Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động
Nhìn vào biểu đồ có thể dễ dàng nhận ra, Chi nhánh chủ yếu huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của khách hàng, nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể:
Năm 2011, trong tổng vốn huy động thì nghiệp vụ nhận tiền gửi chiếm tới 94,65%, đạt 360,65 tỷ đồng. Còn lại 5,35% tỷ trọng của nghiệp vụ phát hành GTCG, tương đương huy động được 20,40 tỷ đồng từ nghiệp vụ này.
Đến năm 2012, vốn huy động từ tiền gửi khách hàng tăng thêm 18,75 tỷ đồng, tương đương tăng 5,20%. Trong khi đó vốn huy động từ phát hành GTCG giảm 1,10 tỷ đồng (tương đương giảm 5,39%) xuống chỉ còn 19,30 tỷ đồng. Chính vì vậy mà tỷ trọng nguồn vốn huy động đã có sự thay đổi nhẹ, khi nhận tiền gửi tăng lên 95,16% và phát hành GTCG giảm còn 4,84%.
Xu hướng thay đổi của năm 2012 tiếp tục diễn biến sang năm 2013, khi tỷ trọng vốn huy động từ phát hành GTCG giảm chỉ còn 3,75% tương đương đạt 17 tỷ đồng, giảm tới 2,3 tỷ (tương đương giảm 11,92%). Vốn huy động từ nhận tiền gửi của khách
40
hàng tiếp tục tăng, mức tăng là 56,60 tỷ đồng tương đương tăng 15,91%, lên đạt mức 436 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96,25%.
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi không ngừng gia tăng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong những năm qua là do ngân hàng luôn chú trọng tới hoạt động huy động vốn từ nhận tiền gửi bởi đây là nguồn vốn có tính ổn định khá cao, giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Để có được mức tăng trưởng đáng mừng như vậy chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ huy động vốn. Hoạt động phát hành GTCG của chi nhánh phụ thuộc vào từng đợt phát hành của hội sở chính vì chi nhánh chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận rồi triển khai phân phối GTCG chứ bản thân chi nhánh không được phép phát hành một cách độc lập. Trong giai đoạn 2011-2013, hội sở chính cũng không thường xuyên phát hánh GTCG.