CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TOP

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế vi mô 2 (Trang 74 - 75)

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hiện nay, các doanh nghiệp còn phải đối phó với sự cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khi các hàng rào mậu dịch là không đáng kể thì giá các mặt hàng nội địa chịu ảnh hưởng của giá trên thị trường thế giới. Khi đó, chênh lệch giá giữa các thị trường không đáng kể. Chẳng hạn, giá lúa gạo trong nước ta giảm vào năm 1999 là do lượng cung lúa gạo của các nước tăng đáng kể. Những người sản xuất và tiêu dùng trên toàn thế giới thực chất là một bộ phận của một thị trường thế giới thống nhất, xét về mặt tổng thể.

Giá của một mặt hàng buôn bán trên thị trường thế giới sẽ phụ thuộc vào giá của nó ở nước khác. Trong trường hợp đặc biệt, "Quy luật một giá" sẽ xuất hiện.

Nếu không có cản trở đối với mậu dịch và không có chi phí vận chuyển, thì xuất hiện quy luật một giáï nghĩa là giá của một mặt hàng nhất định sẽ giống nhau trên tòan thế giới.

Không có hàng rào thương mại và chi phí vận chuyển, các nhà cung ứng luôn luôn muốn bán sản phẩm của tại thị trường có giá cao nhất nhưng người tiêu dùng sẽ muốn mua tại nơi có giá thấp nhất. Người ta sẽ bán hàng hóa trên đồng thời hai thị trường chỉ khi giá trên các thị trường như nhau.

Hình 5.11 biểu diễn đường cung S và đường cầu D trên thị trường nội địa của một hàng hóa. Giả sử ban đầu không có sự giao thương quốc tế, có thể là do hàng rào quan thuế rất cao. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm E, ứng với mức giá là P0 và sản lượng Q0.

Bây giờ, hàng rào quan thuế bị bãi bỏ và có sự tự do thương mại. Giả sử đây là mặt hàng mà sản xuất trong nước có lợi thế so với thế giới, giá trong nước sẽ thấp hơn giá trên thị trường thế giới là P1w. Các nhà sản xuất trong nước sẽ muốn bán hàng hóa của mình trên thị trường thế giới với giá cao hơn. Cung trong nước sẽ giảm dần và làm cho giá trong nước tăng lên. Khi giá trong nước tăng lên đúng bằng P1w, sẽ không còn động lực cho người bán bán hàng ra nước ngoài nữa. Giá của thị trường trong nước sẽ ổn định tại mức giá thế giới. Nhà cung ứng trong nước xuất khẩu một lượng (Q1' - Q1), là lượng dư cung trong nước.

Ngược lại, nếu đây là mặt hàng mà sản xuất trong nước kém lợi thế so với nước ngoài, giá trong nước sẽ cao hơn giá thế giới. Khi có tự do thương mại, người tiêu dùng trong nước sẽ nhập khẩu từ bên ngoài với giá rẻ hơn. Điều này sẽ làm cho giá trong nước sẽ giảm xuống bằng với giá thế giới P2w. Khi đó, lượng hàng nhập khẩu bằng với lượng dư cầu trong nước (Q1' - Q1).

Tóm lại, khi có sự tự do thương mại và chi phí vận chuyển không đáng kể, giá cả hàng hóa của một quốc gia nào đó sẽ dần thay đổi để đạt giá cân bằng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong thực tế, chi phí vận chuyển giữa các nước là đáng kể và hàng rào

quan thuế còn tồn tại nên có sự chênh lệch giá giữa các nước để bảo đảm cho các nhà cung ứng bù đắp chi phí vận chuyển và thu được lợi nhuận trong thương mại quốc tế.

Chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi của giá cả hàng hóa trong nước khi nước ta mở cửa giao thương với các nước từ những năm 1989. Việc sản xuất xe hơi, linh kiện điện tử .v.v. ở nước ta kém hiệu quả hơn so với các nước phát triển nên chi phí sản xuất cao hơn dẫn đến giá thành cao hơn các nước khác. Khi nền kinh tế nước ta mở cửa giao thương thì sẽ có sự nhập khẩu các mặt hàng này làm cho giá cả trong nước giảm xuống. Hay giá lúa gạo trên thị trường nước ta luôn gắn liền với giá cả trên thị trường thế giới. Những khi nhu cầu nhập khẩu lúa gạo trên thế giới tăng, giá gạo trong nước cũng tăng theo và ngược lại sẽ giảm khi việc xuất khẩu bị trì trệ.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế vi mô 2 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w