ĐỘC QUYỀN VÀ VẤN ĐỀ PHÂN BỔ NGUỒN TÀI NGUYÊN XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế vi mô 2 (Trang 89 - 90)

TOP

Sự xuất hiện của độc quyền có thể làm giảm đi tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn tài nguyên xã hội bởi vì nhà độc quyền có thể giảm sản lượng để có giá cao hơn. Việc giảm sản lượng có thể làm cho doanh nghiệp có lợi hơn nhưng người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại. Bây giờ, chúng ta hãy so sánh giá cả và sản lượng của doanh nghiệp độc quyền và ngành cạnh tranh để từ đó xác định"chi phí xã hội của độc quyền".

Để có thể so sánh, chúng ta giả định rằng một thị trường độc quyền có thể vận hành như một ngành cạnh tranh. Giả sử thị trường cạnh tranh và nhà độc quyền có cùng một đường chi phí biên (MC). Trong thị trong cạnh tranh, giá bằng với chi phí biên,

tương ứng với giá cạnh tranh PC và sản lượng QC, tại đó đường MC cắt đường cầu (P = MC) (hình 6.7). Khi xuất hiện độc quyền, nhà độc quyền chọn mức sản lượng qM mà tại đó MR = MC, nên giá độc quyền PM sẽ cao hơn chi phí biên hay giá cạnh tranh. Sức mạnh độc quyền dẫn đến giá cao hơn và sản lượng bị giảm còn QM. Do giá cao hơn nên người tiêu dùng giảm lượng mua từ QC xuống còn

QM và như vậy, thặng dư tiêu dùng bị mất đi một khoảng tương đương với diện tích (A+B) trên hình 6.7.

Trong khi đó, nhà sản xuất nhận thêm được phần A do bán với giá cao hơn nhưng mất đi phần C (thặng dư sản xuất) do giảm sản lượng từ QC xuống còn QM. Tổng thặng dư đối với nhà sản xuất thay đổi là (A-C). Lấy phần thay đổi của thặng dư sản xuất trừ phần mất đi của người tiêu dùng ta được phần mất đi của xã hội là (B+C). Đây là phần chi phí xã hội do sức mạnh độc quyền. Ngay cả khi nếu lợi nhuận của nhà độc quyền bị đánh thuế và được phân phối lại cho người tiêu dùng đã mua hàng của nhà độc quyền thì phần mất không vẫn tồn tại vì sản lượng thấp và giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh.

Ngoài ra, xã hội còn có thể phải chịu chi phí khác ngoài phần thiệt hại xã hội B và C. Đó là, doanh nghiệp còn có thể phải chi thêm một khoản chi phí lớn không hiệu quả về mặt xã hội để dành duy trì hoặc để thể hiện sức mạnh độc quyền của mình. Chi phí này có thể bao gồm chi phí quảng cáo, vận động hành lang và những tranh thủ pháp lý để tránh sự điều tiết của chính phủ hay chống "Luật chống độc quyền". Nhà độc quyền cũng có thể lắp đặt thêm những nhà máy thừa công suất để tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô,

v.v.

Như vậy, sự xuất hiện độc quyền làm cho thị trường vận hành kém hiệu quả. Chính vì vậy, chính phủ các nước thường ban hành "Luật chống độc quyền" hay điều tiết giá độc quyền để hạn chế sức mạnh độc quyền, làm tăng hiệu quả của thị trường.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế vi mô 2 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w