Kiểm tra sức chịu tải của cọc khoan nhồi:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THI CẦU F1 (Trang 112 - 114)

Máy khoan đào gầu

5.3.7. Kiểm tra sức chịu tải của cọc khoan nhồi:

5.3.7.1. Ph−ơng pháp nén tĩnh :

- Nội dung : chất tải trọng lên cọc (các khối bê tông đối trọng) cho đến khi cọc bị phá hoại để xác định sức chịu tải của cọc.

- Đặc điểm :

+ Cho biết chính xác sức chịu tải của cọc.

+ Giá thành thử nghiệm cao.

+ Không cho biết đ−ợc tình trạng của cọc. - áp dụng :

+ Công trình quan trọng.

+ Thi công ở điều kiện địa chất phức tạp, độ tin cậy chất l−ợng bê tông không cao.

+ Công trình có móng chịu lực ngang và lực kéo lớn.

5.3.7.2. Ph−ơng pháp thử động :

- Nội dung : Dùng bộ phát chấn động tại đầu cọc để thu các tín hiệu thông qua bộ xử lý để đánh giá tình trạng của cọc.

- Đặc điểm :

+ Cho biết tình trạng và chất l−ợng cọc.

+ Không biết đ−ợc sức chịu tải của cọc.

+ Độ tin cậy không cao. - áp dụng :

+ Khi t− vấn thiết kế yêu cầu.

5.3.7.3. Ph−ơng pháp siêu âm :

- Nội dung : Dùng máy siêu âm gồm một đầu thu và một đầu phát. Các đầu thu và đầu phát đ−ợc thả xuống 2 ống khác nhau. Tiến hành phát sóng siêu âm và ghi lại tốc độ truyền sóng tại từng vị trí của thân cọc.

- Đặc điểm : căn cứ vào tốc độ truyền sóng cho biết :

+ Chất l−ợng bê tông cọc và sức chịu tải của cọc.

+ Các h− hỏng khuyết tật có thể có của cọc.

+ Giá thành rẻ.

- áp dụng : Rộng rãi tại các công trình.

5.4. Thi công móng giếng chìm vμ giếng chìm hơi ép:

5.4.1. Cấu tạo móng giếng chìm :

- Là loại móng chịu lực tốt nhất trong các loại móng, là kết cấu BTCT đ−ợc đúc ở trong mặt đất rồi đ−ợc hạ vào trong nền đất đến độ sâu thiết kế nhờ trọng l−ợng của nó. Móng có thể hạ sâu đến 200m, kích th−ớc có thể đến 30m.

- Móng đ−ợc chế tạo thành từng đốt dài khoảng 5m, chế tạo đến đâu thì hạ đến đó. Nó th−ờng sử dụng ở nơi có điều kiện địa chất thuỷ văn bất lợi, mực n−ớc thi công rất cao. Nh−ng khối l−ợng vật liệu rất lớn và thời gian thi công kéo dài.

- Hình dạng : chữ nhật, vuông, tròn phía trong có các khoang.

+ Thành ngoài : là bộ phận chịu lực chủ yếu và có

nhiệm vụ truyền tải trọng từ trên tác dụng xuống truyền vào nền đất, nó dày

δ=1ữ1,8m bằng BTCT.

+ Thành trong : có tác dụng tăng cứng và chịu một phần tải trọng tác dụng vào giếng, nó có chiều dày δ=0,8ữ1m.

- Khi hạ đến đáy thì đổ một lớp bê tông có chiều dày 2m có tác dụng kín đáy, phần trên rỗng : đổ lấp lòng bằng cát, sỏi sạch, phía trên là nắp giếng.

- Để hạ giếng chìm th−ờng có ba cách sau :

+ Dùng máy đào gàu ngoạm, đào thủ công để lấy đất ra lòng giếng cho đến khi trọng l−ợng của giếng thắng đ−ợc lực ma sát thì giếng tự tụt.

+ Dùng ph−ơng pháp thuỷ lực : dùng máy bơm có công suất lớn, có áp lực cao bơm n−ớc vào trong giếng làm đất đá lẫn với n−ớc, sau đó dùng máy bơm khác để hút n−ớc có lẫn đất đá ra khỏi lòng giếng cứ nh− thế lấy đất ra khỏi lòng giếng cho đến khi trọng l−ợng của giếng thắng đ−ợc lực ma sát thì giếng tự tụt.

+ Giếng chìm hơi ép : khi giếng hạ tới một chiều sâu nào đó thì khả năng đào đất bằng máy đào ngoạm, thủ công và ph−ơng pháp xói hút cũng không thể lấy đất ra khỏi lòng giếng. Khi đó phải biến giếng chìm thành giếng chìm hơi ép tức phải có buồng chứa khí nén.

- Tr−ớc tiên đắp đảo nhân tạo, kích th−ớc đảo tuỳ thuộc vào kích th−ớc móng và đ−ờng hộ đạo (mỗi bên 3m), tuỳ thuộc điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn ta bố trí vòng vây đất, kè bằng bao tải, vòng vây cọc ván...trên mặt đảo có một lớp cát không lẫn sỏi sạn dày 0,5m. (nếu giữa sông thì phải có vòng

vây để đắp đảo). Sau đó tiến hành đo đạc xác định vị trí tim giếng.

- Xung quanh chu vi giếng và ở các s−ờn ng−ời ta dùng tà vẹt chôn vào trong cát đảm bảo đối xứng nhau, đối với giếng hình tròn thì ít nhất 4 tà vẹt, với giếng hình tròn thì trên mỗi cạnh ít nhất 2 tà vẹt và nằm trên một mặt phẳng.

- Trên những tà vẹt ng−ời ta xếp ván và dựng l−ỡi cắt và ván khuôn ở giếng và thành, đúc đốt giếng đầu tiên : bê tông đổ phải đối xứng tránh lệch tải, gây lún không đều và giếng dễ bị nứt và bảo d−ỡng bê tông, Khi bê tông đạt c−ờng độ thì tháo ván khuôn trong và ván khuôn ngoài.

- Tiến hành moi cát rồi rút tà vẹt theo nguyên tắc cách một thanh rút một thanh, rút thanh nào xong thì lấp cát lại, rút phải đối xứng để giếng không bị nghiêng.Rút xong những thanh chẵn rồi mới rút thanh lẽ.

- Moi đất trong lòng rồi hạ dần giếng tụt xuống, để giếng tụt đều, đào đều các b−ớc. Ban đầu th−ờng đào bằng thủ công rồi mới đào bằng máy th−ờng dùng máy đào gàu ngoạm có dung tích gầu 0,5-1,0m3 hoặc có thể dùng máy bơm có công suất lớn và có áp lực cao.

- Sau khi hạ xong một đốt đến khi đỉnh đốt đó cách mặt đất 0,5m thì tiến hành đổ bê tông chồng lên rồi cứ thế hạ.

- Khi giếng hạ đến cao độ thiết kế, tiến hành kiểm tra, dọn đáy giếng bằng vòi xói và máy hút bùn trong phạm vi đáy giếng nh−ng cần phải bơm n−ớc bù vào để tránh tình trạng cát trôi làm nghiêng lệch giếng.

- Sau đó, tiến hành đổ bê tông bịt đáy giếng chìm để nó có thể truyền toàn bộ tải trọng của kết cấu bên trên xuống đáy giếng. Do đó, lớp bê tông phải đảm bảo chống đ−ợc áp lực đẩy lên của đất và n−ớc bên d−ới giếng chìm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THI CẦU F1 (Trang 112 - 114)