5. Bố cục của luận văn
1.2.3. Nội dung công tác quản lý thuế GTGT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sơ đồ 1.1: Khái quát công tác quản lý thu thuế GTGT
* Tổ chức đăng ký thuế và cấp mã số thuế
Việc tổ chức đăng ký thuế và cấp mã số thuế ở cục thuế được các phòng: Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (TT-HT); phòng Kê khai và kế toán thuế (KK-KTT) và phòng Tin học, thực hiện và ở Chi cục là cấp đội.
Hướng dẫn các doanh nghiệp kê khai đăng ký thuế: phòng (đội) Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế phát các tài liệu hướng dẫn về các chính sách thuế, nghĩa vụ nộp thuế cho các doanh nghiệp, hướng dẫn các doanh nghiệp
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Quản lý hồ sơ ĐTNT
Quản lý hoá đơn, chứng từ
Xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế và xác định, ấn định số thuế phải nộp
Tổ chức đăng ký thuế và cấp mã số thuế
Quản lý việc nộp thuế của ĐTNT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mới ra kinh doanh liên hệ với Cục thuế để nhận và kê khai tờ khai đăng ký thuế rồi nộp cho phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.
Nhận tờ khai đăng ký thuế: phòng (đội) Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (bộ phận một cửa) nhận tờ khai đăng ký thuế từ Người nộp thuế chuyển cho các phòng Kê khai và kế toán thuế.
Tiếp đến là kiểm tra tờ khai đăng ký thuế: phòng (đội) Kê khai và kế toán thuế kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên tờ khai đăng ký thuế của các doanh nghiệp và phải liên hệ với doanh nghiệp để chỉnh sửa nếu có sai sót, sau đó chuyển cho phòng Tin học.
Cấp mã số thuế: Phòng Tin học nhận các tờ khai, thực hiện nhập các thông tin trên tờ khai vào máy tính và lấy mã số thuế của ĐTNT trên máy tính để ghi vào tờ khai đăng ký thuế. Sau đó chuyển dữ liệu đăng ký thuế về Tổng cục thuế để kiểm tra tránh sự trùng lặp mã số thuế, khi được Tổng cục thuế chấp nhận thì in giấy chứng nhận cấp mã số thuế và bảng kê danh sách mã số thuế của ĐTNT, chuyển cho các phòng Kê khai và kế toán thuế, phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế và các Chi cục thuế để gửi tới ĐTNT.
* Quản lý hoá đơn, chứng từ
Việc tổ chức quản lý hoá đơn, chứng từ được thực hiện bởi: Bộ phận ấn chỉ thuộc Phòng (đội) Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ.
Nhận và cấp phát hoá đơn: Cục thuế nhận hoá đơn do Tổng cục thuế cấp phát, chuyển cho các Chi cục thuế và tổ chức bán hoá đơn GTGT cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Từ thời điểm Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/20010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có hiệu lực thì Cục Thuế đặt in hóa đơn và thực hiện cấp, bán hóa đơn cho tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh. Công việc này do Bộ phận ấn chỉ thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Quản lý in hoá đơn: Đối với NNT đặt in, tự in hóa đơn để sử dụng thì quản lý quá trình in hoá đơn, theo dõi việc thông báo phát hành, thông báo mất cháy hỏng, hủy hóa đơn. Theo dõi báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn của NNT.
Xử lý vi phạm: Khi phát hiện có vi phạm trong quá trình in và sử dụng hoá đơn thì Cục Thuế xử lý theo quy định, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra việc thực hiện chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ ở các cơ quan thuế cũng như NNT, tổ chức xác minh hoá đơn và trả lời các cơ quan, các cấp, các ngành, các Chi cục trên địa bàn về các vấn đề liên quan đến hoá đơn.
* Xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế và xác định-ấn định thuế GTGT
Công tác này do: Phòng (đội) tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, Kê khai và kế toán thuế, các Phòng Kiểm tra thuế phối hợp thực hiện.
Hướng dẫn ĐTNT lập tờ khai thuế: Phòng (đội) tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế hướng dẫn ĐTNT lập tờ khai thuế trong vòng 20 ngày đầu tháng và nộp cho Cục thuế.
Tiếp nhận tờ khai thuế: Phòng (đội) tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế tiếp nhận tờ khai thuế, ghi vào sổ theo dõi và chuyển cho phòng Kê khai và kế toán thuế.
