Diệp hạ châu Phyllanthus urinaria Euphorbiaceae

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả cải thiện men gan và chuyển đổi dấu ấn siêu vi hbeag của chế phẩm 'hoàng kỳ - diệp hạ châu' trên bệnh nhân viêm gan siêu vi b mạn tính hoạt động (Trang 37 - 39)

4. Sản phẩm của đề tài

1.8.1.Diệp hạ châu Phyllanthus urinaria Euphorbiaceae

Thc vt hc:

Là một loại cỏ mọc hàng năm, cao chừng 30cm, thân gần như nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành, thường cĩ màu đỏ. Lá mọc so le, lưỡng lệ trơng như lá kép, phiến lá thuơn, dài 5 – 15mm, rộng 2 – 5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên nhưng hơi cĩ răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu xanh lơ, khơng cuống hay cĩ cuống rất ngắn. Hoa mọc ở kẽ lá, nhỏ, mày đỏ nâu, đơn tính, hoa đực và hoa cái cùng gốc,

ởđầu cành, hoa cái ở dưới. ðường kính quả cĩ thểđạt tới 2mm, treo lủng lẳng dưới lá, do đĩ cĩ tên: Diệp = lá, hạ = dưới, châu = hạt, nghĩa là hạt dưới mặt lá. Hạt ba cạnh, hình trứng, màu nâu nhạt, cĩ vân ngang.

Thành phn hĩa hc[23]:

Các Lignans: phyllanthin, phyteralin, hypophyllanthin, urinatetralin, dextrobuschemin, 5- demetyloxynirathin và urinalignans.

Các ellagi-tannin: corilagin, geranin, hypomanin A, phylathin F và G, repandininB và phyllanthulinin U.

Các terpenoid: P-amirin lupeol acetate và beta sitosterol.

Các flavonoid: quercetin, quercitrin, rhamnocitrin, isoquercitrin, kaemferol,triacontanal, rutin.

Các hợp chất phenolic: ellagic acid, gallic acid, methyl ester, dehydrochemilic, methylbrevifolin carboxylate, bexacosanoic acid, brevifolin, pyrogalol, n- octadecane, methylgallate, trimethyl-3-4 dehydrochebulate, 1,3,4,6 tetra O- galoyl beta-d-glucose.

Chất chiết từ nước cĩ tác dụng kháng virus và bảo vệ tế bào gan triacontanal và ellagic acid cĩ tính chất bảo vệ gan, phyllanthusin bảo vệ tế bào gan chuột trên mơ hình gây độc bằng CCL4 và galactosamine. Thành phần tan trong nước cĩ tác dụng gây nên sự chết trong chương trình của tế bào ung thư phổi Lewig.[23]

Cơng dng và liu dùng:

• Nhân dân rất hay dùng cây Diệp hạ châu làm thuốc, giã nát với muối chữa đinh râu, mụn nhọt. Cịn cĩ tác dụng chữa bệnh gan, sốt, đau mắt, rắn cắn.

• Ngày uống 20 – 40g cây tươi, sao khơ sắc đặc mà uống. Dùng ngồi khơng cĩ liều lượng.

Các nghiên cu thc nghim và lâm sàng:

Các loại Phyllanthus thường cĩ chứa phyllantin, hypophylantin và polyphenol cĩ đặc điểm kháng virus, trong đĩ chất trích từ P.amarus cĩ tác dụng ức chế DNA polymerase và sự phiên mã mRNA của virus VG woodchuck trên thực nghiệm [3] Phyllanthus urinaria với thành phần axit ellagic cĩ tác dụng ức chế sự bài tiết HBe trên tế bào gan thực nghiệm (Hep G2 2.2.15) mà khơng cĩ một tác dụng ức chế gì trên sự sao chép HBV[31].

Các loại Phyllanthus dưới dạng nước sắc và viên nang:

Cĩ tác dụng làm sạch HBsAg so với giả dược (placebo)[37],[49],[50],

[54].

