Bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu tác động của nguồn vốn oda đến giảm nghèo ở tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 116)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh

Từ những kết quả đã đạt đƣợc và những yếu kém trong thu hút và sử dụng vốn ODA của nƣớc bạn và tỉnh bạn, tỉnh Quảng Ninh rút ra những bài học chủ yếu sau:

Một là, cần nhận thức đúng đắn về ODA, coi ODA là nguồn lực bên ngoài có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực nội sinh đối với quá trình phát triển ở cấp độ quốc gia, ngành, địa phƣơng và đơn vị thụ hƣởng. Hai là, để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, cần gắn kết và lồng ghép một cách đồng bộ chiến lƣợc và kế hoạch thu hút và sử dụng ODA với các chiến lƣợc phát triển, các chính sách và quy hoạch phát triển ngành, vùng và quốc gia cũng nhƣ các kế hoạch dài hạn và hàng năm.

Ba là, ODA không hoàn lại và ODA vốn vay đều đòi hỏi trách nhiệm rất cao của Chính phủ nƣớc tiếp nhận trƣớc dƣ luận trong nƣớc cũng nhƣ dƣ luận nƣớc tài trợ.

Bốn là, thành tựu về cải cách đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở quan trọng tạo dựng niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng và bảo đảm thành công việc vận động và thu hút vốn ODA.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm là, ODA gắn với mục tiêu chính trị và lợi ích kinh tế của nhà tài trợ. Xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy với các nhà tài trợ, hợp tác xây dựng và cùng chia sẻ trách nhiệm trong cung cấp và tiếp nhận ODA.

Sáu là, năng lực thể chế, năng lực con ngƣời là chìa khoá quyết định sự thành bại của ODA.

Bảy là, để nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, hệ thống văn bản pháp quy phải đƣợc thay đổi theo hƣớng thật minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao, quy định trách nhiệm giữa các cơ quan phải thật rõ ràng, bổ sung những nội dung còn thiếu nhƣ quy chế mua sắm trong khi thực hiện dự án, quy chế sử dụng công sản sau dự án, cơ chế tạo lập nguồn vốn đối ứng, cơ chế kiểm tra, kiểm soát… Bên cạnh đó phải có những quy định thật cụ thể các đầu mối giải quyết công việc ở các bộ, các địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Nguồn vốn ODA đầu tƣ có tác động tích cực nhƣ thế nào đến mục tiêu xã hội chung của toàn tỉnh?

- Nguồn vốn ODA tác động vào các lĩnh vực kinh tế nhƣ thế nào?

- Các dự án ODA có phục vụ nhiều cho chƣơng trình giảm nghèo hay không?

- Các dự án ODA đầu tƣ đã đúng mục đích hay chƣa? Có đạt đƣợc mục tiêu đề ra hay không?

- Phạm vi và cách thức tiếp cận của dự án có phù hợp hay không? - Có đạt đƣợc mục tiêu khi chƣơng trình/dự án kết thúc không?

- Các mục tiêu của dự án có đạt đƣợc một cách đầy đủ hay không? Những nhân tố thúc đẩy và cản trở việc đạt đƣợc mục tiêu của dự án?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp (Đây là tài liệu đã đƣợc các cơ quan chức năng thu thập, công bố), các tài liệu này tôi thu thập đƣợc từ phòng thống kê các huyện, Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh….

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi đi thu thập thông tin, tôi xử lý chắt lọc thông tin và cuối cùng sử lý số liệu thông qua chƣơng trình Excel trong phần mềm Microsof office.

2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích

2.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tác động nguồn vốn ODA đến giảm nghèo a. Các chỉ tiêu định lượng

- Hệ số co giãn = ODA tăng thêm/∆tỷ lệ nghèo

Hệ số co giãn cho biết để giảm đƣợc 1% nghèo thì cần có bao nhiêu đồng vốn ODA tăng thêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Nó có giá trị từ 0 đến 1 và bằng tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đƣờng cong Lorenz và đƣờng bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dƣới đƣờng bình đẳng tuyệt đối. Số 0 tƣợng trƣng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi ngƣời đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tƣợng trƣng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một ngƣời có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi ngƣời khác không có thu nhập).

Nhƣ vậy, hệ số GINI có xu hƣớng giảm chứng tỏ khu vực đƣợc điều tra đang có xu hƣớng bình đẳng tăng dần.

