Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (Trang 31 - 33)

2.1.1.1. Thông tin cơ bản

Tên gọi chính thức: Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu

Tên giao dịch quốc tế: Export mechanical tool stock company (EMTC) Trụ sở chính: Lô 15A, Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Chi nhánh: 229 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Hà Nội

Điện thoại: 04.35860394 Email: info@emtc.com.vn Website: http://emtc.com.vn/

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103000178 cấp ngày 12/12/2000 Mã số thuế: 0100103626

Vốn điều lệ: 40 tỷ VNĐ (năm 2013) Giám đốc công ty: Hồ Viết Tâm

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu được thành lập vào ngày 18/11/1960. Thời kỳ mới thành lập, công ty có tên là “Xưởng y cụ” trực thuộc Bộ y tế với cơ sở ban đầu là 13000m2 đất do Nhà Nước cấp để xây dựng nhà xưởng. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính là sản xuất bông bang, kẹp mạch máu, thuốc diệt muỗi trừ sốt rét… đa số phục vụ cho Quân đội thời chiến tranh. Tổng số lao động của Xưởng chỉ trên 100 người, trang thiết bị thiếu thốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, sản xuất thủ công là chính.

Ngày 14/7/1964, Xưởng y cụ đổi tên thành “Nhà máy Y cụ” với nhiệm vụ hàng đầu là sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và sửa chữa thiết bị y tế. Trong thời gian này, Nhà máy đi sâu nghiên cứu chế tạo các sản phẩm phức tạp hơn và đã tự chủ trong sản xuất cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, tạo tiền đề phát triển nhanh về sản xuất.

Ngày 16/1/1971, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển Nhà máy Y cụ chuyển sang trực thuộc Bộ cơ khí và luyện kim. Trong những năm 70 này, Nhà máy được mở rộng hơn về quy mô sản xuất, số lượng lao động, đưa vào sản xuất các dụng cụ cơ khí cầm tay như kìm, cờ lê,… từ đó giá trị sản xuất tăng nhanh, gấp 3-4 lần so với năm 1964.

Năm 1980, nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của mình là ổn định thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, tự chủ trong sản xuất và tìm kiếm thị trường mới.

Ngày 1/1/1985 Bộ cơ khí luyện kim đã đổi tên Nhà máy Y cụ thành “Nhà máy Dụng cụ cơ khí xuất khẩu”, giá trị sản lượng xuất khẩu của Nhà máy năm 1985 chiếm 70,29% tổng giá trị sản lượng sản xuất, các sản phẩm của Nhà máy đã có uy tín trên thị trường không những trong nước mà cả nước ngoài như Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc.

Từ năm 1990, do hệ thống XHCN của Đông Âu bị sụp đổ, thị trường của nhà máy bị thu hẹp, thêm vào đó là sự chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước từ chế độ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho Nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, Nhà máy đã chủ động tìm đến các bạn hàng trong và ngoài nước, một mặt vẫn duy trì được các sản phẩm dụng cụ cầm tay như: kìm điện, clê … mặt khác liên doanh với các công ty của Nhật Bản, Đài Loan sản xuất các sản phẩm gia dụng bằng thép không rỉ - Inox.

Ngày 1/1/1996, Nhà máy đổi tên thành “Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu” trực thuộc bộ Công nghiệp và được phép chủ động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp với nước ngoài.

Ngày 1/1/2001 theo quyết định số 62/QĐ – BCN ngày 02/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu thực hiện cổ phần hóa 100% chuyển thành Công ty Cổ phần với tên gọi mới “Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu”.

Tại thời điểm ngày 1/1/2001 số vốn điều lệ của công ty là 12.000.000.000 VNĐ .trong đó:

 Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty: 91,7%

 Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài công ty: 8,3%

 Mệnh giá: 100.000 đồng/ cổ phần.

Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 611 lao động trong Công ty là 63.833 cổ phần với giá trị ưu đãi là 1.914.990.000 đồng, chiếm 20% giá trị vốn Nhà nước tại Công ty.

Trải qua hơm 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm như: hàng Inox xuất khẩu, các loại dụng cụ phụ tùng ôtô xe máy, sản phẩm y tế, các loại máy chuyên dùng và các loại hàng cơ khí khác. Công ty luôn quan tâm đến công tác quản lý kỹ thuật, cải tiến công nghệ, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước theo phương châm “Chất lượng sản phẩm là sự sống còn, là

23

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)