Tồn tại trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hà tây (Trang 34 - 41)

Thứ nhất, bản thân phương thức thanh toán L/C còn những tồn tại

Phương thức thanh toán L/C đang chiếm vị trí chủ yếu trong hoạt động thanh toán hàng hóa XNK tại các NHTM Việt nam nói chung và NHCT Hà Tây

nói riêng nhưng cũng là phương thức thanh toán phức tạp nhất trong 3 phương thức chủ yếu đang được sử dụng. Vì vậy, những vướng mắc tồn tại trong hoạt động thanh toán bằng L/C là nhiều nhất và chủ yếu nhất. Những vướng mắc do bản thân phương thức mang lại như:

- Căn cứ trả tiền duy nhất trong thanh toán L/C là bộ chứng từ gửi hàng. Nhưng nhận thức thế nào là bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp để được thanh toán nhiều khi còn chưa thống nhất giữa các ngân hàng thực hiện: cùng một bộ chứng từ của một L/C mà ngân hàng này cho là hợp lệ, ngân hàng khác lại không đồng ý gây nên tranh chấp khó giải quyết.

- Từ tính chất của nghiệp vụ thanh toán bằng L/C là chỉ căn cứ trên chứng từ chứ không cần xem xét thực trạng hàng hóa nên dễ tạo nên kẽ hở để một số tổ chức cá nhân tiến hành lừa đảo.

- Việc thực hiện thanh toán bằng L/C đòi hỏi nghiệp vụ cao, phức tạp gồm cả nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại thương, vận tải, bảo hiểm… đồng thời dồi hỏi phải thực hiện chính xác tuyệt đối mà không phải lúc nào các bên tham gia cũng có khả năng thực hiện đúng như yêu cầu.

Thứ hai, những tồn tại từ phía khách hàng

Nghiệp vụ TTQT chỉ thực hiện được tốt, trên cơ sở cả hai phía ngân hàng và khách hàng. Do vậy, dù ngân hàng có nghiệp vụ thanh toán giỏi đến đâu mà bản thân đơn vị XNK có nhiều sai sót và yếu kém thì việc thanh toán cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, những tồn tại từ phía khách hàng là điều đáng lưu ý, cần khắc phục để thực hiện thanh toán tốt hơn. Các đơn vị XNK của Việt Nam khi tham gia thanh toán theo phương thức L/C còn những tồn tại sau:

* Đối với khách hàng xuất khẩu:

- Khi nhận được thông báo L/C doanh nghiệp XK kiểm tra L/C chưa kỹ, không phát hiện ra dấu hiệu mập mờ, những điều khoản mà bản thân mình khó thực hiện được, những điều khoản bất lợi dẫn tới thực hiện L/C không đúng, kết quả bị nước ngoài trừ tiền thậm chí có trường hợp không chấp nhận thanh toán.

- Đối với các đươn vị XK, sai sót trong thiết lập chứng từ là một tồn tại nhiều năm cho đến nay vẫn chưa khắc phục được. Nguyên nhân trực tiếp là do trình độ nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ TTQT còn thấp.

- Trong quá trình thực hiện L/C các đơn vị XK còn có nhiều sơ suất. Thực tế người XK do nhận được L/C thông báo quá dài, có nhiều sửa đổi hoặc nhiều điều kiện nên lúc thực hiện L/C bỏ sót một số yêu cầu. Người XK phải hết sức lưu ý vì bộ chứng từ thanh toán bị lỗi có thể bị chậm thanh toán, thậm chí có những trường hợp bên mua không chấp nhận chứng từ đòi lập lại, từ đó gây khó khăn cho bên XK.

- Bên cạnh lỗi do nghiệp vụ, đơn vị XK còn bộc lộ những lỗi trong văn bản thông thường rất nhiều như lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả trong văn bản tiếng Anh, lỗi đánh máy, có những lỗi đánh máy rất nhỏ những nếu không phát hiện để sửa thì bộ chứng từ có thể bị từ chối thanh toán.

- Nhiều khi bên XK đã xuất trình chứng từ hợp lệ mà ngân hàng nước ngoài vẫn cố tìm lỗi một cách không thiện chí nhằm mục đích trì hoãn trả tiền gây đọng vốn cho nhà XK.

Trên thực tế lập được chứng từ hoàn hảo, không có một lỗi nhỏ nào là rất ít. Việc trả tiền hoàn toàn dựa vào thiện chí của người mua là chính. Nếu họ chưa muốn trả tiền ngay, họ có thể tìm mọi cớ để trì hoãn trả tiền.

Vậy, cán bộ thanh toán sẽ là người tư vấn giúp khách hàng lập được bộ chứng từ phù hợp là rất cần thiết.

