Hạn chế 1: Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu trong kế toán
CPNVLTT.
Sản phẩm của Công ty sản xuất rất đa dạng với khối lượng lớn nên Công ty phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu được sử dụng với khối lượng lớn, nhập xuất diễn ra liên tục, giá cả nguyên vật liệu trên thị trường lại thường xuyên biến động. Do đó, để thuận tiện cho công việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty đã lập ra một hệ thống định mức về chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, tương ứng với nó là hệ thống giá hạch toán cho từng loại nguyên vật liệu. Tuy vậy nhưng chế độ kế toán hiện hànhđã không còn sử dụng giá hạch toán nên việc Công ty vẫn sử dụng giá hạch toán là không còn phù hợp.
75
hay những khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng thì được đưa vào khoản mục chi phí sản xuất chung. Nhưng trong quá trình hạch toán tiền lương thực tế tại Công ty, kế toán tính gộp cả chi phí về tiền lương của bộ phận sản xuất trực tiếp và tiền lương của bộ phận quản lý phân xưởng vào chi phí nhân công trực tiếp.Điều này không đúng với chế độ kế toán hiện hành.Mặt khác, phương pháp tính tiền lương cho bộ phận sản xuất trực tiếp cũng giống như phương pháp tính tiền lương cho nhân viên quản lý phân xưởng, tức là tính lương theo sản phẩm. Điều nàytạo ra sự thiếu công bằng giữa nhóm công nhân sản xuất trực tiếp với nhóm nhân viên quản lý phân xưởng, thời gian dài có thể gây nên sự bất mãn, làm hạn chế việc tăng năng suất lao động.
Hàng tháng, Công ty vẫn hạch toán tiền lương và thực hiện trích các khoán BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ quy định nhưng không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Trong khi đó, số lượng lao động trực tiếp tại Công ty rất lớn, có thể phát sinh những đợt nghỉ phép của hàng loạt công nhân. Nếu có tháng công nhân nghỉ phép quá nhiều thì việc không trích trước tiền lương nghỉ phép sẽ làm cho chi phí nhân công trực tiếp của tháng đó tăng lên, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm.
Hạn chế 3: Về kế toán chi phí sản xuất chung
Các yếu tố chi phí nằm trong khoản mục chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó chỉ phản ánh trên TK 627 chi tiết theo các phân xưởng (TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274) mà không được phản ánh vào các tài khoản chiphí chi tiết theo từng yếu tố chi phí sản xuất chung. Điều này gây khó khăn trong việc kiểm tra, theo dõi.
Công ty hạch toán toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài vào chi phí sản xuất chunglà chưa phù hợp vì phần chi phí này không chỉ phục vụ cho bộ phận sản xuất mà còn phục vụ cho bộ phận ngoài sản xuất (các phòng ban). Việc hạch toán như vậy làm cho giá thành sản phẩm phải gánh chịu thêm phần chi phí của bộ phận khác, dẫn đến làm sai lệch giá thành sản phẩm.
Hạn chế 4: Về công tác tính giá thành sản phẩm
Phiếu tính giá thành sản phẩm do kế toán Công ty lập chưa thực sự phù hợp với mẫu biểu của Bộ Tài chính quy định. Các chi phí nằm trong giá thành sản phẩm không chỉ được tập hợp vàphản ánh theo các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) mà còn chi tiết theo các yếu tố khác (NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu …). Điều đó làm cho công việc ở khâu tính giá thành rất phức tạp.
Bên cạnh đó, mặc dù Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm: tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm, song kết cấu phiếu tính giá
thành sản phẩm lại chưa phản ánh được tính chất phân bước trong tính giá thành sản