Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng vốn huy động theo thành phần kinh tế
Đối tượng huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất của Chi nhánh qua các năm luôn là các cá nhân và hộ gia đình đang có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Điều này cũng đúng trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng chậm sau cuộc khủng hoảng, các kênh đầu tư: vàng, thị trường chứng khoán, bất động sản chứa đựng nhiều rủi ro, thì gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư an toàn và hiệu quả nhất. Năm 2011, tỷ trọng vốn huy động từ dân cư chiếm 62,63% tương đương 238,65 tỷ đồng, còn lại vốn huy động từ các TCKT-XH chiếm 37,37% đạt 142,40 tỷ đồng. Đến năm 2012, tỷ trọng vốn huy động từ dân cư có sự tăng mạnh lên 74,74%, tương đương 298,00 tỷ đồng, tăng 59,35 tỷ so với năm 2011 (tương đương tăng 24,80%). Trong khi đó vốn huy động từ các TCKT-XH lại giảm chỉ còn 100,7 tỷ đồng, giảm so với năm 2011 là 41,70 tỷ đồng tương đương 29,53%, chiếm tỷ trọng chỉ còn 25,26%. Năm 2013 tỷ trọng vốn huy động từ dân cư tiếp tục tăng lên tới 77,37%, khối lượng huy động được đạt 350,50 tỷ đồng, tăng lên 52,50 tỷ so với năm 2012 tương đương tăng 17,62%. Mặc dù tỷ trọng
38
giảm còn 22,63%, nhưng vốn huy động được từ các TCKT-XH năm 2013 của Chi nhánh tăng nhẹ ở mức 1,80 tỷ đồng, tương đương tăng 1,79%, đạt mức 102,50 tỷ đồng. Trong nguồn vốn huy động, chi nhánh luôn xác định tiền gửi của dân cư là nguồn vốn trọng tâm. Chi nhánh đã tiến hành khai thác nguồn vốn này một cách tối đa. Thêm vào đó, tâm lý người dân muốn gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và hưởng lãi suất cao. Do đó nguồn vốn huy động từ dân cư tăng qua các năm. Ngược lại nguồn vốn huy huy động từ các TCKT-XH giảm do cuộc khủng hoảng kinh tế để lại nhiều hậu quả, gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cũng không ít doanh nghiệp phá sản. Vì thế, để đảm bảo cho tình hình tài chính của mình, các doanh nghiệp phải rút vốn để chi trả và sản xuất.