- Tăng trƣởng GDP;

- Tăng trƣởng GDP trên đầu ngƣời;

- Các chỉ số về xã hội: Tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ biết đọc, biết viết, tỷ lệ tăng dân số, tuổi trung bình;

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế;

- Tác động vào các ngành nghề cụ thể;

- Số lƣợng/Tỷ lệ ngƣời có việc làm tăng khi có dự án (ngƣời/%).

b. Các chỉ tiêu định tính

Mục đích của việc đánh giá hiệu quả là nhằm xác định tính phù hợp, việc hoàn thành các mục tiêu, hiệu quả phát triển, tác động và tính bền vững của dự án. Việc đánh giá dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp cho Chính phủ nƣớc tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ nắm đƣợc các thông tin quan trọng đầy đủ để có những quyết sách kịp thời và đƣa ra những quyết định chính xác đối với các dự án đang thực hiện và rút ra những bài học bổ ích đối với các dự án sẽ thực hiện trong tƣơng lai.

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở tầm vi mô tức là việc đánh giá các kết quả thực hiện của dự án có đạt đƣợc theo các mục tiêu ban đầu đã đề ra/ký kết trong Hiệp định giữa Chính phủ và nhà tài trợ hay không. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với một chƣơng trình/dự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

án nhƣ đƣợc định nghĩa trong "Các nguyên tắc trong đánh giá nguồn hỗ trợ phát triển của Ủy ban hỗ trợ phát triển OECD”, bao gồm các tiêu chí:

- Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tƣ bằng nguồn vốn ODA đối với những ƣu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ.

Việc đánh giá tính phù hợp sẽ cho thấy chƣơng trình/dự án có phù hợp khi đƣợc triển khai tại khu vực/vùng đó hay không, có đáp ứng đƣợc nhu cầu của các cơ quan thụ hƣởng hay không, có đúng mục tiêu đặt ra hay không, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án đƣợc thực hiện theo đúng mục tiêu ban đầu và đáp ứng đƣợc nhu cầu đề ra.

Việc đánh giá tính phù hợp của dự án đƣợc thực hiện sau khi dự án đƣợc triển khai, và công tác này thƣờng đƣợc thực hiện vào giai đoạn đầu và giữa kỳ của chƣơng trình/dự án.

- Tính hiệu quả: Là thƣớc đo mức độ đạt đƣợc các mục tiêu đề ra của một chƣơng trình/dự án.

Đánh giá tính hiệu quả của dự án nhằm xem xét việc dự án có đạt đƣợc mục tiêu nhƣ trong thiết kế/văn kiện ban đầu của dự án không? Việc đánh giá này đƣợc thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả theo thiết kế/văn kiện với kết quả đạt đƣợc trên thực tế. Từ đó đƣa ra những bài học kinh nghiệm và những đề xuất tiếp theo (nếu có).

Việc đánh giá này đƣợc đƣợc thực hiện thông qua công tác đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của dự án, trong đó việc đánh giá cuối kỳ sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả toàn diện của dự án.

- Tính hiệu suất: Đo lƣờng sản phẩm đầu ra – định lƣợng và định tính – liên quan đến các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là chƣơng trình/dự án sử dụng ít nguồn lực nhất có thể đƣợc để đạt đƣợc kết quả mong đợi. Hay nói cách khác là thông qua việc so sánh việc lựa chọn các yếu tố đầu vào nhƣng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vẫn đạt đƣợc kết quả đầu ra nhƣ mong đợi, để thấy đƣợc quy trình thực hiện chƣơng trình/dự án đã là hợp lý nhất chƣa.

Đánh giá tính hiệu suất sẽ cho thấy dự án thực hiện đạt đƣợc kết quả nhƣ mục tiêu đề ra trên cơ sở tiết kiệm đƣợc nguồn lực đầu vào nhƣ thế nào? Từ đó rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm và những sự lựa chọn thay thế cần thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ sở sử dụng và kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lý nhất.

Hiệu suất của dự án thƣờng đƣợc thực hiện thông qua công tác đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của dự án và cùng với việc đánh giá tính hiệu quả của dự án. - Tính tác động: Là những chuyển biến tích cực và tiêu cực do sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý, của việc thực hiện chƣơng trình/dự án tạo ra. Nó cho thấy những tác động và ảnh hƣởng đối với kinh tế, xã hội, môi trƣờng và các chỉ số về phát triển khác do việc thực hiện dự án/chƣơng trình tạo ra.

Tính tác động của dự án không thể đo lƣờng ngay khi dự án kết thúc, do đó ngƣời ta thƣờng đánh giá nó sau khi dự án đã kết thúc từ 3 – 5 năm, khi đó mới có thể thấy đƣợc dự án có những tác động gì đến tình hình kinh tế, xã hội và môi trƣờng tại khu vực thực hiện dự án và xung quanh.

- Tính bền vững: Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chƣơng trình/dự án sẽ đƣợc duy trì sau khi kết thúc nguồn tài trợ nhƣ thế nào cả về mặt tài chính và môi trƣờng.

Xem xét tính bền vững của dự án chính là xem xét những hoạt động/hiệu quả/tác động của dự án có tiếp tục đƣợc duy trì khi dự án không còn tồn tại hay không? Các bên tham gia dự án, chính phủ hay các tổ chức khác có tiếp tục duy trì các hoạt động của dự án một cách độc lập hay không?

