5. Kết cấu của đề tài
4.2. Quan điểm sử dụng hiệu nguồn vốn ODA cho xóa đói giảm nghèo
tỉnh Quảng Ninh
Để có thể hình dung những định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn ODA, cần thống nhất một số quan điểm cơ bản sau:
- Nguồn vốn ODA là không chắc chắn. Vì vậy, quốc gia, địa phƣơng tiếp nhận vốn ODA không nên quá kì vọng vào nguồn vốn này.
- Vốn ODA phải đƣợc nhìn nhận là một bộ phận của Ngân sách Nhà nƣớc. Các cấp quyết định, cơ quan chủ quản và chủ đầu tƣ các dự án ODA phải chịu trách nhiệm trƣớc toàn dân - không chỉ với thế hệ hôm nay mà cả mai sau - về hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
- Hiệu quả quản lý vốn ODA phải đƣợc đảm bảo từ 2 phía: nhà tài trợ và quốc gia tiếp nhận tài trợ.
- Mọi thông tin của quá trình quản lý vốn ODA phải rõ ràng và minh bạch, cần đƣợc cập nhật và công bố công khai một cách thƣờng xuyên.
- Từ cơ sở quan điểm đã nêu, để nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA cần chú ý:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ nhất, Chính phủ, chính quyền địa phƣơng, cơ quan chủ quản và chủ đầu tƣ các dự án ODA phải thống nhất nhận thức: nguồn vốn ODA là một bộ phận NSNN, là một phần nguồn lực tài chính quốc gia và tạo gánh nặng nợ nần cho ngƣời dân, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả mai sau. Quản lý lãng phí và không hiệu quả nguồn vốn này là có tội đối với dân tộc.
Thứ hai, Chính phủ cũng nhƣ từng chính quyền địa phƣơng phải hoạch định chiến lƣợc vận động và sử dụng vốn ODA phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội. Do phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố bất định nên khó có thể dự kiến chuẩn xác (trong dài hạn) vốn ODA vận động đƣợc. Vì vậy, các chƣơng trình, dự án dự định sẽ đầu tƣ bằng vốn ODA phải đƣợc sắp xếp thứ tự ƣu tiên theo một số phƣơng án với các khả năng khác nhau. Các chƣơng trình dự án có mức ƣu tiên cao cần bố trí nguồn vốn thay thế nếu không vận động đƣợc vốn ODA.
Thứ ba, cần quán triệt nguyên tắc quản lý vốn ODA phải căn cứ vào kết quả và hiệu quả. Xây dựng và thực hiện qui trình kỹ thuật dự án theo hƣớng chuyên nghiệp hóa: từ khi xác định DA, chuẩn bị DA, đánh giá DA, phê duyệt DA, đàm phán, kí kết, đấu thầu, thi công, giám định, đánh giá sau DA và kiểm toán, cố gắng mỗi khâu phải đƣợc đảm nhiệm bởi cơ quan chuyên trách. Ban hành hệ thống các hƣớng dẫn chi tiết trong từng khâu, từ đó phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp liên quan. Đặc biệt, cần có những hƣớng dẫn cụ thể thực hiện quá trình đánh giá dự án sau hoàn thành. Các thông tin về quá trình quản lý vốn ODA phải rõ ràng minh bạch, đƣợc thông báo đầy đủ cho nhân dân và các nhà tài trợ.
Thứ tƣ, để khắc phục tình trạng một dự án phải có hai thủ tục nhƣ đã nêu; Chính phủ cần chấp nhận dự án nhà tài trợ nào đƣợc phép áp dụng thủ tục và hƣớng dẫn của nhà tài trợ đó. Mặc dầu đã có những nỗ lực nhất định từ phía các nhà tài trợ trong vấn đề thống nhất thủ tục, nhƣng khó có thể hình thành một hệ thống thủ tục chung của các nhà tài trợ trên phạm vi toàn cầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Do vậy, đối với các DA ODA, Chính phủ nên hình thành qui định hệ thống thủ tục trong nƣớc theo kiểu “khung”, các vấn đề chi tiết cho phép áp dụng thủ tục và hƣớng dẫn của nhà tài trợ.
Thứ năm, Chính phủ cần xây dựng hệ thống tiêu chí hợp lý, phân cấp quản lý vốn ODA. Để xây dựng đƣợc hệ thống tiêu chí này cần đánh giá lại một cách toàn diện và thống kê đầy đủ các DA ODA đã và đang đƣợc triển khai thực hiện nhằm xác định mối quan hệ giữa mức độ hiệu quả đạt đƣợc của DA với các tiêu chí: qui mô, trách nhiệm trả nợ, năng lực quản lý vốn ODA của địa phƣơng, lĩnh vực đầu tƣ của DA, nhà tài trợ v.v…
Thứ sáu, các bộ ngành trong Chính phủ và chính quyền các địa phƣơng cần có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác quản lý vốn ODA theo hƣớng chuyên môn hóa.