* Đối với khách hàng NK:

- Các DN NK đôi khi nghiệp vụ mở L/C nhập còn kém, thường mắc lỗi, không bám sát hợp đồng dẫn tới bên bán không chấp nhận phải sửa đổi lại gây tổn thất thêm chi phí vô ích, mất thời gian. Nhiều khi việc mở L/C nhập còn thiếu sót gây thiệt hại cho chính đơn vị NK. Vì vây, phải hết sức thận trọng, những chi tiết dù rất nhỏ nhưng cũng là cơ hội để bên bán lợi dụng, gây thiệt hại cho nhà NK. Điều này chỉ có doanh nghiệp NK tự khắc phục. Ngân hàng chỉ mở L/C theo đúng đơn yêu cầu mở L/C của DN.

- Doanh nghiệp NK nhiều khi cũng gặp rủi ro bất khả kháng.

- Đơn vị NK gặp phải rủi ro do đối tác của mình không thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng. Họ giao hàng không đúng số lượng, chất lượng nhưng lại lập chứng từ phù hợp với L/C để đòi tiền. Chỉ đến khi nhận hàng, doanh nghiệp mới phát hiện ra hàng không dúng giá trị. Bên VN cũng có những khiếu nại, kiện tụng nhưng có những vụ không giải quyết được hoặc mất nhiều công sức và thời gian làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN.

Thứ ba, những tồn tại từ phía ngân hàng

Tuy NHCTHT có nghiệp vụ TTQT cao hơn DN, nhưng trước sự biến động của nhiều yếu tố NH cũng gặp một số khó khăn trở ngại trong hoạt động của mình. Những khó khăn này có thể do bản thân NH cũng có thể do KH ảnh hưởng tới. Như:

- Việc kiểm tra bộ chứng từ của khách hàng gửi đến. Họ lập chứng từ không rõ ràng, sắp xếp lộn xộn rất khó theo dõi, mất quá nhiều công sức không cần thiết cho cán bộ thanh toán, đồng thời làm cho việc phát hiện lỗi chứng từ khó khăn.

- Khi NHCTHT mở L/C cho đơn vị NK phải biết chắc chắn khả năng thu được nợ từ khách hàng. Nhưng thực tế, NHCTHT chỉ biết về số tiền trên tài khoản của dơn vị, tình hình thanh toán L/C trước, Nhưng NHCTHT còn cần biết chính xác DN làm ăn có bị thua lỗ không, thu nhập từ hoạt động kinh doanh có đều không… mà những thông tin này thực sự vẫn chưa được cung cấp đầy đủ.

2.3.3.Nguyên nhân tồn tại

Qua thực tiễn thanh toán TDCT tại NHCT Hà Tây có thể thấy các rủi ro xảy ra xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

*Từ phía khách hàng

Từ khi chuyển sang nền kinh tế mở cửa, hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ. Các đối thủ nước ngoài là những nhà buôn bán nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ luật về lĩnh vực TTQT, trong khi đó đội ngũ chuyên gia

giỏi của ta còn thiếu. Theo một số báo cáo thống kê mới nhất cho thấy hiện nay có khoảng 70% giám đốc của các doanh nghiệp kinh doanh XNK chưa qua đào tạo chính quy về nghiệp vụ ngoại thương cũng như TTQT. Khâu yếu nhất là hiện nay không ít cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp chưa sử dụng thành thạo ngoại ngữ, cộng với trình độ hiểu biết tập quán quốc tế còn non yếu, nên khi ký kết hợp đồng thương mại với nước ngoài thương hay sơ xuất, có trường hợp khách hàng nước ngoài tự thảo các điều khoản của hợp đồng, phía Việt Nam chỉ đọc qua rồi ký mà không biết rằng có những điều khoản bất lợi cho mình.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp XNK cố tình vi phạm các cam kết với các ngân hàng. Doanh nghiệp yêu cầu NHPH bảo lãnh nhận hàng trước khi nhận chứng từ qua ngân hàng và cam kết thanh toán tiền hàng. Nhưng sau khi nhận hàng DN đã bội ước mà không thực hiện cam kết đó. Sự bội ước này có những nguyên nhân khách quan, như sự biến động của thị trường tiêu thụ, hàng nhập về không bán được hoặc bán được nhưng DN bị thua lỗ và không có khả năng thanh toán với ngân hàng. Nhưng lý do chủ yếu là do sự cố tình vi phạm của DN tư nhân, đã bán hết hàng nhưng không chịu nộp tiền vào ngân hàng để thanh toán mà đem đi tiếp tục đầu tư vào kinh doanh và khi bị thua lỗ thì mất khả năng thanh toán. Khách hàng vì lợi ích riêng của DN đã bội ước với ngân hàng, tận dụng sơ hở của ngân hàng mà chây ỳ trong thanh toán. Phía thương nhân nước ngoài thì lợi dụng đặc điểm của thanh toán L/C là thông qua chứng từ, chứ không phụ thuộc vào hàng hóa, do vậy đã cố tình gian lận thương mại, giao hàng thiếu hoặc không đúng phẩm chất, thậm chí không giao hàng nhưng vẫn lập chứng từ giả xuất trình đến ngân hàng để rút tiền về.

