Sự cần thiết của công tác quản lý thuế GTGT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 27)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Sự cần thiết của công tác quản lý thuế GTGT

Một quốc gia ra đời và phát triển dòi hỏi phải có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực tài chính là quan trọng và là nền tảng để phát triển. Để có được nguồn tài chính mạnh, Nhà nước có thể huy động bằng nhiều cách như: in tiền, phát hành trái phiếu, vay nợ trong và ngoài nước, thu thuế... Tuy nhiên, các hình thức như in tiền hay đi vay không thể sử dụng lâu dài và có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, chỉ có hình thức thu thuế là hợp lý và lâu bền nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác quản lý thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuế GTGT.

Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên thuế GTGT được áp dụng ở các quốc gia cũng có những đặc điểm khác nhau, vì vậy công tác quản lý thuế GTGT ở mỗi nước có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của nước đó. Ngay cả công tác quản lý thuế GTGT trong mỗi quốc gia ở các cấp khác nhau cũng có sự khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bộ phận, mỗi cấp.

Ở Việt Nam, công tác quản lý thu thuế GTGT được thực hiện cụ thể chủ yếu ở hai cấp là Cục thuế và Chi cục thuế. Cục thuế quản lý NNT là các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp NQD có quy mô và vốn kinh doanh lớn, còn Chi cục thuế quản lý đối với NNT là các doanh nghiệp NQD có quy mô, vốn kinh doanh nhỏ và các hộ, cá nhân kinh doanh.

Công tác quản lý thuế GTGT ở cấp Cục thuế và Chi cục thuế bao gồm các nội dung: Đăng ký thuế và cấp mã số thuế; Quản lý hoá đơn, chứng từ; Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế; Hoàn thuế và kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; Quyết toán thuế và kiểm tra quyết toán thuế; Xử lý miễn, giảm thuế; Quản lý hồ sơ doanh nghiệp...; Điều tra doanh số ổn định thuế (đối với các hộ ổn định thuế tại Chi cục).

Trong công tác quản lý thuế GTGT, Cục thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như: Kho bạc, Hải quan, Quản lý thị trường, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở kế hoạch đầu tư... để đảm bảo quản lý triệt để và phát triển nguồn thu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)