ RỦI RO TRONG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NHCT HÀ TÂY

2.3.1. Những kết quả đạt được

Qua nghiên cứu thực trạng trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCTHT, chúng ta thấy rủi ro xảy ra ở mọi góc độ khác nhau, muôn hình muôn vẻ, luôn tồn tại và đồng hành với mọi hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ, đặc biệt đã hạn chế được phần nào những thiệt hại đã xảy ra cho ngân hàng và ngăn chặn kịp thời những rủi ro tiềm ẩn trong phương thức thanh toán này.

Để làm được điều đó, phải kể đến đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn khá vững vàng, công nghệ ngân hàng đáp ứng tốt công tác thanh toán xuất nhập khẩu, sự chỉ đạo chặt chẽ và chiến lược đúng đắn trong kinh doanh của NHCTHT. Hầu hết nhân viên của phòng thanh toán quốc tế đều có trình độ đại học, trình độ tiếng Anh. Họ sử dụng mạnh Swift với các ngân hàng trên thế giới, được điều hành của cấp trên qua mạng vi tính nội bộ. Phong cách giao dịch với khách hàng của cán bộ nhân viên rất tận tình, văn minh, lịch sự và sẵn sàng hướng dẫn cho khách hàng giải quyết những vướng mắc trong khâu dự thảo, ký hợp đồng hay tư vấn cho khách hàng về các điều khoản trong thư tín dụng sao cho có lợi nhất.

Hơn nữa, NHCTHT đã xúc tiến tăng cường mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới, do vậy, quan hệ thanh toán được mở rộng. Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán và huy động vốn nước ngoài.

2.3.2. Tồn tại trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Thứ nhất, bản thân phương thức thanh toán L/C còn những tồn tại

Phương thức thanh toán L/C đang chiếm vị trí chủ yếu trong hoạt động thanh toán hàng hóa XNK tại các NHTM Việt nam nói chung và NHCT Hà Tây

nói riêng nhưng cũng là phương thức thanh toán phức tạp nhất trong 3 phương thức chủ yếu đang được sử dụng. Vì vậy, những vướng mắc tồn tại trong hoạt động thanh toán bằng L/C là nhiều nhất và chủ yếu nhất. Những vướng mắc do bản thân phương thức mang lại như:

- Căn cứ trả tiền duy nhất trong thanh toán L/C là bộ chứng từ gửi hàng. Nhưng nhận thức thế nào là bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp để được thanh toán nhiều khi còn chưa thống nhất giữa các ngân hàng thực hiện: cùng một bộ chứng từ của một L/C mà ngân hàng này cho là hợp lệ, ngân hàng khác lại không đồng ý gây nên tranh chấp khó giải quyết.

- Từ tính chất của nghiệp vụ thanh toán bằng L/C là chỉ căn cứ trên chứng từ chứ không cần xem xét thực trạng hàng hóa nên dễ tạo nên kẽ hở để một số tổ chức cá nhân tiến hành lừa đảo.

- Việc thực hiện thanh toán bằng L/C đòi hỏi nghiệp vụ cao, phức tạp gồm cả nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại thương, vận tải, bảo hiểm… đồng thời dồi hỏi phải thực hiện chính xác tuyệt đối mà không phải lúc nào các bên tham gia cũng có khả năng thực hiện đúng như yêu cầu.

Thứ hai, những tồn tại từ phía khách hàng

Nghiệp vụ TTQT chỉ thực hiện được tốt, trên cơ sở cả hai phía ngân hàng và khách hàng. Do vậy, dù ngân hàng có nghiệp vụ thanh toán giỏi đến đâu mà bản thân đơn vị XNK có nhiều sai sót và yếu kém thì việc thanh toán cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, những tồn tại từ phía khách hàng là điều đáng lưu ý, cần khắc phục để thực hiện thanh toán tốt hơn. Các đơn vị XNK của Việt Nam khi tham gia thanh toán theo phương thức L/C còn những tồn tại sau:

* Đối với khách hàng xuất khẩu:

- Khi nhận được thông báo L/C doanh nghiệp XK kiểm tra L/C chưa kỹ, không phát hiện ra dấu hiệu mập mờ, những điều khoản mà bản thân mình khó thực hiện được, những điều khoản bất lợi dẫn tới thực hiện L/C không đúng, kết quả bị nước ngoài trừ tiền thậm chí có trường hợp không chấp nhận thanh toán.

