Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh bắc gianggiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh bắc giang (Trang 29 - 31)

Yếu tố đầu tiên là pháp lý, chính sách của nhà nước.

Hành lang pháp lý có ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Có những bộ luật: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước… quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, quy định mức cho vay của NHTM đối với một khách hàng. Các NHTM không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng hay giảm lãi suất mà phải dựa vào lãi suất do NHNN đưa ra và chỉ được dao động trong biên độ nhất định do NHNN quy định. Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng thương mại. Nó thể hiện ở các khía cạnh sau:

Mục tiêu của chính sách tiền tệ: mục tiêu của chính sách tiền tệ bao gồm: Kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Tùy thuộc vào việc thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ mà sức ảnh hưởng của nó đến nghiệp vụ tạo vốn của NHTM khác nhau. Chẳng hạn, khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn dễ dàng hơn. Hoặc khi nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì ngân hàng khó huy động vốn hơn vì người có tiền nhàn rỗi họ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi ngân hàng.

Việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ. Trong quá trình vận hành các công

cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN, mỗi một công cụ đều tác động đến nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Để mở rộng hay thu hẹp khối lượng tiền tệ, NHNN áp dụng một lãi suất tái chiết khấu để khích lệ hay hạn chế các NHTM trong việc đi vay vốn NHNN. Khi tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là thắt chặt hay nới lỏng khả năng tạo tiền của các NHTM.

Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp lý hay không hợp lý đều ảnh hưởng tới chính sách huy động vốn của ngân hàng. Bởi vì, trên thực tế những chính sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường kinh doanh không chỉ đối với khách hàng mà ngay cả đối với ngân hàng.

18

Yếu tố thứ hai là tình hình chính trị-kinh tế-xã hội trong và ngoài nước:

Sự ổn định chính trị cả trong và ngoài nước có tác động rất rõ đối với hoạt động huy động vốn của NHTM. Các cuộc bãi công, biểu tình, suy đổ chính phủ luôn kéo theo tình trạng huy động vốn của ngân hàng bị trì trệ. Ngược lại, sự ổn định về chính trị, sự đồng tâm nhất trí làm cho các NHTM huy động vốn được dễ dàng

Nền kinh tế ở vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn, hoạt động sản xuất tốt dẫn tới nhu cầu về vốn tăng cao. Do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi. Mặt khác, nó cũng tạo ra môi trường đầu tư cho ngân hàng, từ đó ngân hàng phải tìm ra biện pháp để để huy động vốn sao cho có hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của mình. Khi môi trường đầu tư ngân hàng được mở rộng thì thu nhập của ngân hàng không ngừng phát triển, tạo tiền đề cho việc mở rộng vốn tự có của ngân hàng.

Mặt khác, khi nền kinh tế không tăng trưởng, sản xuất bị kìm hãm, kinh tế suy thoái, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp do sản xuất đình trệ, thua lỗ nên doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn. Do đó, thu nhập của ngân hàng bị giảm làm cho quá trình tạo vốn của ngân hàng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng mà họ dùng tiền để mua hàng cất trữ. Vì vậy cũng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Yếu tố thứ ba được đề cập tới là tâm lý, thói quen tiêu dùng của khách hàng

Tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Nếu ở những vùng dân cư người ta quen sử dụng tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ là chính thì việc huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn. Khi người dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn tạo cơ hội tốt cho ngân hàng huy động vốn.

Khu vực địa lý: ở những khu vực phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng rất phát triển. Hầu hết những người dân có thu nhập đều mở tài khoản tại ngân hàng để thực hiện thanh toán. Ngược lại, ở những khu vực kém phát triển, thu nhập của người dân còn thấp, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng còn rất hạn chế nên ít người mở tài khoản tại ngân hàng. Điều đó hạn chế khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM, không phát huy được tính hiệu quả của tài khoản thanh toán.

Mức thu nhập của người dân là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định đến

lượng tiền gửi vào ngân hàng. Nhìn chung, thu nhập của người dân càng cao, nhu cầu đầu tư và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhu cầu tiêu dùng. Lúc này nhu cầu mở tài khoản cũng như tiền gửi vào ngân hàng sẽ ngày một tăng lên.

19

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh bắc gianggiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh bắc giang (Trang 29 - 31)