Tiến hành kiểm tra tờ khai: phòng (đội) Kê khai và kế toán thuế tiến hành kiểm tra tờ khai ban đầu, nếu phát hiện lỗi thì phải liên hệ với ĐTNT để chỉnh sửa, sau đó phân loại và đóng tệp tờ khai theo ngày kiểm tra và chuyển dữ liệu vào hệ thống theo dõi thuế thông qua thiết bị tin học.
Chỉnh sửa tờ khai: Phòng (đội) Kê khai và kế toán thuế nhập tờ khai vào máy tính và sửa các lỗi mà máy tính phát hiện ra, in danh sách ĐTNT kê khai sai và liên hệ với ĐTNT yêu cầu chỉnh sửa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ấn định thuế: Người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế thì phòng Kê khai và kế toán thuế tiến hành ấn định thuế theo luật định, lập danh sách ấn định thuế và gửi cho phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để đôn đốc thu thuế.
Xử lý đối tượng nộp chậm: Phòng (đội) Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo dõi trên máy, tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt, lập danh sách đối tượng nộp chậm thuế và ra thông báo cho người nộp thuế trình lãnh đạo Cục duyệt.
* Thanh tra, kiểm tra thuế
- Phòng (đội) Kiểm tra thuế: Các phòng kiểm tra thuế khai thác hồ sơ khai thuế của người nộp thuế qua hệ thống kê khai thuế qua mạng Internet của ngành Thuế để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc kê khai thuế. Hàng năm các phòng (đội) kiểm tra trên kết quả lựa chọn rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra theo quy định của ngành.
Nội dung kiểm tra tại cơ quan thuế: Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế. Trường hợp phát hiện người nộp thuế không ghi chép, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung các chỉ tiêu chưa phản ánh trong hồ sơ khai thuế; Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế... Nếu có những vấn đề vướng mắc mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu hoặc trong thời hạn theo thông báo của cơ quan Thuế, người nộp thuế giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu nhưng không chứng minh được số thuế khai là đúng thì cán bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kiểm tra thuế báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra quyết định ấn định thuế hoặc tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
- Phòng Thanh tra thuế: Các phòng Thanh tra thuế có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra người nộp thuế hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ đề nghị thanh tra người nộp thuế của phòng Kiểm tra thuế và các Chi cục Thuế chuyển đến; Tổ chức thu thập thông tin trên hệ thống khai thuế qua mạng Internet của người nộp thuế thuộc đối tượng thanh tra; Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của Cục Thuế; thanh tra các trường hợp do phòng Kiểm tra thuế, các Chi cục đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế; đôn đốc tổ chức cá nhân vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quyết định xử lý;
* Xử lý hoàn thuế và kiểm tra, thanh tra hoàn thuế
Công tác này do: Phòng (đội) tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, Kê khai và kế toán thuế, các Phòng Kiểm tra thuế phối hợp thực hiện.
Tiếp nhận hồ sơ: Phòng (đội) tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ theo dõi và chuyển cho phòng Kê khai và kế toán thuế ngay trong ngày.
Kiểm tra hồ sơ và xác định số thuế được hoàn: Phòng (đội) Kê khai và kế toán thuế kiểm tra thủ tục, hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra đối tượng, trường hợp và các số liệu trên hồ sơ. Phân loại đối tượng hoàn thuế và kiểm tra xác định số thuế được hoàn: đối với các đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau thì Phòng Kê khai và kế toán thuế thực hiện kiểm tra, xác định số thuế được hoàn (đối chiếu các số liệu liên quan với số thuế đề nghị hoàn) nếu có sai lệch thì phải trình lãnh đạo Cục để ra thông báo cho ĐTNT nộp thuế biết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
để giải trình, bổ sung, nếu không giải trình được thì Cục (Chi cục) thông báo chưa đủ căn cứ để hoàn thuế.
Sau đó xác định số thuế GTGT được hoàn trình lãnh đạo Cục quyết định. Đối với đối tượng phải kiểm tra trước khi hoàn thuế (các cơ sở mới thành lập dưới một năm, đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc đã có vi phạm gian lận về thuế, không giải trình bổ sung hoặc giải trình bổ sung không đúng yêu cầu của cơ quan thuế...) thì Phòng (đội) Kê khai và kế toán thuế chuyển hồ sơ sang Phòng (đội) Kiểm tra thuế để tiến hành kiểm tra, dựa vào kết quả kiểm tra, thanh tra, quyết định xử lý vi phạm và việc thực hiện quyết định đó của ĐTNT (nếu có) để trình lãnh đạo Cục ra quyết định hoàn thuế theo số thuế được hoàn xác định sau kiểm tra.
