- Sự biến động và cơ cấu của tổng tài sản: Như đã đánh giá khái quát ở
b. Về khả năng thanh toán:
2.3.1 Những thành tựu
Nhìn chung công ty đã có cố gắng duy trì tình hình tài chính và kinh doanh ở mức ổn định trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Công ty luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với Nhà nước, các nghĩa vụ công nợ với nhà cung cấp và người lao động trong công ty.
Đời sống của người lao động trong công ty được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2.2 đến hơn 2.5 triệu đồng. Quỹ khen thưởng phúc lợi vẫn được bổ sung hàng năm từ lợi nhuận sau thuế. Công tác tuyển chọn và đào tạo công nhân của công ty trong thời gian gần đây cũng được chú ý nhằm nâng cao tay nghề của công nhân trong công ty.
Công ty đã quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu tư cho công tác bán hàng nên doanh thu bán hàng tăng nhiều so với năm 2009. Thị trường trong nước chiếm tỷ trọng ít nhưng được đa số người tiêu dùng tín nhiệm về chất lượng cũng như giá thành.
Công tác sử dụng vốn của công ty tương đối hợp lý, công ty luôn tận dụng tối đa các nguồn lực bên trong, vốn tăng thêm cũng chủ yếu được sử dụng vào việc tăng tài sản để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh. Công ty có thể chủ động về vốn lưu động. Vốn lưu động được đảm bảo bằng toàn bộ nguồn vốn lưu động tạm thời và một phần của nguồn vốn lưu động thường xuyên được lấy từ vốn chủ sở hữu, điều này giúp công ty chủ động hơn trong việc lập kế hoạch dài hạn.
Khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của công ty về cuối năm đã được cải thiện, công ty không có các khoản nợ quá hạn hay nợ xấu. Việc quản lý nợ phải trả và nợ phải thu của công ty cũng không có khó khăn gì và tương đối ổn định.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Nguyên nhân chủ yếu của những thành tích trên:
- Xuất phát từ đặc điểm của môi trường kinh doanh, ngành công nghiệp da giầy là một ngành nhận được nhiều sự ưu tiên của Nhà nước nên công ty gặp nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn kinh doanh từ bên ngoài, ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu
- Công ty có lịch sử hình thành và phát triển hơn 50 năm, tạo được uy tín lớn trên thị trường trong nước và trên khu vực, có mối quan hệ tốt với các bạn hàng lâu năm nên đã khắc phục được tình hình kinh doanh trong giai đoạn khó khăn.
- Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, công ty đã thích nghi được với môi trường kinh doanh nhiều cạnh tranh và từng bước tìm được chỗ đứng cho mình
- Công ty đã có rất nhiều cải tiến trong công tác tổ chức bộ máy quản lý, công tác kế toán và công tác thị trường. công ty luôn chấp hành đầy đủ và nghiêm túc mọi quy định của nhà nước, có chính sách khuyến khích những công nhân có tay nghề và năng suất lao động cao, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm
2.3.2 Hạn chế
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, tình hình tài chính và kinh doanh của công ty vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục.
Trong việc phân bổ sử dụng vốn ta thấy tài sản cố định liên tục giảm cả về mặt lượng cũng như tỷ trọng và thấp hơn so với mức trung bình của ngành. Đó là vì máy móc thiết bị của công ty phần lớn là máy móc cũ, đã lạc hậu, nhiều máy đã hết khấu hao nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng. Mặt khác công ty lại để một lượng vốn lớn trong tài sản lưu động mà tập trung nhiều ở hàng tồn kho cũng như các khoản phải thu, dẫn đến bị chết vốn. Hạn chế này đã gây ra nhiều khó khăn cho công ty như năng suất lao động không cao, chi phí
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
sản xuất lớn, mức tiêu hao cao. Nguồn vốn khấu hao cơ bản còn nhỏ so với nhu cầu đầu tư hiện đại của công ty.
Hệ số nợ của công ty tương đối cao, tình hình kinh tế có nhiều sự biến động nhưng công ty lại gia tăng sử dụng nợ trong khi năng lực sản xuất chưa thực sự tốt nên đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty trong năm vừa qua.
Công tác quản lý vốn của công ty còn nhiều hạn chế. Việc quản lý vốn chưa linh hoạt nên vốn ở khâu dự trữ tương đối lớn, vòng quay các khoản vốn còn thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn không cao. Đây một phần do trình độ quản lý sản xuất chưa cao.
Mặc dù kinh doanh luôn có lãi nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên tổng vốn của công ty không cao. Chi phí sản xuất lớn đã hạn chế tỷ suất lợi nhuận. Chi phí sản xuất cao là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty.
Do những hạn chế trên nên sản phẩm của công ty làm ra có giá thành tương đối cao, chất lượng tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa tạo được ưu thế vượt trội, thị phần của công ty còn hạn chế. Các sản phẩm còn chưa đa dạng về mẫu mã . Công tác sản xuất và tiêu thụ chủ yếu mới dựa trên các đơn đặt hàng.
Những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên:
Công ty phải bỏ một lượng vốn quá lớn để đầu tư vào mua mới TSCĐ, trong khi công ty có thể thuê tài chính các máy móc đó để tiết kiệm chi phí đồng thời được hưởng một khoản lợi về thuế, từ đó tăng lợi nhuận sau thuế.
Những hạn chế về việc đầu tư vào máy móc và tài sản cố định không chỉ là tồn tại riêng của công ty mà còn là vấn đề chung của ngành da giầy Việt Nam. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán ký kết hợp đồng còn hạn chế nên dễ bị thua thiệt trong kinh doanh, như bị ép giá, nguy cơ mất khả năng cạnh tranh...
- Về đặc điểm kỹ thuật của ngành, hiện nay 80% nguyên liệu sản xuất da giầy đều là nhập khẩu, năng lực sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của các doanh nghiệp ngành da giầy nói chung và công ty giầy Thuỵ Khuê nói riêng nên việc mua nguyên liệu trở nên khó khăn, bắt buộc doanh nghiệp phải tăng dự trữ tồn kho. Đồng thời các nguyên liệu nhập ngoại thường có giá đắt, bị độn giá lên do thuế nhập khẩu nên làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh với các mặt hàng của các nước khác trên thị trường quốc tế như Trung quốc, Italy, Brazin...
- Việc quản lý chi phí chưa thật hợp lý cộng thêm năng suất lao động không cao, chi phí nguyên vật liệu đắt làm giá thành sản xuất cao, kéo theo giá bán cao.
- Công ty nói đã bỏ ngỏ thị trường trong nước nên phần doanh thu nội địa chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 20%) trong tổng doanh thu.
- Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa được chú ý đúng mức. Các chính sách khuyến khích tiêu thụ chưa được áp dụng nhiều như chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, tư vấn cho khách hàng và các dịch vụ hậu mãi khác.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 3