Quan điểm của tác giả về công tác quản lý thu thuế GTGT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 45 - 104)

5. Bố cục của luận văn

1.5. Quan điểm của tác giả về công tác quản lý thu thuế GTGT ở Việt Nam

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Hoạt động và vận hành của thị trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chưa thật linh hoạt, nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ, kỹ thuật cũng như trình độ quản lý thấp, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh kém, chưa thích nghi và điều chỉnh nhanh nhạy để phù hợp với chính sách kinh tế mới. Vì vậy việc áp dụng thuế GTGT là hết sức cần thiết. Thuế GTGT có những ưu điểm nổi bật có thể khắc phục được phần nào khó khăn khi thực hiện luật thuế cũ.

Công tác quản lý thu thuế GTGT đến nay đã trải qua 2 giai đoạn từ lúc thu theo chế độ chuyên quản nay chuyển sang cơ chế tự khai tự nộp thuế, với các chính sách về thuế ngày càng hoàn thiện đẩy nhanh việc phát triển của doanh nghiệp, nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế.

Thông thường, trong việc khai, nộp thuế GTGT, cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế. Từ đó, tạo tâm lý và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thương, thoả thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế. Việc kiểm tra thuế giá trị gia tăng cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua, người bán phải nộp và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ nên việc thu thuế tương đối sát với hoạt động kinh doanh từ đó tập trung được nguồn thu thuế GTGT vào ngân sách nhà nước ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế thất thu về thuế.

Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ; việc tính thuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ.

Công tác quản lý thu Thuế GTGT được thay đổi gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số công tác quản lý thu thuế khác như thuế TTĐB, thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

XNK...góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Nhìn chung, trong các loại thuế gián thu, thuế GTGT được coi là phương pháp thu tiên bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn của chính sách thuế, như tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đơn giản, trung lập... Do đó nó cần có được công tác quản lý một cách tiên tiến khoa học. Tuy nhiên, đối với Việt Nam trong thời gian đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc và Nhà nước ta đã từng bước tháo gỡ những khó khăn đó trong quá trình thực hiện công tác quản lý thu thuế GTGT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang diễn ra như thế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Những giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp tại các cơ quan thống kê Trung ương và địa phương (như Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh), các tổ chức nghiên cứu, các

Thuế ế tỉnh Quả C ế trực thuộc và

khác.

Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Hạ Long.

- Các tài liệu thống kê có liên quan đến công tác thu thuế, công tác quản lý thuế tại địa bàn thành phố Hạ Long trong giai đoạn 2011-2013.

- Các báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của Ngành Thuế Quảng Ninh năm 2011- 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các sách, báo, tạp chí chuyên Ngành Thuế, Tài chính, chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên mạng internet...

- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiệ . - Các tài liệu liên quan .

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Toàn bộ số liệu thu thập được xử ằng chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

- Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân các loạ , DN

theo tiêu thức cần nghiên cứ , theo

loạ ở đó, xem xét ảnh hưởng của các yếu tố

đến hiệu quả.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như số thu thuế GTGT một số nước, theo hệ thống hài hoà (harmonized system), tình hình thu thuế GTGT theo các các năm, tình hình quản lý thuế GTGT theo loại hình doanh nghiệp... Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh và Chi cục thuế thành phố Hạ Long.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên cơ sở thống kê, thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát tình hình quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD, đó là:

- Số doanh nghiệp tại các thời điểm, các năm, cơ cấu loại hình doanh nghiệp NQD;

- Các đặc trưng của từng loại hình doanh nghiệp NQD;

- Các số liệu về khai thuế, nộp thuế, nợ thuế. Từ đó mô tả, đánh giá tình hình, thực trạng của các các doanh nghiệp NQD.

2.2.3.3. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý thuế của Ngành thuế Quảng Ninh.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch: Số thực hiện dự toán, kết quả khai thuế GTGT, thu nợ, thanh tra...

+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau: So sánh kết quả thực hiện dự toán, khai thuế, thu nợ, hoàn thuế các giai đoạn với nhau.

+ So sánh các đối tượng tương tự: So sánh kết quả quản lý thuế các địa bàn, doanh nghiệp NQD tương đương nhau.

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến: Các trường hợp có doanh thu ngang bằng nhau nhưng số thuế nộp cao hơn hẳn, hoặc quy mô, điều kiện kinh doanh như nhau như doanh thu khác nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thăm dò ý kiến của các nhà chuyên môn không có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác dự báo, nhưng có năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của công tác dự báo, cụ thể như: Thông tin xu hướng phát triển của thị trường, các chính sách có thể thay đổi, các chỉ số dự báo phát triển, giá...

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

- , công chức thuế

.

- .

- ố thu thuế do ngành thuế ắc thuế và loại hình doanh nghiệp.

- Tình hình nợ thuế; Nợ thuế GTGT của các doanh nghiệp NQD (nợ có khả năng thu, nợ khó đòi và nợ chờ xử lý).

- ế t

.

- Tình hình thuế GTGT còn được khấu trừ, hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn.