* Từ phía Ngân hàng Công Thương Hà Tây

Trong ngân hàng công thương Hà Tây, hệ thống công nghệ thanh toán nói chung và TTQT nói riêng của NHCTHT những năm gần đây đã được đổi mới nhiều song vẫn còn nhiều điểm hạn chế.

Chương trình thanh toán INCAS là một trong những tiến bộ của NHCTHT trong thời gian gần đây nhưng bên cạnh những ưu điểm vượt trội nó vẫn tồn tại những vấn đề cần khắc phục.

Thứ nhất, lỗi hệ thống. Hàng ngày các giao dịch từ chi nhánh đều được truyền tải về một máy chủ duy nhất tại hội sở chính của NHCTHT. Trong số các giao dịch của chi nhánh không tránh khỏi sơ suất, thậm chí có cả sai sót. Nếu một chi nhánh sai sót thì ngay lập tức sáng hôm sau, toàn hệ thống sẽ không thực hiện giao dịch với khách hàng, thời gian có thể là hàng giờ, hàng buổi, thậm chí gần cả ngày, gây phiền phức cho NHCTHT và khách hàng, chưa kể làm giảm lòng tin, tiến tới mất khách hàng.

Thứ hai, do chỉ có duy nhất một máy chủ trong lúc có quá nhiều chi nhánh nên chương trình thường bị nghẽn mạch là điều khó tránh khỏi. Việc chương trình bị nghẽ mạch không chỉ làm chậm các bước hạch toán mà còn gây tâm lý không tốt với khách hàng.

Những vấn đề trên khiến cho việc truyền tin và nhận tin cũng như hạch toán vẫn còn nhiều trục trặc gây nên chậm trễ cho khách hàng và giảm uy tín quốc tế của NHCTHT.

Sản phẩm dịch vụ còn chưa đa dạng, nên chưa đáp ứng hết đòi hỏi của khách hàng và đòi hỏi của thương mại quốc tế trong tình hình hiện nay. NHCTHT mới chỉ triển khai các nghiệp vụ truyền thống phục vụ những giao dịch thương mại và dịch vụ thông thường giản đơn.

Ngoài ra, khả năng thu thập thông tin, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các DN còn bất cập, chưa được chú trọng. Do đó, việc phân loại khách hàng chưa được đầy đủ và thiếu chính xác, cũng như việc đánh gia staif sản thế chấp, cầm cố còn sai lệch so với giá trị thực tế, tạo những sơ hở mà DN có thể lợi dụng và vi phạm cam kết với ngân hàng.

* Do môi trường pháp lý

Hiện nay ở Việt Nam chưa có văn bản pháp quy nào hướng dẫn thanh toán TDCT, các bên tham gia đều vận dụng UCP 600 làm căn cứ quy định trách

nhiệm quyền hạn, nhưng UCP 600 chỉ là thông lệ TTQT, trong đó không quy định rõ mức xử lý như thế nào nếu có vi phạm. Ở nước ta còn thiếu những quy định pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa hợp đồng thương mại của người mua và người bán trong giao dịch tín dụng thư giữa các ngân hàng. Luật và các văn bản dưới luật quy định về giao dịch TDCT trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế, tập quán kinh doanh của nước ta. Đây chính là vấn đề khó khăn khi xem xét những tranh chấp ngoại thương giữa các DN và việc thanh toán giữa các ngân hàng có liên quan.

* Do nền kinh tế chưa ổn định, hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế chưa hoàn chỉnh, thường xuyên được sửa đổi bổ xung gây khó khăn cho các bên tham gia thanh toán TDCT. Có những mặt hàng đầu năm cho phép NK nhưng cuối năm lại không cho phép làm cho các DN đã ký hợp đồng NK với nước ngoài rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

KẾT LUẬN

Thông qua những nội dung được trình bày ở trên chúng ta thấy rằng: Thanh toán TDCT tại NHCT Hà Tây có vị trí vô cùng quan trọng. Trong những năm gần đây, tín dụng chứng từ đã góp phần không nhỏ vào bảng thành tích lợi nhuận, tuy nhiên qua phân tích thực trạng hoạt động thanh toán L/C đã bộc lộ những rủi ro tiềm ẩn là rất lớn. Để phát huy vai trò to lớn của TTQT đối với NHCT Hà Tây, cần thiết hạn chế tới mức cao nhất những rủi ro đó. Tạo nền móng cho việc đề ra các giải pháp, kiến nghị thiết thực, chương 2 của Chuyên đề đã tập chung giải quyết những vấn đề cơ bản về thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây và nguyên nhân tồn tại của những rủi ro trong phương thức này nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị có giá trị thực tế trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hà tây (Trang 34 - 41)