Hoàn thiện quy trình thanh toán L/C

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hà tây (Trang 46 - 49)

* Đối với L/C hàng nhập

Trong phương thức thanh toán L/C, trách nhiệm của ngân hàng phát hành rất lớn do đã cam kết thay mặt cho người mua thanh toán cho người bán. Do đó

việc thẩm định các dự án nhập khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Ngân hàng cần thẩm định khách hàng một cách kỹ lưỡng trước khi mở L/C. Khách hàng phải có hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh không còn nợ quá hạn tại ngân hàng. Dựa vào tình hình đó của khách hàng để ngân hàng có thể đưa ra được mức kỹ quỹ hợp lý. Định mức ký quỹ một cách hợp lý giúp cho ngân hàng mở tránh được rủi ro về tỷ giá. Định mức ký quỹ là một việc làm không đơn giản bởi mức ký quỹ quá cao sẽ gây khó khăn cho nhà NK, nhà NK sẽ sẵn sàng từ bỏ NHCTHT chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác có mức ký quỹ thấp hơn, còn nếu mức ký quỹ quá thấp sẽ không đảm bảo an toàn khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng. Vì vậy, cần xác định mức ký quỹ hợp lý phụ thuộc vào uy tín của doanh nghiệp NK, căn cứ vào khả năng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường trong thời gian tới, căn cứ vào hiệu quả kinh tế của lô hàng nhập về. Định mức ký quỹ phải cao hơn tỷ suất lợi nhuận mà lô hàng mang lại vì trong một số trường hợp nhà NK thế chấp bằng cả lô hàng không có khả năng thanh toán cho ngân hàng mở thì ngân hàng sẽ được quyền định đoạt hàng hóa, căn cứ vào tỷ lệ trượt giá của đồng tiền, trong thời kỳ tỷ giá biến động mạnh, ngân hàng phải điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ để tránh rủi ro về tỷ giá. Tỷ lệ điều chỉnh phải tương ứng với tỷ lệ trượt giá đồng tiền trong thời gian tới.

Cân nhắc điều kiện đảm bảo thanh toán: hiện tượng khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam là hàng hóa đến trước bộ chứng từ thanh toán. Để giảm chi phí lưu kho, lưu bãi mà nhà NK thường yêu cầu người hưởng gửi trực tiếp 1/3 B/L cho mình và 2/3 B/L còn lại gửi qua NHPH. Trong trường hợp này, nếu chấp nhận điều kiện đó thì nhất thiết vận đơn phải theo lệnh của ngân hàng mở ( B/L made out to the order of Issuing bank) để đảm bảo quyền định đoạt và kiểm soát bộ chứng từ xho NHCTHT thông qua hình thức ký hậu.

Xem xét các điều kiện đòi tiền: đòi tiền bằng điện là hình thức trong đó bảo lưu quyền đòi lại. Nghĩa là sau khi đã chuyển tiền bằng điện thanh toán cho người bán, nếu bộ chứng từ có lỗi và nhà NK từ chối thanh toán thì NHPH có

quyền đòi nhà XK hoàn lại tiền. Nhưng trong thực tế, khả năng hoàn tiền lại từ nhà XK là rất khó, còn tùy thuộc vào thiện chí và khả năng tài chính của họ nên khó tránh khỏi những tranh chấp xảy ra đặc biệt với những DN uy tín thấp. Vì vậy, khi thực hiện đòi tiền bằng điện, NH được chỉ định thanh toán cần đặc biệt quan tâm tới khả năng hoàn tiền từ nhà XK.

* Đối với L/C hàng xuất

Nếu NHCTHT tham gia vào phương thức tín dụng với tư cách là ngân hàng thông báo thì chỉ là ngân hàng cung ứng dịch vụ thu phí và không bị ràng buộc bởi trách nhiệm phải thanh toán. Tuy nhiên quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ. Ngân hàng phải có trách nhiệm xác thực tính trung thực của thư tín dụng. Khi nhận được L/C bằng điện (Telex, Swift) mà chưa xác minh được tính chân thực của bức điện đó, có thể không đầy đủ và không rõ ràng, có thể không xác định được mã điện hoặc không đúng Form Swift (nếu chuyển qua Swift). Trong trường hợp này, NHCTHT phải yêu cầu NHPH phát hành lại L/C đó theo đúng mẫu chuẩn của điện Swift nhằm phòng ngừa L/C giả.

Khi NHCTHT nhận được yêu cầu xác nhận L/C, nếu khách hàng không phải là khách hàng quen, cần yêu cầu ký quỹ 100% giá trị xác nhận và chứng từ được xuất trình tại NHCTHT nhằm hạn chế rủi ro và kiểm soát chứng từ. NHCTHT cần lưu ý về tình hình kinh tế chính trị của nước nhà NK, khả năng thanh toán và thiện chí của ngân hàng mở cũng như của nhà NK. Đối với những quốc gia tình hình tài chính không ổn, khủng hoảng kinh tế có thể dẫn đến hàng loạt các tổ chức tài chính tín dụng bị đóng cửa. Với những L/C được mở ở ngân hàng nước này, ngân hàng không nên chiết khấu bộ chứng từ vì rủi ro. Xuất phát từ yêu cầu khách quan là khả năng thanh toán của các bên, NHCTHT cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tin hoàn chỉnh gồm các kênh nội bộ và các kênh ngoài ngân hàng. Bên cạnh đó, NHCTHT cũng cần thiết lập hệ thống thông tin với các ngân hàng khác về tình hình tài chính, uy tín của DN, phát huy hiệu quả của bộ máy thông tin giữa các ngân hàng đại lý để có những thông tin chính xác về ngân hàng mở L/C và nhà NK.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hà tây (Trang 46 - 49)