Ngân hàng TMCP Đông Á có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các chi nhánh trong hệ thống như sau:
Hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ nhân
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo ở các chi nhánh.
Bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình
trạng làm việc quá tải, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo đủ mặt bằng giao dịch, tăng cường theo
hướng hiện đại hóa các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi
nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ cơ sở góp phần đề ra các văn bản phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là các quy trình nghiệp vụ thực hiện trong thực tế nếu không được xây dựng sát thực tế và phù hợp sẽ làm cho các chi nhánh hoạt động hết sức khó khăn vì thực tế không đáp ứng được các yêu cầu đề ra của các kế hoạch.
Xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh toàn hệ thống, phù hợp với từng
địa phương. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các chi nhánh mở rộng mạng lưới hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng.
63
KẾT LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA CHƯƠNG 3
Từ thực trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bắc Giang giai đoạn 2011-2013, chương 3 đã nêu lên những hướng đi, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả huy động vốn. Ngoài ra chương 3 cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước về xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành về một số vấn đề để góp phần tạo lập một môi trường kinh doanh hiệu quả, phát triển hệ thống tài chính ổn định bền vững.
64
LỜI KẾT
Trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp tiên tiến. Có thể đạt được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế hay nói cách khác mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả của vốn đầu tư. Vốn cho đầu tư phát triển có thể thực hiện từ nhiều nguồn tuy nhiên trong điều kiện kinh tế hiện nay thì vốn huy động qua kênh ngân hàng vẫn là phổ biến và hiệu quả nhất. Ngân hàng với vai trò là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế phải có đủ nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế. Vì vậy mỗi NHTM cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể trong từng thời kỳ, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.
Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bắc Giang, em đã hiểu thêm về tầm quan trọng của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và bản thân Chi nhánh nói riêng. Bản thân em cũng thu được rất
nhiều kiến thức thực tế bổ ích. Trên cơ sở đó em đã hoàn thành đề tài “Giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bắc Giang”.
Tuy nhiên do thời gian thực tập và kinh nghiệm còn hạn chế cùng với thực tế kinh doanh phong phú, đa dạng nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn giảng viên, Ths Nguyễn Thị Tuyết đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.
65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính các năm 2011, 2012, 2013.
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2000), Nghị định về tổ chức và hoạt
động của NHTM.
3. Lê Văn Hinh và Trần Đại Bằng (2010) “Tương lai về loại hình ngân hàng
thương mại nhà nước ở Việt Nam” NXB thống kê, 24 – 131.
4. Luật số 46/2010/QH12 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
5. Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng.
6. Nguyễn Thị Quy (2012) “nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt
Nam trong xu thế hội nhập” NXB Chính trị quốc gia, 15 – 235.