- Dự toán thu thuế GTGT năm 2014 đối với doanh nghiệp trên địa bàn. - Công tác cải cách thủ tục hành chính theo lộ trình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT DOANH

NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH

QUẢNG NINH

3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và khái quát về ngành thuế tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Hạ Long

3.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Cũng như thị xã Hòn Gai trước đây, thành phố Hạ Long được chọn là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh. Ngày 16/8/2001, thành phố Hạ Long được mở rộng, sáp nhập 2 xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ theo Nghị định số 51/2001/NĐ-CP của Chính phủ. Như vậy, toạ độ địa lý của thành phố Hạ Long hiện nay, từ 20055’ đến 21005’ vĩ độ bắc, 106050’ đến 107030’ kinh độ đông. Phía bắc - tây bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam thông ra biển qua vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng, phía đông - đông bắc giáp thành phố Cẩm Phả, phía tây - tây nam giáp thị xã Quảng Yên.

Thành phố Hạ Long ở trung tâm của Tỉnh, có diện tích đất là 22.250 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.

Thành phố Hạ Long có 20 đơn vị hành chính (gồm 20 phường), cách thủ đô Hà Nội 165km về phía tây, theo quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 70km về phía Nam theo quốc lộ 10, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 180 km theo quốc lộ 18A.

Dân số của Thành phố tính đến năm 2010 là 221.580 người, mật độ 815 người/km2

. Thành phố, do đặc điểm của địa hình, chia làm hai khu vực rõ rệt là khu vực phía đông và khu vực phía tây, cách nhau bởi eo biển Cửa Lục rộng 420 mét, nước chảy xiết khi thuỷ triều lên xuống. Nối hai bờ Cửa Lục là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cây cầu Bãi Cháy, một trong 5 cây cầu dây văng một mặt phẳng dây lớn nhất thế giới. Không chỉ tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Hạ Long, việc đưa cầu Bãi Cháy vào hoạt động còn góp phần đáp ứng cầu phát triển kinh tế với tốc độ cao của thành phố Hạ Long và của Đất nước. Phía đông Thành phố là trung tâm chính trị và công nghiệp than của Tỉnh. Ở đây có trụ sở các tổ chức chính trị, các cơ quan công quyền như Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng… Cũng ở đây, có các mỏ than lớn của Tỉnh như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, mỗi năm sản xuất khoảng gần 6 triệu tấn than.

Phía tây Thành phố là trung tâm du lịch- dịch vụ, đồng thời cũng là khu công nghiệp đóng tàu và cảng biển nổi tiếng của cả nước. Ở đây, có khu du lịch quốc tế Hoàng Gia, Tuần Châu, cùng nhiều khách sạn từ 2 sao đến 4 sao, với các tiện nghi phục vụ hiện đại.

ế, xã hội

Là Thành phố ven biển có tiềm năng nổi trội về kinh tế du lịch và cảng biển do có vị trí thuận lợi nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài 50km bờ biển. Hạ Long vừa có rừng, vừa có biển và là vùng đất giầu về tài nguyên khoáng sản. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế -xã hội của Thành phố.

Kết quả phát triển kinh tế - xã hội những năm qua cho thấy Hạ Long được xếp vào hàng những đô thị có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong cả nước nhờ việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Từ một thành phố có công nghiệp khai thác than là chủ yếu trước kia, ngày nay Hạ Long đã trở thành một Thành phố du lịch, thương mại, cảng biển nổi tiếng của cả nước. Tổng số lao động trong các ngành nghề, các thành phần kinh tế là 119.894 người bằng 55,3% dân số của Thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Xây dựng Thành phố Hạ Long trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm của tỉnh cũng như đối với khu vực và Quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh.

+ Phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế hướng mạnh về dịch vụ. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của Thành phố. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyết hài hoà giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác; trong đó, ưu tiên phát triển du lịch, phải giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốt tiền đề để phát triển nhanh và bền vững.

+ Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ, nâng cao dân trí và mức sống vật chất tinh tần của nhân dân.

+ Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi trường bảo đảm phát triển bền vững. Phát triển kinh tế phải bảo đảm tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh; đặc biệt chú trọng giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo và thềm lục địa về quyền lợi kinh tế, giữ vững chủ quyên quốc gia.

- Mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2015 tầm nhìn 2020

+ Mở rộng không gian thành phố đảm bảo nguyên tắc: “Bảo vệ được môi trường biển và ven biển”; phát triển các khu đô thị gắn với du lịch về phía Tây (khu Minh Thành, Hoàng Tân - huyện Yên Hưng).

+ Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 13 đến 15%/năm giai đoạn 2011-2015. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế theo lĩnh vực được chuyển dịch theo các tỷ trọng như sau: Công nghiệp và xây dựng đạt 46-47%; Dịch vụ 53-54%; Nông nghiệp khoảng 1%. Đến năm 2020, phấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đấu công nghiệp đạt tỷ trọng 43-44%, dịch vụ đạt tỷ trọng 55-56%, nông nghiệp đạt 1% trong tổng GDP của thành phố.

+ Tổng vốn đầu tư phát triển huy động trong 5 năm 2011-2015 không dưới 65.789 tỷ đồng, tương đương 3.655 triệu USD, bình quân mỗi năm phấn đấu huy động được 13.157 tỷ đồng, tương đương 731 triệu USD.

+ Trong giai đoạn 2016-2020, phấn đấu mỗi năm Hạ Long phải thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 45 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)