TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Một phần của tài liệu Giáo án môn lịch sử 8 trọn bộ (Trang 71 - 73)

1. Ổn định lớp tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ.

? Tình hình châu Âu trong thời kì 1918-1929?

? Hãy nêu nguyên nhân,hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? 3. Bài mới:

Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ nước Mĩ và đã đưa đến những hậu quả nặng nề. Tuy nhiên với sự khôn ngoan xảo quyệt của mình, Mĩ đã thoát ra cuộc khủng hoảng và phát triển với tốc độ nhanh chóng.

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG

Hoạt động 1: Nước Mĩ trong thập niên 20

của thế kỉ XX.

Mục đích kiến thức cần đạt:

- Nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau thế chiến 1

- Những thành tựu về sự phát triển kinh tế và tình hình xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.

Tổ chức thực hiện:

?. Tình hình Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất ntn?

HS: Phát triển nhanh chóng

? Theo em tại sao trong khi kinh tế nhiều nước châu Âu trong thời gian sau thế chiến bị giảm sút thì Mĩ vẫn phát triển?

HS: Động não suy nghĩ

GV: Giảng bổ sung những nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển

I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

- Sau chiến tranh thế giới, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, trở thành trung tâm kinh tế-tài chính và thương mại của thế giới

- Nguyên nhân:

+ Cải tiến kĩ thuật,sản xuất trên dây chuyền

---

? Quan sát H.65,66,hãy cho biết 2 bức tranh này phản ánh điều gì?

HS: Đó là sự phát triển vượt bậc của kinh tế Mĩ đặc biệt là ngành chế tạo ô tô.

? Hãy điểm qua những thành tựu mà Mĩ đạt được trong thời gian 1923-1929?

HS: Trả lời.

Thảo luận nhóm (cả lớp)

? Yêu cầu HS quan sát H.67 và hãy so sánh với H.65,66 để rút ra nhận xét về xã hội Mĩ thời kì này?

HS:Hoạt động nhóm GV: Nhận xét và chốt ý.

Hoạt động 2: Nước Mĩ trong những năm

1929-1939.

Mục đích kiến thức cần đạt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thừa đối với Mĩ

- Với chính sách kinh tế mới, Mĩ đã thoát ra khỏi khủng hoảng.

Tổ chức thực hiện:

Cuộc khủng hoảng kinh tế:

GV nhắc lại cuộc khủng hoảng thừa 1929- 1933

Thảo luận nhóm (2 câu-4 nhóm)

Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã diễn ra ở nước Mĩ ntn?

Câu 2: Cuộc khủng hoảng đã tàn phá nền kinh tế Mĩ ntn? Ai là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng? HS: Hoạt động nhóm

GV: Để giữ giá hàng hoá Mĩ đã phá huỷ 1 số lượng lớn hành hoá, phá huỷ 124 tàu biển trọng tải 1 triệu tán, vứt 6 triệu tấn thịt lợn mổ.

GV: Hướng dẫn HS quan sát H.68.

Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven. ? Để thoát ra cuộc khủng hoảng giới cầm quyền nước Mĩ đã làm gì?

HS: Thực hiện chính sách mới

+ Tăng cường boc lột công nhân + Buôn bán vũ khí kiếm lời + Điều kiện địa lí thuận lợi

- Về xã hội:

+ Sự phân biệt giàu nghèo,chủng tộc diễn ra gay gắt

+ GCTS><GCVS lên cao, phong trào công nhân phát triển rộng khắp các bang. II. Nước Mĩ trong những năm 1929-1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. - 10-1929 Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng lớn, kinh tế Mĩ bị chấn động và tàn phá dữ dội

2. Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ- ven.

- Cuối năm 1932 tổng thống Mĩ thực hiện chính sách mới

---

? Nội dung của chính sách mới là gì? HS: Trả lời

GV: Giảng bổ sung và hướng dẫn HS quan sát H.69 để hiểu nội dung bức tranh này. GV: Sơ kết toàn bài.

- Nội dung: Bao gồm những đạo luật về phục hưng NN, CN và ngân hàng, nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi kinh tế.

- Tác dụng:

+ Đưa nước Mĩ thoát ra cuộc khủng hoảng

+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản. 4. Củng cố:

- GV yêu cầu HS nắm những nội dung của H.65,66,67,68,69 - GV hướng dẫn HS làm một số bài tập trắc nghiệm

5. Dặn dò:

- Học bài cũ và làm bài tập - Xem trước bài 19.

Tuần 14, Tiết 28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày soạn: 18/11/2012 Ngày dạy:

Chương III. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 -1939)

Bài 19. NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Những nguyên nhân dẫn đến quá trình phát xít hoá ở Nhật và hậu quả của quá trình này đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử, hiểu những vấn đề lịch sử.

- Biết cách so sánh liên hệ và tư duy lo-gích, kết nối các sự kiện khác nhau để hiểu bản chất, các sự kiện hiện tượng diễn ra trong lịch sử.

3. Tư tưởng:

- Giúp cho HS nhận thức rõ bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật.

- Giáo dục tư tưởng chống CNPX, căm thù những tội ác mà CNPX gây ra cho nhân loại.

Một phần của tài liệu Giáo án môn lịch sử 8 trọn bộ (Trang 71 - 73)