Các hồ sơ hoàn thuế của các phòng trên cục và của do Chi cục sau khi xử lý các bước theo quy định thì gửi lên phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán thực hiện thẩm định hồ sơ và trình lãnh đạo Cục ra quyết định.
Hoàn thuế: Phòng Kê khai và kế toán thuế lập lệnh chi NSNN trình Lãnh đạo Cục hoàn thuế căn cứ theo hồ sơ của Phòng Kê khai và kế toán thuế và phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán trình lên, gửi cho các phòng, các Chi cục thuế và ĐTNT có liên quan để thực hiện hoàn thuế. Chứng từ chi hoàn thuế gửi Kho bạc Nhà nước Tỉnh để tiến hành hoàn thuế.
* Quản lý hồ sơ ĐTNT
Công việc này do: Phòng (đội) Kê khai và kế toán thuế và bộ phận Lưu trữ thuộc Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ thực hiện.
Phòng (đội) Kê khai và kế toán thuế lập và quản lý hồ sơ của ĐTNT, gồm: đăng ký thuế, thông báo thuế, các hồ sơ và quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế, biên bản kiểm tra, thanh tra, quyết định xử lý kiểm tra, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp... Sau 5 năm chuyển lên bộ phận Lưu trữ thuộc Phòng (đội) Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện, cụ thể: Sau thời gian hết hạn nộp thuế phòng (đội) quản lý nợ theo dõi xác định các doanh nghiệp còn nợ thuế trên ứng dụng Quản lý nợ, tiếp đó thực hiện phân loại nợ và đôn đốc, cưỡng chế thu nợ thuế theo quy trình Quản lý nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 của Tổng cục Thuế.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT
* Các chính sách quản lý của Nhà nước nói chung và chính sách thuế GTGT nói riêng
Các cơ quan thuế thực hiện công tác quản lý thuế GTGT trên cơ sở các chính sách quản lý của Nhà nước, việc thực hiện các chính sách đó có được thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân các chính sách đó. Nếu Nhà nước xây dựng các chính sách đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện thì công tác quản lý sẽ được thuận lợi, ngược lại nếu các chính sách đó phức tạp thì sẽ gây khó khăn trong quản lý, thậm chí còn tạo ra nhiều kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Ngoài các chính sách về thuế, các chính sách quản lý khác của Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế GTGT.
Các quy định, chính sách quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế bằng pháp luật hay các chính sách phân cấp quản lý thu của Trung ương đều ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT một cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Việc phân cấp quản lý thu nếu không phù hợp với khả năng của từng cấp, từng bộ phận sẽ gây khó khăn, làm giảm hiệu quả trong công tác quản lý. Có những trường hợp, việc phân cấp quản lý vượt quá năng lực nên các bộ phận không hoàn thành được nhiệm vụ, tuy nhiên nếu phân cấp dưới năng lực thì sẽ gây nên sự trì trệ, không phát huy hết hiệu quả trong công tác.
Các chính sách phát triển kinh tế như chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư nếu không phù hợp với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
điều kiện kinh tế xã hội sẽ hạn chế nền kinh tế phát triển, làm giảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
* Tổ chức bộ máy quản lý
Công tác tổ chức bộ máy quản lý có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế GTGT. Dù có chính sách đúng đắn, hợp lý nhưng việc tổ chức bộ máy quản lý không phù hợp với trình độ chuyên môn, bộ máy tổ chức chồng chéo... thì công tác quản lý không thể đạt hiệu quả cao được. Do đó, công tác quản lý thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải luôn luôn kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý thuế GTGT.
* Nguồn nhân lực
Nhân lực là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động, trên mọi lĩnh vực. Nếu đội ngũ nhân lực không đủ khả năng về trình độ, thể lực... thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Do đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngành thuế có vai trò quyết định đến thành công trong việc thực hiện luật thuế GTGT, đó là yếu tố hết sức quan trọng. Nếu người quản lý mà không nắm vững các quy định, chính sách, quy trình nghiệp vụ thì công tác quản lý không thể đạt kết quả cao. Cán bộ thuế phải là người trực tiếp phổ biến, hướng dẫn cho nhân dân, ĐTNT về các chính sách, quy định về thuế để mọi người hiểu và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thì công tác quản lý thuế mới có thể đạt hiệu quả cao.
* Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật
Khi nền kinh tế phát triển ổn định thì hàng hoá cũng thường xuyên ổn định, vì thế sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của xã hội