Cĩ tác dụng làm sạch HBsAg, HBeAg, HBV-DNA và bình thường hĩa men gan tốt hơn so với các điều trị khơng đặc hiệu hoặc so với các thảo dược như Cuspidatum, ramulus taxilli, Astragali và Isatidis seubaphicacanthii [37].

Khơng cĩ sự khác biệt trong việc làm sạch HBsAg, HBeAg, HBV-DNA

giữa Phyllanthus (các loại và các dạng bào chế) và IFN& (RR = 1,20; 95% CI = 0,99 – 1,49), đồng thời lại cĩ tác dụng hợp đồng với IFN [54].

Qua 12 thử nghiệm, nhận xét về tác dụng phụ của Phyllanthus cho thấy cĩ tác dụng gây buồn nơn, chán ăn (42%) và đau dạ dày (4%) trong thời gian điều trị 20 – 40 ngày [55].

Các loại Phyllanthus như urinaria, niruri cĩ tác dụng bảo vệ tế bào gan [47], [48].

Tại Ấn ðộ, theo Thyagarajan và cộng sự, Blumberg và cộng sự cho thấy 59% bệnh nhân mất HBsAg khi thử lại 13 – 20 ngày sau khi chấm dứt điều trị so với 4%

ở lơ chứng. Tuy nhiên, một thử nghiệm sau đĩ cũng do nhĩm này lại cho thấy mất HBsAg chỉ xuất hiện khỏang 20% bệnh nhân, trong khi các tác giả khác đã khơng chứng minh được bất cứ một sựđáp ứng nào đối với chất trích của lồi cây này. Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm nhiễm virus viêm gan B vịt cũng khơng cho thấy bất kỳ hiệu quả nào của chất trích Phyllatus amarus trên sự sao chép virus

viêm gan B vịt mà chỉ cĩ một tác dụng trung bình trên sự sản xuất HBsAg của virus này. Mặc dù thuốc được dùng khá nhiều ở Ấn ðộ trong điều trị viêm gan, nhưng hiện nay vẫn chưa cĩ nghiên cứu lâm sàng cĩ đối chứng nào chứng minh

được hiệu quả của thuốc trên HBV [3]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại Trung Quốc, nhiều nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện cho thấy chuyển đổi huyết thanh HBeAg xảy ra khoảng 36% – 60% bệnh nhân. Weissberg và cộng sự vào năm 1984, trong một nghiên cứu lâm sàng cĩ đối chứng đa trung tâm

được thực hiện với sự cộng tác của 5 viện nghiên cứu y khoa, điều trị bằng P. amarus gây chuyển huyết thanh HBeAg 59% và mất HBV-DNA là 68%. Nhưng trong một số nghiên cứu khác lại khơng thấy hiệu quả này. Các khác biệt này cĩ thể

do nhiều yếu tố khác nhau, nhiều lồi khác nhau (Phyllanthus cĩ khoảng 350 – 750 lồi khắp thế giới), khác biệt về trồng, thu hái và chế biến. Các hoạt chất trích ra từ

Phyllanthus vẫn chưa chứng minh được đặc tính dược lý và khả năng kháng virus [3].

Tại Việt Nam, Lê Võ ðịnh Tường dùng chiết xuất Phyllanthus dưới tên là hepamarin điều trị cho bệnh nhân trong 30 ngày, tỷ lệ sạch HBsAg là 7% và giảm nồng độ HBsAg là 19% [3]. Thế nhưng đây là một nghiên cứu khơng đối chứng và khơng xác định tình trạng người mang HBsAg cấp hay mạn.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả cải thiện men gan và chuyển đổi dấu ấn siêu vi hbeag của chế phẩm 'hoàng kỳ - diệp hạ châu' trên bệnh nhân viêm gan siêu vi b mạn tính hoạt động (Trang 37 - 39)