Thứ nhất, chính sách quản lý cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng TMCP Đông Á
chi nhánh Bắc Giang chưa hợp lý khiến cho nguồn vốn bị mất cân đối về kỳ hạn và loại tiền huy động, cơ cấu huy động vốn không cân xứng với cơ cấu sử dụng vốn. Chi nhánh quá tập trung vào việc huy động vốn bằng tiền gửi trung hạn và dài hạn trong khi nhu cầu vay vốn dài hạn tại địa bàn là không lớn. Ngược lại, nguồn vốn ngắn hạn tại Chi nhánh lại quá nhỏ, không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn luôn cao của người dân. Ngoài ra, nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng xét về quy mô vẫn khá lớn, trong khi nhu cầu vay vốn ngoại tệ trên địa bàn tỉnh lại không nhiều. Mặc dù Chi nhánh cũng đã xem xét vấn đề này tuy nhiên các giải pháp đưa ra vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Nếu thực hiện tốt công tác này, Chi nhánh có thể giảm bớt chi phí đầu vào, gia tăng lợi nhuận cho đơn vị.
Thứ hai, các công cụ huy động của Chi nhánh vẫn mạng tính chất truyền thống,
chưa có sự đổi mới về sản phẩm nên chưa đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác. Ngoài ra, các hoạt động về marketing ngân hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh vẫn có những hạn chế nhất định về số lượng, phương thức tiếp thụ quảng cáo còn sơ sài. Mặc dù có phòng dịch vụ và marketing riêng nhưng hoạt động chưa đạt hiệu quả cao nên Chi nhánh vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tìm kiếm khách hàng, phân khúc thị trường và phân nhóm khách hàng.
Thứ ba, Chi nhánh vẫn chưa xây dựng được chính sách khách hàng rõ ràng, chưa
có sự phân loại khách theo từng nhóm đối tượng. Do đó, việc phát triển các gói sản phẩm dịch vụ vẫn chưa thực sự hấp dẫn được khách hàng. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động và dư nợ tại Chi nhánh chưa thu hút được nhiều khách hàng mới mà chỉ tập trung ở một lượng khách hàng nhất định. Vì vậy mà dễ gặp rủi ro cho hoạt động của Chi nhánh khi mà các khách hàng này gặp rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra, Chi nhánh thiếu các chương trình tri ân khách hàng, các dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng chưa thực sự được chú trọng…
Thứ tư, mặc dù đã có nhiều tiến triển trong dịch vụ chăm sóc, tư vấn khách hàng,
tuy nhiên vẫn còn một số ít cán bộ vẫn còn giữ thái độ xa cách, không thân thiện với khách hàng gây mất thiện cảm trong giao dịch, dẫn đến có thể mất khách hàng cũ đồng thời khó thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng mới.
51
Thứ năm, Chi nhánh đã áp dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ vào hoạt động cùng với toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP Đông Á và các NHTM khác, nhưng nhìn chung còn có nhiều hạn chế so với các NHTM khác, nhất là các NHTM cổ phần và các NHTM nước ngoài. Các dịch vụ, phương tiện thanh toán, các tiện ích mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng có quy mô còn nhỏ và chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Ví dụ như các cây rút tiền tự động có quy mô và phạm vi tương đối hẹp, đôi khi còn xảy ra hiện tượng hết tiền, hỏng hóc dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng đặc biệt là trong những ngày lễ tết. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn khá ít. Mức độ thỏa mãn nhu cầu xã hội nói chung và đặc biệt nhu cầu của dân cư về dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế do khả năng cung ứng dịch vụ của Chi nhánh còn chưa bắt kịp với nhu cầu của xã hội.
52
KẾT LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA CHƯƠNG 2
Những cơ sở lý luận chung về hoạt động huy động vốn của NHTM ở chương 1 đã giúp khóa luận có thể đi sâu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bắc Giang trong giai đoạn 2011-2013. Qua những phân tích trên, ta có thể thấy được hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại, đặc biệt là sự mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
Những kết quả phân tích có được trong chương 2 sẽ là nền tảng để đưa ra những giải pháp ở chương 3 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh, giúp cho hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh hoàn thiện và phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng vốn của đơn vị.
53
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI