5. Kết cấu của đề tài
4.3.10. Sử dụng vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ tăng
trưởng và giảm nghèo
Phát triển kết cấu hạ tầng là khâu đột phá để phát triển đất nƣớc. Kết cấu hạ tầng cơ bản (quy mô nhỏ, vừa) đóng góp trực tiếp vào giảm nghèo thông qua các chƣơng trình, dự án thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, các dịch vụ xã hội cơ bản liên quan đến quá trình tăng trƣởng và giảm nghèo.
Kết cấu hạ tầng quy mô lớn có vai trò quan trọng vừa có tác động trực tiếp, vừa tác động lan toả thông qua các ảnh hƣởng liên kết nhƣ di chuyển lao động giữa các vùng, các ngành, liên kết đầu tƣ, trao đổi thông tin…
Tăng cƣờng đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng quy mô lớn sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, kinh tế ngành theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năng lực của một số ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng sẽ tăng lên đáng kể nhƣ giao thông vận tải, điện lực, thuỷ lợi…giúp khai thác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triệt để tiềm năng phát triển của các vùng, bảo đảm gắn phát triển kinh tế với các mục tiêu xã hội và xoá đói giảm nghèo.
Tác động của cơ sở hạ tầng trong xoá đói giảm nghèo thông qua tăng trƣởng kinh tế thể hiện trực tiếp ở hiệu quả đầu tƣ; nhờ tăng trƣởng kinh tế, tiềm lực kinh tế đƣợc nâng cao, tăng nguồn thu ngân sách từ đó tạo ra nguồn vốn đầu tƣ nhiều hơn cho vùng nghèo, ngƣời nghèo thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập.
Phát triển kết cấu hạ tầng sẽ làm giảm bớt các cách biệt về địa lý và sự chênh lệch giữa các vùng, tăng cƣờng sự giao lƣu, trao đổi kinh tế giữa các vùng đặc biệt là các vùng nghèo với các vùng kinh tế phát triển. Đồng thời, phát triển kết cấu hạ tầng cho phép giảm thiểu những tổn thất về thu nhập do biến động sản xuất hoặc thiên tai.
Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng phải đảm bảo 2 nội dung hỗ trợ: thứ nhất: đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn.Quá trình này phải mang lại cho xã các công trình phục vụ nhân dâm, có việc làm tăng thêm thu nhập từ lao động xây dựng các công trình ở xã. Thứ hai: ngƣời dân đƣợc trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tƣ, quản lý và khai thác công trình, từ đó nâng cao quyền lợi và trách nhiệm. Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí đầu tƣ kết hợp với huy động nguồn vốn trong và ngoài nƣớc để xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở ở địa phƣơng.
Để xây dựng đƣợc các công trình hạ tầng quy mô lớn thƣờng đòi hỏi vốn đầu tƣ rất lớn mà nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhiều khi không đáp ứng đƣợc. Do vậy, vốn ODA là một giải pháp tốt cho vấn đề này.
4.3.11. Sử dụng ODA hỗ trợ phát triển các ngành nghề, lĩnh vực phục vụ tăng trưởng và giảm nghèo
Hiện nay, đa số ngƣời nghèo vẫn sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu mang tính chất tự cung, tự cấp với năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
suất và chất lƣợng thấp do cách suy nghĩ của họ vẫn còn bó hẹp theo lối truyền thống, đồng thời họ cũng không có điều kiện để đầu tƣ cho việc sản xuất nhƣ: con giống, hệ thống thuỷ lợi, phân bón, các phƣơng tiện sản xuất mang tính hiện đại… Bên cạnh đó, sản phẩm của ngƣời nông dân sản xuất ra nhiều khi không tìm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ do không có đƣợc thông tin về thị trƣờng, chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra chƣa đạt chất lƣợng cao và chủ yếu vẫn là các sản phẩm thô chƣa qua chế biến nên có giá trị rất thấp.
