Kế toán Công ty hạch toán toàn bộ các yếu tố chi phí thuộc chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng trên TK 627 (chi tiết theo phân xưởng) nhưng lại không chi tiết cho từng yếu tố sản xuất chung như: chi phí vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác… Điều này đã gây khó khăn cho việc theo dõi quản lý các yếu tố chi phí sản xuất chung. Do vậy, kế toán công ty nên mở thêm tài khoản cấp 3 để quản lý chi phí sản xuất chung chi tiết cho từng khoản mục.
Ví dụ: TK 6272 – CPSXC ở phân xưởng cơ khí có thể mở thêm các tài khoản cấp 3 như sau:
TK 62721: Chi phí vật liệu thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí TK 62722: Chi phí nhân công thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí
TK 62723: Chi phí công cụ, dụng cụ thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí TK 62724: Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí TK 62727: Chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí TK 62728: Chi phí bằng tiền khác thuộc CPSXC ở phân xưởng cơ khí
Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý CPSXC, Công ty nên lập cho mỗi phân xưởng một sổ chi phí sản xuất chung trên cơ sở các tiểu khoản đã được mở, từ đó tiến hành tổng hợp số liệu để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng.
Thực tế, Công ty hạch toán toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài vào chi phí sản xuất chung là chưa phù hợp với nội dung và tính chất của chi phí vì chi phí này ngoài việc phục vụ cho sản xuất còn phục vụ cho các phòng ban. Việc hạch toán như vậy làm cho giá thành sản phẩm phải gánh chịu thêm phần chi phí của bộ phận khác.Vì vậy, kế toán nên tách riêng phần chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất để tập hợp vào TK 627 – CPSXC, còn phần chi phí phục vụ các phòng ban nên tập hợp vào TK 642 – Chi
79