Thay đổi phương pháp tính giá nguyên vật liệu trong kế toán CPNVLTT

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (Trang 82 - 84)

Việc sử dụng hệ thống giá hạch toán cho toàn bộ quy trình nhập, xuất nguyên vật liệu mặc dù phù hợp với tình hình thực tế (dotrong quá trình sản xuất ở Công ty, nguyên vật liệu được sử dụng với khối lượng lớn, nhập xuất diễn ra liên tục, giá cả nguyên vật liệu trên thị trường lại thường xuyên biến động) nhưngchế độ kế toán đã bỏ không sử dụng giá hạch toán nên việc Công ty vẫn sử dụng giá hạch toán là không còn phù hợp.

Vì vậy, kế toán nên thay đổi từ việc sử dụng hệ thống giá hạch toán sang một trong các phương pháp tính giá xuất kho như: LIFO (nhập sau xuất trước), FIFO (nhập trước xuất trước), bình quân gia quyền hay bình quân cả kì dự trữ. Trong số các phương pháp kể trên, phương pháp FIFO là thích hợp nhất do phản ánh đước giá trị hàng tồn kho theo giá gần nhất và sát với giá thị trường nhất.

3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Theo chế độ kế toán hiện hành, nội dung chi phí nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất chỉ bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và được hạch toán vào TK 622. Vì vậy, kế toán nên tách biệt chi phí nhân viên gián tiếp phân xưởng ra khỏi chi phí nhân công trực tiếp, sau đó đưa sang chi phí sản xuất chung rồi phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức thích hợp. Như vậy, không những kế toán sẽ đảm bảo được đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành mà còn góp phần củng cố sự công bằng trong phân phối thu nhập, khuyến khích việc tăng năng suất, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Việc phân bổ chi phí tiền lương của nhân viên gián tiếp trong phân xưởng có thể tiến hành như sau: Căn cứ vào Bảng chấm công của từng phân xưởng và Bảng kê sản phẩm nhập kho, kế toán tính riêng được tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương của nhân viên gián tiếp trong phân xưởng được tính theo thời gian còn

77

theo hệ số lương của từng người. Cuối tháng, phân bổ chi phí nhân viên gián tiếp phân xưởng cùng với những chi phí sản xuất chung khác theo công thức:

Chi phí nhân công gián tiếp phân bổ

cho sản phẩm A = Chi phí NVL chính sản xuất của sản phẩm A × Tổng chi phí nhân công gián

tiếp Tổng chi phí NVL chính

sản xuất

Bên cạnh đó, tại Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, số lượng công nhân trực tiếp sản xuất rất lớn, thời gian nghỉ phép lại không đều giữa các tháng.Vì vậy, việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất sẽ góp phần làm cho chi phí sản xuất không bị thay đổi nhiều khi phát sinh tiền lương nghỉ phép thực tế của công nhân trực tiếp. Song hiện nay, Công ty chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, vì vậy khi phát sinh khoản chi phí này thường làm cho giá thành sản phẩm bị biến động lớn giữa các kỳ, làm cho công tác so sánh, phân tích tình hình biến động chi phí giữa các kỳ của Công ty gặp khó khăn và không chính xác. Do đó, Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo một tỷ lệ nhất định trên tổng tiền lương. Như vậy, sẽ đảm bảo một tỷ lệ ổn định về chi phí nhân công trực tiếp trên tổng giá thành sản phẩm, không làm ảnh hưởng đến giá thành giữa các tháng.Khi có phát sinh thực tế thì mới thực hiện xuất quỹ tiền mặt để trả công nhân.

Để tiến hành việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán cần lập kế hoạch trích trước:

Mức trích trước tiền

lương nghỉ phép kế hoạch =

Tiền lương cơ bản thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất

trong tháng

× Tỷ lệ trích trước

Kế toán sử dụng TK 335 – Chi phí phải trả để hạch toán tiền lương nghỉ phép trích trước của công nhân trực tiếp sản xuất.

Hàng tháng, khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Số tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép thực tế phải trả Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 334 – Phải trả công nhân trực tiếp

Xét ví dụ: giả sử trong năm 2014, kế hoạch tiền lương của công nhân sản xuất tại Công ty là 28.970.586.250 VNĐ

Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất tháng 6 năm 2014 là 2.383.222.500 VNĐ

Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm 2014 là 402.615.540 VNĐ Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép = 402.615.540 × 100% = 1,39% 28.970.586.250

Như vậy tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất phải trích trong tháng 6 năm 2014 là: 2.383.222.500 × 1,39% = 33.126.792 VNĐ

Từ kết quả trên kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 622 33.126.792

Có TK 335 33.126.792

Số trích trước này sẽ được phân bổ cho các phân xưởng bằng tiền lương của phân xưởng đó nhân với tỷ lệ trích trước.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)