4.2 Dịch chuyển đường cầu của thị trường

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế vi mô 2 (Trang 73 - 74)

Hình 5.10 biểu diễn tác động của dịch chuyển lên trên của đường cầu thị trường. Chúng ta xem xét tác động này tại mức độ của ngành. Ban đầu, với đường cầu DD và đường cung của ngành SRSS, thị trường cân bằng tại điểm A, giá và sản lượng cân bằng lần lượt là P0

và Q0. Do những yếu tố bên ngoài thay đổi như tăng thu nhập, thay đổi sở thích, v.v., cầu của sản phẩm tăng lên làm đường cầu DD dịch chuyển sang phải thành DD'. Với đường cung ngắn hạn SRSS, điểm cân bằng mới sẽ di chuyển đến điểm A'. Giá tăng lên thành P1 và sản lượng tăng lên Q1. Khi nhu cầu lúc đầu tăng, ta thấy có sự tăng giá và tăng sản lượng của ngành.

Trong dài hạn, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh tất cả các yếu tố sản xuất và có các doanh nghiệp mới nhập ngành do giá cao. Những điều này làm cho đường cung dài hạn thoải hơn. Vị trí cân bằng mới xuất hiện tại A''. So sánh với điểm cân bằng ngắn hạn

A', sản lượng cân bằng tại A'' cao hơn làm cho giá cân bằng dài hạn giảm xuống còn P2.

So với điểm A thì tổng sản lượng cân bằng mới cao hơn, giá cao hơn nhưng thấp hơn giá cân bằng ngắn hạn ban đầu khi mới tăng cầu.

Như vậy, cầu tăng dẫn đến sự gia tăng trong giá cả. Mức tăng này có 3 ảnh hưởng đối với cân bằng dài hạn: 1. Giá tăng làm phần nào giảm mức tăng trong lượng cầu.

2. Giá tăng làm các doanh nghiệp mở rộng thêm sản xuất. 3. Giá tăng thu hút các doanh nghiệp mới nhập ngành.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế vi mô 2 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w