Do tập quán canh tác và nhiều yếu tố khác tác động nên lƣợng thời gian đƣợc huy động trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ rất thấp, ngƣời nông dân vẫn còn lãng phí rất nhiều thời gian trong khi họ lại không đƣợc đào tạo nghề nên cũng rất khó có thể đƣợc nhận vào làm việc trong các khu vực khác của nền kinh tế.
Vì vậy, huy động vốn đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, phát triển giáo dục đào tạo, đầu tƣ vào các ngành công nghiệp nhƣ: Xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đầu tƣ con giống; xây dựng các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất công cụ lao động; đào tạo nghề cho lao động sẽ giúp ngƣời nghèo có thêm nhiều cơ hội để tham gia vào thị trƣờng lao động, nâng cao năng suất lao động, tạo ra đƣợc nhiều sản phẩm có chất lƣợng cao và có giá trị từ đó tăng thu nhập và vƣơn lên thoát nghèo.
Đầu tƣ phát triển các Tổ tự quản giảm nghèo, xây dựng các thể chế cộng đồng tự quản theo phƣơng châm khuyến khích sự chủ động cùng tham gia. Xây dựng những thể chế nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng nhƣ các hợp tác xã kiểu mới, tổ chức nghề nghiệp của nông dân. Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội tự nguyện trong cộng đồng, của hộ nghèo nhƣ nhóm tiết kiệm, tín dụng, nhóm tƣơng trợ, nhóm sở thích, câu lạc bộ, …động viên cộng đồng hỗ trợ, chia sẻ cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Ngƣời nghèo, hộ nghèo bƣớc đầu nhận thức đƣợc nhu cầu, quyền lợi và trách nhiệm của mình, chủ động tham gia vào trách nhiệm của mình; chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
động tham gia vào quá trình giảm nghèo của chính mình; trình độ dân trí, tính dân chủ đƣợc nâng lên; tính cộng đồng ngày càng mở rộng; quan hệ giữa các dân tộc đƣợc vun đắp, tô bồi. Từ đó tạo thêm sự gắn bó trong cộng đồng dân cƣ, đậm đà thêm tình làng nghĩa xóm; tác động tích cực đối với phong trào giảm nghèo.
4.3.12. Đầu tư mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo
Bản chất của an sinh xã hội là tạo ra lƣới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội trong trƣờng hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác. Chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nƣớc nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội.
Để hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội cần thống nhất và từng bƣớc nâng cao mức độ an sinh xã hội trong toàn xã hội, ƣu tiên phát triển sự nghiệp an sinh xã hội nông thôn và cho ngƣời lao động ngoài khu vực nhà nƣớc; xây dựng hệ thống an sinh xã hội nông thôn; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách liên quan đến công tác xóa đói, giảm nghèo.
Tăng cƣờng giáo dục, tuyên truyền để ngƣời nghèo nâng cao nhận thức về hoàn cảnh và có quyết tâm thoát nghèo. Thƣờng xuyên xây dựng, triển khai thực hiện các dự án và các chƣơng trình hành động về công tác xóa đói, giảm nghèo. Có cơ chế, biện pháp kiểm tra, giám sát bảo đảm mọi nguồn lực dành cho xóa đói, giảm nghèo đƣợc sử dụng đúng mục đích. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của an sinh xã hội đối với sự phát triển bền vững đất nƣớc. Ở đây, cần nâng cao nhận thức không chỉ của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, mà còn của các tổ chức chính trị - xã hội, của chủ sử dụng lao động và bản thân ngƣời lao động, các tầng lớp dân cƣ trong xã hội về vai trò, vị trí của an sinh xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Do đó, các dự án sử dụng vốn ODA cần tập trung nhiều hơn để hỗ trợ cho ngƣời nghèo , dân tộc ít ngƣời nhằm cải thiện chất lƣợng và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và nguồn lực cơ bản của ngƣời nghèo, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giáo dục tiểu học, sức khoẻ sinh sản, nƣớc sạch, vệ sinh dinh dƣỡng, nhà ở…Cụ thể trong thời gian tới nguồn vốn ODA cần tập trung vào một số công việc chủ yếu sau:
- Trợ giúp nhân đạo thƣờng xuyên đối với ngƣời nghèo, ngƣời không có sức lao động và không nơi nƣơng tựa. Trong đó, chú trọng các hình thức trợ giúp bằng hiện vật đối với các đối tƣợng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cả nông thôn và một số thành phố.
