I. THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT CẠNH TRANH HOÀN HẢO
I.3. SỰ CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT CẠNH TRANH TOP
Cũng giống như những thị trường khác, thị trường yếu tố sản xuất cạnh tranh cân bằng khi cầu đối với yếu tố sản xuất bằng với cung đối với yếu tố sản xuất đó. Mức giá của yếu tố sản xuất mà tại đó cầu và cung đối với yếu tố sản xuất bằng nhau được gọi là mức giá cân bằng và thị trường yếu tố sản xuất sẽ có xu hướng ổn định tại mức giá cân bằng. Hình 7.7 mô tả sự cân bằng trên thị trường lao động khi thị trường đầu ra là cạnh tranh và độc quyền.
Trong thị trường lao động cạnh tranh và thị trường đầu ra cũng cạnh tranh, mức tiền công cân bằng được xác định tại giao điểm EC của đường cung SL và cầu đối với lao động MRPL. Khi thị trường đầu ra là độc quyền và thị trường lao động là cạnh tranh, đường
MRPL thấp hơn so với đường P.MPL bởi vì doanh thu biên của nhà độc quyền nhỏ hơn giá. Cân bằng trên thị trường lao động xảy ra
tại điểm EM. Khi đó, mức tiền công cân bằng là wM và số lượng lao động được thuê mướn là LM. Do vậy, giá trị sản phẩm biên của người lao động vM lớn hơn mức tiền công mà nhà độc quyền trả.
II. ĐỘC QUYỀN MUA TRONG THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT TOP
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp không phải là người chấp nhận giá khi mua các yếu tố sản xuất. Đó có thể là trường hợp doanh nghiệp là một khách hàng lớn của những loại đầu vào đặc biệt nào đó. Chẳng hạn, Tổng công ty Bưu chính viễn thông là nơi thuê mướn phần lớn các kỹ sư viễn thông ở nước ta; các trạm thu mua cá tra, ba sa nguyên liệu của công ty Agifish ở An Giang thu mua phần lớn lượng cá nguyên liệu của các ngư dân trong vùng, v.v. Các doanh nghiệp này có sức mạnh độc quyền mua trên thị trường yếu tố sản xuất. Họ có thể thỏa thuận với những nhà cung ứng yếu tố sản xuất để được cung ứng với giá thấp hơn so với những người mua riêng lẻ khác. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét quyết định mua yếu tố sản xuất của doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền mua. Để đơn giản, chúng ta xem xét trường hợp doanh nghiệp là người mua duy nhất một loại yếu tố sản xuất nào đó, chẳng hạn như lao động. Lúc này, đường cung lao động trên thị trường cũng chính là đường cung lao động đối với doanh nghiệp. Thông thường, đường cung này dốc lên về phía phải, chứ không hoàn toàn co giãn như trong trường hợp doanh nghiệp chấp nhận giá như ở phần trên. Do vậy, doanh nghiệp phải trả mức tiền công cao hơn nếu muốn thu hút nhiều lao động hơn. Doanh nghiệp chẳng những trả tiền công cao hơn cho người lao động biên mà còn cho những lao động đã thuê từ trước. Chi tiêu biên8[1] cho lao động (MEL) sẽ cao hơn mức tiền công đó. Chúng ta có thể minh họa điều này bằng biểu thức toán học như sau. Tổng chi phí cho lao động là wL. Do vậy, chi phí tăng thêm do thuê mướn thêm một lao động hay chi tiêu biên (MEL) là:
. (7.6)
Trong thị trường yếu tố sản xuất cạnh tranh, ∂w/∂L = 0, nên chi tiêu biên cho lao động (MEL) bằng với mức tiền công trên thị trường, w. Tuy nhiên, nếu đường cung lao động dốc lên, ∂w/∂L > 0; khi đó, chi tiêu biên (MEL) sẽ lớn hơn mức tiền công (w). Do vậy, đường chi tiêu biên đối với lao động sẽ ở phía trên đường cung đối với lao động của doanh nghiệp. Hình 7.8 mô tả quyết định lựa chọn đầu vào lao động của doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền mua.