- Đối với các đươn vị XK, sai sót trong thiết lập chứng từ là một tồn tại nhiều năm cho đến nay vẫn chưa khắc phục được. Nguyên nhân trực tiếp là do trình độ nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ TTQT còn thấp.

- Trong quá trình thực hiện L/C các đơn vị XK còn có nhiều sơ suất. Thực tế người XK do nhận được L/C thông báo quá dài, có nhiều sửa đổi hoặc nhiều điều kiện nên lúc thực hiện L/C bỏ sót một số yêu cầu. Người XK phải hết sức lưu ý vì bộ chứng từ thanh toán bị lỗi có thể bị chậm thanh toán, thậm chí có những trường hợp bên mua không chấp nhận chứng từ đòi lập lại, từ đó gây khó khăn cho bên XK.

- Bên cạnh lỗi do nghiệp vụ, đơn vị XK còn bộc lộ những lỗi trong văn bản thông thường rất nhiều như lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả trong văn bản tiếng Anh, lỗi đánh máy, có những lỗi đánh máy rất nhỏ những nếu không phát hiện để sửa thì bộ chứng từ có thể bị từ chối thanh toán.

- Nhiều khi bên XK đã xuất trình chứng từ hợp lệ mà ngân hàng nước ngoài vẫn cố tìm lỗi một cách không thiện chí nhằm mục đích trì hoãn trả tiền gây đọng vốn cho nhà XK.

Trên thực tế lập được chứng từ hoàn hảo, không có một lỗi nhỏ nào là rất ít. Việc trả tiền hoàn toàn dựa vào thiện chí của người mua là chính. Nếu họ chưa muốn trả tiền ngay, họ có thể tìm mọi cớ để trì hoãn trả tiền.

Vậy, cán bộ thanh toán sẽ là người tư vấn giúp khách hàng lập được bộ chứng từ phù hợp là rất cần thiết.

* Đối với khách hàng NK:

- Các DN NK đôi khi nghiệp vụ mở L/C nhập còn kém, thường mắc lỗi, không bám sát hợp đồng dẫn tới bên bán không chấp nhận phải sửa đổi lại gây tổn thất thêm chi phí vô ích, mất thời gian. Nhiều khi việc mở L/C nhập còn thiếu sót gây thiệt hại cho chính đơn vị NK. Vì vây, phải hết sức thận trọng, những chi tiết dù rất nhỏ nhưng cũng là cơ hội để bên bán lợi dụng, gây thiệt hại cho nhà NK. Điều này chỉ có doanh nghiệp NK tự khắc phục. Ngân hàng chỉ mở L/C theo đúng đơn yêu cầu mở L/C của DN.

- Doanh nghiệp NK nhiều khi cũng gặp rủi ro bất khả kháng.

- Đơn vị NK gặp phải rủi ro do đối tác của mình không thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng. Họ giao hàng không đúng số lượng, chất lượng nhưng lại lập chứng từ phù hợp với L/C để đòi tiền. Chỉ đến khi nhận hàng, doanh nghiệp mới phát hiện ra hàng không dúng giá trị. Bên VN cũng có những khiếu nại, kiện tụng nhưng có những vụ không giải quyết được hoặc mất nhiều công sức và thời gian làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN.

Thứ ba, những tồn tại từ phía ngân hàng

Tuy NHCTHT có nghiệp vụ TTQT cao hơn DN, nhưng trước sự biến động của nhiều yếu tố NH cũng gặp một số khó khăn trở ngại trong hoạt động của mình. Những khó khăn này có thể do bản thân NH cũng có thể do KH ảnh hưởng tới. Như:

- Việc kiểm tra bộ chứng từ của khách hàng gửi đến. Họ lập chứng từ không rõ ràng, sắp xếp lộn xộn rất khó theo dõi, mất quá nhiều công sức không cần thiết cho cán bộ thanh toán, đồng thời làm cho việc phát hiện lỗi chứng từ khó khăn.

- Khi NHCTHT mở L/C cho đơn vị NK phải biết chắc chắn khả năng thu

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hà tây (Trang 29 - 55)