- Giúp đỡ ngƣời nghèo phòng chống có hiệu quả khi gặp thiên tai thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao những kiến thức, kinh nghiệm cụ thể về phòng chống thiên tai; hỗ trợ một phần kinh phí để cải thiện tình trạng nhà ở, tránh bão, tránh lụt.
- Quy hoạch lại các vùng dân cƣ, cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội thuận lợi cho việc phòng chống và cứu trợ khi thiên tai xảy ra. Tổ chức chuẩn bị sẵn sàng các phƣơng tiện cứu trợ để kịp thời, nhanh chóng ứng phó và hạn chế các tác động xấu của thiên tai.
- Hỗ trợ ngƣời tàn tật, ngƣời cao tuổi không nơi nƣơng tựa, giúp đỡ trẻ em mồ côi, lang thang…Đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận thị trƣờng lao động của ngƣời lao động nghèo, nhóm yếu thế trong thị trƣờng lao động, đặc biệt là đối với vấn đề đào tạo; cải thiện điều kiện làm việc cho ngƣời lao động tạo điều kiện nâng cao thu nhập của ngƣời nghèo...
4.4. Một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan
4.4.1. Đối với Chính Phủ
Tiếp tục thực hiện những giải pháp kinh tế vĩ mô quan trọng để đẩy mạnh việc thu hút vốn viện trợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế nói chung và mục tiêu phát nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo nói riêng theo hƣớng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(i) Tiếp tục công cuộc xóa đói, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách về thu nhập và xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng, giữa các nhóm xã hội, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số;
(ii) Đảm bảo quản lý tài chính công một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình và có thể dự báo trƣớc;
(iii) Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh công tác chống nạn tham nhũng. Tiếp tục đẩy mạnh việc hài hoà hoá thủ tục giữa quy định của Chính phủ và nhà tài trợ trên cơ sở chỉ đạo các cấp Bộ ngành nhƣ Bộ Kế hoạch - đầu tƣ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính... tổ chức các cuộc hội nghị/hội thảo, hội nghị các nhà tƣ vấn giữa kỳ với sự tham dự của các Ban quản lý dự án, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh/thành phố, cơ quản chủ quản, các Bộ, ngành và nhà tài trợ để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các bên trên cơ sở trao đổi thông tin 02 chiều. Đồng thời thiết lập cơ chế tạo điều kiện cho các nhà tài trợ phối hợp với nhau một cách có hệ thống hơn trong khâu chuẩn bị dự án để tránh trùng lắp bằng cách Chính phủ có thể xây dựng danh sách các dự án theo chƣơng trình hỗ trợ luân chuyển 3 năm, và các nhà tài trợ cùng nhau chia sẻ kế hoạch hỗ trợ theo chƣơng trình luân chuyển này.
Trên cơ sở lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ nhà tài trợ, Chính phủ cần có những chỉ đạo cần thiết đối với các Bộ/ngành tiến hành sửa đổi/bổ sung những văn bản hiện hành liên quan đến vốn ODA, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất với thủ tục của các nhà tài trợ trong tất cả các khâu thực hiện dự án, theo hƣớng:
(i) Giảm bớt các thủ tục hành chính, qui định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng Bộ, từng cấp tham gia trên cơ sở quản lý chặt chẽ đầu vào, mở rộng tối đa quyền hạn và nâng cao trách nhiệm cho các cơ quan thực hiện và tăng cƣờng công tác hậu kiểm.