Khi doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền mua, đường chi tiêu biên MEL sẽ nằm phía trên đường cung lao động. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ lựa chọn số lao động mà ở đó giá trị sản phẩm biên MRPL bằng với chi tiêu biên MEL đối với lao động. Do vậy, doanh nghiệp sẽ chọn số lao động là LM, tương ứng với giao điểm của đường MRPL và đường MEL. Mức tiền công mà doanh nghiệp phải trả là wM. Chúng ta thấy rằng số lao động mà doanh nghiệp thuê ít hơn so với doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo (LC) và mức tiền công mà doanh nghiệp trả cũng thấp hơn so với thị trường cạnh tranh, wC. Doanh nghiệp đã giới hạn cầu đối với các yếu tố sản xuất do vị trí độc quyền của mình trên thị trường và trả giá thấp hơn.
III. ĐỘC QUYỀN TRONG CUNG ỨNG YẾU TỐ SẢN XUẤT TOP
Sự độc quyền cũng có thể xuất hiện trong việc cung ứng các yếu tố sản xuất. Chẳng hạn, Microsoft cung ứng gần như toàn bộ các phần mềm văn phòng cho các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ và trên cả thế giới. Chúng ta cũng có thể xem ngành công ích ở nước ta như điện, nước, bưu chính viễn thông, v.v. là các nhà độc quyền trong cung ứng các yếu tố sản xuất cho các doanh nghiệp. Quyết định cung ứng của các nhà độc quyền trong các lĩnh vực này cũng giống như của các nhà độc quyền cung ứng đầu ra mà chúng ta đã khảo sát trong chương 6. Nhà cung ứng độc quyền có thể lựa chọn cung ứng một mức sản lượng nào đó để đạt được mục tiêu hoạt động của mình như tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa doanh thu. Khi đó, nhà cung ứng độc quyền cũng chịu sự đánh đổi giữa giá cả và sản lượng. Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nhà cung ứng độc quyền có thể thu được lợi nhuận độc quyền do vị thế độc quyền của mình và doanh nghiệp có thể duy trì được lợi nhuận đó miễn là không có sự nhập ngành của các nhà cung ứng mới.
Chúng ta sẽ khảo sát một trường hợp đặc biệt: doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp sử dụng yếu tố sản xuất đều là các nhà độc quyền. Chúng ta gọi trường hợp này là độc quyền song phương, nghĩa là trên thị trường chỉ có một doanh nghiệp cung ứng yếu tố sản xuất và cũng chỉ có một doanh nghiệp mua các yếu tố sản xuất đó. Khi đó, sự cân bằng của thị trường sẽ khó xác định. Mỗi doanh nghiệp có thể áp đặt những điều kiện để đạt được kết quả thuận lợi cho riêng mình. Như vậy, sự dàn xếp trên thị trường sẽ phụ thuộc vào khả năng đàm phán của các bên. Hình 7.9 mô tả thị trường mà trong đó nhà cung ứng yếu tố sản xuất độc quyền cung ứng cho nhà độc quyền mua yếu tố sản xuất đó. Nhà cung ứng độc quyền sẽ muốn chọn mức sản lượng mà tại đó chi phí biên (MC) của nó bằng với doanh thu biên (MR). Doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng cung ứng là Q1 và bán với giá là P1. Sự cân bằng đối với nhà độc quyền cung ứng xảy ra ở điểm E1. Trong khi đó, nhà độc quyền mua lại muốn mua số lượng Q2, tương ứng với giao điểm E giữa đường cầu đối với yếu tố sản xuất D và đường chi tiêu biên ME của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận. Khi đó, doanh nghiệp độc quyền mua sẽ trả mức giá P2. Điểm cân bằng của nhà độc quyền này xảy ra ở điểm E2.
Do vậy, trong thị trường độc quyền song phương kể trên, ý định của người mua và người bán đối lập với nhau. Cả E1 và E2 không thể là điểm cân bằng của thị trường và các bên phải đàm phán với nhau để đi đến giải pháp. Bên nào có khả năng tìm kiếm thêm thị trường cho đầu ra hay đầu vào của mình, hay có thể áp đặt quyền lực lên đối tác sẽ có lợi thế hơn trong đàm phán hơn, mức giá và sản lượng sẽ được dàn xếp ở gần với mức tối ưu của bên ấy hơn.