Hoạt động này đƣợc thực hiện khi dự án kết thúc và xem xét cùng với công tác đánh giá tác động của dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để có thể đánh giá hiệu quả của dự án ODA điều quan trọng là phải tổ chức và thu thập đƣợc các nguồn thông tin về dự án.

+ Nguồn thông tin thứ nhất: Rất nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc đánh giá dự án đƣợc thể hiện trong báo cáo định kỳ về việc thực hiện dự án, báo cáo hoàn thành dự án, Hệ thống thông tin quản lý (MIS) do Ban quản lý dự án chuẩn bị sau khi dự án kết thúc. Đó là các thông tin về tiến độ thực hiện dự án, chi phí thực tế so với nghiên cứu khả thi, các chỉ số về kết quả dự án, các yếu tố phát sinh ngoài dự kiến...

+ Nguồn thông tin thứ hai: Thu thập thông tin qua khảo sát và nghiên cứu dƣới dạng câu hỏi và trả lời đƣợc gửi đến từ cơ quan, cá nhân liên quan đến dự án, đặc biệt là những ngƣời hƣởng lợi từ dự án. Bằng cách này cán bộ đánh giá dự án có thể thu thập đƣợc các thông tin liên quan đến các chỉ số tác động, chỉ số ảnh hƣởng của dự án. Tuy nhiên, ở đây cần nói thêm rằng, đa số các dự án sau khi hoàn thành chƣa thể đo ngay đƣợc hiệu quả. Vì vậy, theo kinh nghiệm của các nƣớc việc đánh giá hiệu quả sau dự án thƣờng đƣợc tiến hành 03 đến 05 năm sau khi dự án hoàn thành.

+ Nguồn thông tin khác: Để có thể kiểm chứng tính xác thực của các thông tin, cơ quan đánh giá có thể cử đoàn đánh giá xuống hiện trƣờng dự án để xem xét tại chỗ kết quả và ảnh hƣởng của dự án.

2.1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Phƣơng pháp so sánh:

Phƣơng pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo vùng sinh thái, theo đặc điểm dân tộc, theo cơ cấu kinh tế) để xác định xu hƣớng mức biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực, khoa học, chính xác hiện tƣợng, nội dung kinh tế.

b. Phƣơng pháp phân tổ:

Dùng phƣơng pháp này phân các đối tƣợng nghiên cứu ra làm nhiều nhóm nhỏ để tiện cho việc nghiên cứu, cũng nhƣ tìm ra những quy luật của đối tƣợng nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

c. Phƣơng pháp thống kê:

Đƣợc coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết luận, nhằm đƣa ra các giải pháp có tính khoa học cũng nhƣ thực tế trong việc phát triển kinh tế d. Phƣơng pháp chuyên khảo:

Dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài. thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả của sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ODA TỚI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu của tỉnh Quảng Ninh

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Ninh nằm về phía Đông Bắc của Việt Nam, là một trong 25 tỉnh biên giới và là tỉnh duy nhất có cả ranh giới trên biển và đất liền với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quảng Ninh có toạ độ địa lí khoảng từ 106°26' - 108°31' E và từ 20°40' - 21°40' B. Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ với 191 km đƣờng biên giới trên biển với Trung Quốc, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dƣơng và Thành phố Hải Phòng, phía bắc tỉnh là 120 km đƣờng biên giới trên đất liền giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hƣng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tƣờng.

Quảng Ninh là cửa ngõ quan trọng, là đầu mối giao lƣu kinh tế giữa tỉnh với vùng Đồng bằng sông Hồng trù phú cũng nhƣ giao lƣu với thế giới bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Thành phố Hạ Long của Quảng Ninh là một đỉnh của tam giác tăng trƣởng vùng Đồng bằng sông Hồng, có cửa ngõ quốc tế Móng Cái và các cảng biển quan trọng, có lợi thế về thị trƣờng và giao lƣu kinh tế trong nƣớc và quốc tế. Đây không chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là một địa chỉ du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan với di sản địa chất thế giới Vịnh Hạ Long đã đƣợc UNESCO công nhận.

Quảng Ninh là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là vùng chiếm 16,6% dân số và 20,7% tổng GDP của Việt Nam trong khi chỉ chiếm 4,7% diện tích đất. Cùng với Hải Phòng và Hà Nội, Quảng Ninh đƣợc coi là một trong ba đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế cả vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quảng Ninh nằm gần Hà Nội và Hải Phòng – Thành phố Hạ Long chỉ cách trung tâm Hà Nội 150km, 120km từ Sân bay quốc tế Nội Bài và 80 km

Một phần của tài liệu tác động của nguồn vốn oda đến giảm nghèo ở tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)