(ii) Đồng bộ hóa với các căn bản pháp quy chi phối nhƣ về quản lý đầu tƣ công; quản lý đầu tƣ xây dựng công trình, đền bù di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ, đấu thầu… bảo đảm tính nhất quán của các văn bản này cũng nhƣ hài hòa với thông lệ quốc tế, thủ tục của các nhà tài trợ tránh trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hợp cơ quan thực hiện dự án thƣờng xuyên phải báo cáo Thủ tƣớng chính phủ giải quyết các trƣờng hợp khác biệt giữa quy định của Việt Nam với các quy định của Nhà tài trợ làm chậm tiến độ thực hiện dự án
(iii) Đối với các dự án cho vay lại cần quy định rõ vai trò thẩm định của cơ quan cho vay lại trƣớc khi đề xuất với nhà tài trợ. Việc thẩm định các dự án cho vay lại không chỉ dừng ở khâu thẩm định dự án mà phải bao gồm cả việc thẩm định năng lực quản lý và tài chính của ngƣời vay lại để đảm bảo việc thu hồi vốn cho vay lại.
Tiếp tục chỉ đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA dài hạn theo kế hoạch 5 năm, 10 năm... tạo cơ sở và tiền đề cần thiết cho các Bộ ngành nói chung và Bộ NNo&PTNT nói riêng có đƣợc những định hƣớng cần thiết để xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA phù hợp.
Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý các dự án sử dụng vốn ODA theo hƣớng tập trung, thực hiện phi tập trung trên cơ sở phân cấp quản lý và giao quyền xuống các Bộ ngành và các dự án theo đúng tinh thần của Nghị định 131/2006/NĐ- CP. Chính phủ chỉ quyết định những dự án quan trọng, các dự án nhóm A, phân cấp việc ra quyết định phê duyệt dự án xuống các địa phƣơng để tăng cƣờng tính trách nhiệm, tính chủ động của địa phƣơng; cho phép chủ chƣơng trình, dự án đƣợc quyền chủ động xử lý những thay đổi phát sinh trong quá trình chuẩn bị, cũng nhƣ khi thực hiện chƣơng trình, dự án, nếu những thay đổi đó không làm thay đổi nội dung, cũng nhƣ mục tiêu và kết quả chủ yếu của chƣơng trình, dự án, cơ quan chủ quản, thời gian thực hiện dự án, cơ chế tài chính trong nƣớc và không vƣợt hạn mức ODA vốn vay. Cách quản lý này sẽ góp phần tinh giản quy trình thủ tục hành chính, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA…
Tiếp tục chỉ đạo Bộ Kế hoạch - đầu tƣ, Bộ Tài chính và các bộ ngành hoàn thiện cơ chế giám sát trực tiếp đối với việc thực các dự án, trên cơ sở xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện, các thông tin cần thiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phục vụ cho việc sử dụng và chia sẻ thông tin giữa các bên, đặc biệt là Chính phủ và nhà tài trợ.
4.4.2. Đối với Bộ Tài chính
Cần hƣớng dẫn cụ thể việc triển khai các quy định về tài chính thuận lợi nhất: phƣơng thức (cấp phát, cho vay lại), vốn đối ứng đảm bảo bố trí vốn đối ứng kịp thời, nhanh chóng cho các dự án. Cần phân định rõ cơ chế tài chính (cấp phát, cho vay lại, hỗn hợp) áp dụng phù hợp với từng loại dự án khác nhau, trong đó chia ra 2 loại chính: các dự án có khả năng thu hồi vốn và các dự án không có khả năng thu hồi vốn.
Lập ngân sách cho công tác chuẩn bị dự án để đảm bảo các dự án không bị thụ động trong việc đợi kinh phí để chuẩn bị. Xây dựng một nguồn dự phòng trong NSNN dành riêng cho dự án ODA giúp việc thực hiện dự án