Hiện nay NHCT Hà Tây hoạt động theo chỉ thị của NHCT Việt Nam. Hoạt động thanh toán TDT cũng tuân theo quy trình thống nhất của NHCT Việt Nam. Do đó, NHCT Việt Nam cần:
- NHCTVN cần thường xuyên tập trung ý kiến và những phản hồi của các chi nhánh về những vướng mắc trong quá trình thực hiện quy trình TTQT hiện tại, kết hợp với kỹ thuật tin học của hệ thống INCAS để có thể kịp thời chỉnh sửa những bất cập còn tồn tại trong quy chế và quy trình TTQT.
- Đào tạo đội ngũ thanh tra, kiểm tra, giám sát có trình độ toàn diện về mọi mặt giúp cho Ban lãnh đạo kiểm tra đánh giá các hoạt động TTQT của các chi nhánh, từ đó NHCT Việt Nam có cơ sở đưa ra những chính sách phù hợp hơn cho hoạt động TTQT.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua nền kinh tế mở đã mang lại những chuyển biến tích cực đối với hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Kim ngạch XNK tăng qua các năm, nền kinh tế ngày càng phát triển. Để
đạt được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các NHTM với tư cách là trung gian thanh toán quốc tế, trong đó chủ yếu là phương thức thanh toán TDCT đã giúp cho hoạt động thanh toán XNK diễn ra nhanh chóng và dạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trước sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của thương mại quốc tế thì rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và rủi ro trong thanh toán TDCT nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro là hết sức cần thiết.
Là một trong những NHTM lớn trên địa bàn tỉnh Hà Đông, NHCT Hà Tây trong những năm qua đã nỗ lực và không ngừng đổi mới các nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm phù hợp với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Song trước ngưỡng cửa của công cuộc đổi mới nền kinh tế, NH cũng phải đối mặt với không ít khó khăn trở ngại, trong đó những rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán TDCT vẫn là mối đe dọa thường xuyên với ngân hàng và khách hàng. Trước những vấn đề đó, cùng với sức ép cạnh tranh của các NHTM khác, ban lãnh đạo và các thanh toán viên cần nỗ lực hơn nữa, vận dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán TDCT một cách thích hợp nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro, qua đó hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động mua bán với nước ngoài.
Được sự ủng hộ và giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Tài chính - Ngân hàng và các cán bộ làm việc trực tiếp tại phòng tài trợ thương mại thuộc NHCT Hà Tây, đề tài đã hoàn thành được những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, giới thiệu một cách tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và những rủi ro khi áp dụng.
Thứ hai, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của NHCT Hà Tây nói chung và thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, trên cơ sở đó rút ra kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân gây rủi ro tại NHCT Hà Tây.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT, đề tài đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây.