Biện pháp tổ chức đào đất trong hố móng:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THI CẦU F1 (Trang 85 - 87)

b: phuơng pháp tiếp tuyến c: phuơng pháp dây cung kéo thẳng

5.1.1. Biện pháp tổ chức đào đất trong hố móng:

5.1.1.1. Đμo đất hố móng bằng biện pháp đμo trần : Có thể dùng máy, máy kết hợp thủ

công hoặc thủ công tuỳ điều kiện.

- Đào đất bằng máy ủi, kết hợp thủ công :

+ Phạm vi áp dụng : móng nằm trên địa hình s−ờn dốc, đặc biệt là móng mố.

+ Dùng máy ủi chạy theo h−ớng cắt ngang s−ờn dốc đào bạt s−ờn dốc hạ dần cao độ tự

nhiên đến cao độ mà cho phép hố móng có thể tiếp tục đào trần, hoặc dùng chống vách bằng ván gỗ, nếu khối l−ợng đào nhỏ tiến hành đào bằng thủ công vì không tập kết máy vào vị trí này đ−ợc.

+ Đất đào san xuống tạo mặt bằng thi công, đất thải từ hố móng có thể vận chuyển bằng thùng chứa và cần cẩu.

- Đào hố móng bằng máy đào gầu nghịch :

+ Phạm vi áp dụng : đối với địa hình thi công t−ơng đối bằng phẳng, hoặc kết hợp mái ủi san tạo mặt bằng và làm đ−ờng công vụ cho máy đào cùng với xe chở đất đi đến mặt bằng thi công.

+ Những điểm cần l−u ý khi thiết kế tổ chức sử dụng máy đào :

0,5m

5-12m 1m

Máy đào gàu nghịch

Đ−ờng mặt đất tự nhiên

Mặt bằng đào bằng máy ủi

• Tầm với của máy : khả năng v−ơn xa, đổ cao, đào đến vị trí thấp nhất .

• Vị trí đứng của máy so với mép hố móng đảm bảo ổn định vách ta luy.

• Dung tích gầu đào và năng suất của máy.

• Đ−ờng di chuyển của máy để nó có thể đào đ−ợc tất cả các vị trí của móng.

• Số l−ợng xe chở đất và bố trí đ−ờng vận chuyển.

5.1.1.2. Đμo đất trong hố móng có kết cấu chống vách :

- Tuỳ vào kết cấu khung chống quyết định việc chọn loại máy đào gầu nghịch hay máy đào gầu ngoặm.

- Kết cấu chống vách phải chắc chắn và bền vững chịu đ−ợc áp lực đất và tải trọng thi công.

- Cần xem xét cự ly giữa các văng chống để gầu đào lấy đất một cách dễ dàng.

+ Văng chống gồm một hàng các thanh chống ngang tạo thành các khe ngang thì dùng máy đào chạy dọc theo mép hố móng và lựa gầu lấy đất theo các khe này.

+ Văng chống là một khung gồm các thanh chống theo chiều ngang và dọc tạo thành các ô thì không dùng đ−ợc máy đào, khi đó phảI dùng máy xúc gàu ngoạm và thả gàu qua các ô để đào đất.

5.1.1.3. Đμo đất hố móng trong điều kiện ngập n−ớc :

- Th−ờng móng ngập nông không thể sử dựng hệ nổi phục vụ thi công. Có thể làm sàn đạo phục vụ thi công, lấy đất bằng máy đào đứng trên sàn đạo hoặc thiết bị xói hút. - Thiết bị xói hút gồm các đầu vòi xói n−ớc để phá đất nền thành bùn và các hạt rời và

đầu hút thuỷ lực hoạt động bằng hơi ép.

- Đ−ờng kính ống hút 250 ữ 300mm, đi kèm song song với ống hút là đ−ờng ống dẫn hơi ép xuống đến đầu hút của máy.

- Tại đầu hút ống hút đ−ợc mở rộng và đ−ờng ống hơi ép đ−ợc dẫn và thổi ng−ợc lên vào trong ống hút tạo nên một buồng chân không tại khu vực cửa hút, do đó n−ớc và bùn bị cuốn vào vòi theo luồn khí ép đi ng−ợc dọc theo ống hút để xả ra ngoài

- Máy có thể hút các viên đá lớn: kích th−ớc < 1/4 đ−ờng kính ống.

5.1.2. Xử lý đáy móng :

- Yêu cầu : cách đáy móng 0,5m phải đào đất bằng thủ công nhằm đảm bảo tính nguyên thổ, chỉ đ−ợc lấy đất đi chứ không đ−ợc bù vào. Đào thủ công từng lớp mỏng 10 ữ 15cm.

- Công việc đào xong là tiến hành đổ bê tông bệ móng. Nếu phải chờ một thời gian mới đổ bê tông móng thì chừa lại 0,1 ữ 0,2m ngay tr−ớc khi đổ bê tông tiến hành đào nốt và tạo phẳng bằng lớp đệm móng.

- Vai trò của lớp đệm móng :

Máy đào gàu nghịch

+ Bảo vệ nền đất d−ới đáy móng không bị phá hoại do đi lại dẫm đạp trong quá trình chuẩn bị đổ bê tông bệ móng.

+ San phẳng đáy móng, tạo thành lớp lót giữ vệ sinh cho cốt thép và chống mất n−ớc xi măng. Nó đảm bảo chất l−ợng bê tông bệ móng.

- Cấu tạo lớp đệm móng : Cao độ lớp lót móng thấp hơn cao độ đáy bệ. Có 2 loại :

+ Hỗn hợp dăm cát có chiều dày 15cm đầm chặt nếu gặp nền sét −ớt. Tr−ớc khi đổ lớp dăm đệm cần hớt bỏ lớp đất nhão bên trên sau đó rải và san lấn dần.

+ Vữa bê tông mác thấp dày 10cm. Đây là biện pháp rất hiệu quả vì nó sạch sẽ, ổn định nên là ván đáy cho bệ móng. Nếu bệ có cốt thép thì phải dùng bê tông lót móng. Bê tông lót móng đổ trực tiếp vào nền vừa đào và san phẳng và vỗ bằng đầm tay. Nếu nền có hiện t−ợng thấm thì dùng hỗn hợp bê tông khô rải lên và đầm, bê tông sẽ ngấm và ninh kết.

- Biện pháp xử lý đáy móng là nền đá :

+ Phải đào bóc đi lớp phong hoá c−ờng độ thấp bên trên bình quân 0,5m và tạo phẳng.

+ Tẩy lớp đá phong hoá bằng búa hơi ép, nếu khối l−ợng không lớn có thể áp dụng biện pháp nổ mìn l−ợng nhỏ và có

che chắn. Đá thải đ−ợc đ−a vào thùng chứa và cẩu lên.

+ Sau đó, tiến hành chôn neo chống tr−ợt trên mặt đá : thông th−ờng khoan lỗ Φ42, l= 50cm theo sơ đồ mắt sàng, khoảng cách a=50cm.

+ Dùng vòi n−ớc rửa sạch lỗ khoan, nhồi vữa xi măng cát tỉ lệ 1 : 2 vào đầy các lỗ khoan, không tạo thành các túi khí trong lỗ.

+ Neo các thanh Φ32 có gờ dài 100cm đóng vào các lỗ đã nhồi vữa ngập sát đáy.

+ Sau đó, dùng vữa bê tông láng một lớp dày 5cm khắp l−ợt đáy móng để tạo phẳng bằng cao độ thiết kế của đáy móng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THI CẦU F1 (Trang 85 - 87)