Biện pháp tăng doanh thu từ nhập khẩu than giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than vinacomin (Trang 36 - 39)

1.2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ than tại Việt Nam

Trong những năm gần đây Công ty Vinacomin luôn không ngừng nghiên cứu thị trường tại Việt Nam luôn tìm kiếm đối tác cả trong và cả ngoài nước, tính đến nay thị trường kinh doanh than nhập khẩu chính của Colimex vẫn là các doanh nghiệp trong nước đa số hoạt động trên lĩnh vực nhiệt điện, luyện thép, xi măng các nguồn nhiên liệu chủ yếu trong ngành năng lượng của Việt Nam. Doanh nghiệp luôn không ngừng nghiên cứu tìm kiếm các đối tác ở tất cả các tình thành trong nước.

Tại các cuộc đầu thầu nguồn cung cấp than nhập khẩu cho các cơ sở doanh nghiệp thì Coalimex luôn là doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động kinh doanh, giá cả và chất lượng, điều này có được nhờ việc nghiên cứu kĩ tình hình thị trường của Coalimex. Cũng chính nhờ việc nghiên cứu này, Công ty đã nhận ra rằng than sử dụng trong nhiệt điện là loại than có khả năng thu về lợi nhuận tốt nhất khi giá rẻ mà sức mua và nhu cầu trên thị trường là rất lớn và ngày càng tăng.

Đơn vị: triệu tấn

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp của phòng xuất nhập khẩu-công ty Vinacomin)

Trên biểu đồ chúng ta có thể nhìn thấy rằng nhu cầu sử dụng than nhập khẩu ở ba loại than nhập khẩu chính của Coalimex trong ba năm từ 2009 đến 2011. Nổi bật trong ba loại than này chính là than được sử dụng trong nhiệt điện có xu hướng tăng dần trong ba năm, năm 2009 là 51.2 tiệu tấn, năm 2010 là 52.3 triệu tấn tăng 2% so với năm 2009 và năm 2011 con số này đạt ở mức 58.7 tăng lên đáng kể 4.6% so với năm 2010. Điều này có được đó là do có thêm những dự án mới về các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam khiến sức mua tăng lên đồng thời sự thiếu hụt về năng lượng khiến nhu cầu sử dụng năng lượng nhiệt điện cũng tăng lên. Than sử dụng trong xi măng và luyện thép cũng đạt ở mức trung bình do nhu cầu không cao từ phía thị trường, thậm chí ngành công nghiệp gặp khó khăn kéo theo sự khó khăn trong việc buôn bán nguồn nhiên liệu than đi kèm này.

Sau nhiều lần điều tra thị trường, doanh nghiệp liên tục gặt hái được nhiều hợp đồng từ thị trường, một trong những hợp đồng đó chính là với công trình nhiệt điện Uông Bí, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2015 với công suất là 1200kw, đây là một cơ hội lớn của Coalimex khi dự kiến nhà máy nhiệt điện này với công suất lớn nhất hiện nay đi vào hoạt động sẽ là một doanh nghiệp tiềm năng tiêu thụ lớn của Coalimex. Đồng thời cũng nhờ có sự nghiên cứu thị trường doanh nghiệp liên tục có sự hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành tạo môi trường kinh doanh an toàn đôi bên cùng có lợi, điển hình đó chính là sự liên kết chặt chẽ với Tổng công ty Vinacomin và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu than khác ở Việt Nam

Từ năm 2009 đến 2010, doanh nghiệp cũng không ngừng phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty, không chỉ cung cấp cho các nhà máy ở khu vực phía Bắc và các tỉnh miền Nam doanh nghiệp đã tiến hành nghiên cứu thị trường và mở rộng ra các doanh nghiệp ở miền Trung.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện thị phần của Coalimex ở ba miền trong hai năm 2010 và 2011:

Năm 2010 Năm 2011

( Nguồn: Phòng kinh doanh Vinacomin )

Hình 1.6. Thị phần của Coalimex ở ba miền năm 2010 và 2011

Như vậy ta có thể thấy rằng, thị phần của Coalimex trong hai năm 2010 và 2011 đã có sự biến chuyển đáng kể, nếu như trong năm 2010, thị phần chủ yếu nằm ở miền Bắc đạt ở con số 65% thì thị phần này đã giảm đi 60% trong năm 2011, thị phần ở các tỉnh miền trung tăng lên 5% đây là một tín hiệu đáng mừng và là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng của Coalimex khi miền Trung là nơi tập hợp các nhà máy sản xuất xi măng với công suất lớn nhất cả nước.

Coalimex là một doanh nghiệp cổ phần hóa nhà nước nhưng luôn tìm mọi phương hướng, con đường để làm ăn có hiệu quả, công việc nghiên cứu thị trường luôn được chú trọng hàng đầu, được coi như một công việc quan trọng nhất của doanh nghiệp trước khi tiến hành các quyết định kinh doanh.

1.2.2.1.2 Tìm kiếm các đối tác có tiềm năng mạnh

Với đặc thù là một doanh nghiệp có vị thế trong ngành kinh doanh than ở Việt Nam. Doanh nghiệp luôn không ngừng nghiên cứu và tìm kiếm những đối tác có tiềm lực tài chính cũng như nguồn cung cấp dồi dào nhất. Qua quá trinh

nghiên cứu và tìm hiểu, doanh nghiệp đã có nhiều sự kí kiết thành công với các doanh nghiệp xuất khẩu than trên thế giới đến từ những quốc gia nổi tiếng trong khai thác và buôn bán than như Trung Quốc, Nga, Indonesia, Autralia,... Đây là những nhà cung cấp đáng tin cậy, đáp ứng đầy dủ yêu cầu của công ty về chất lượng than nhập khẩu, giá cả, phương thức giao hàng phù hợp, điều này là rất thuận lợi để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Một dẫn chứng cụ thể cho việc này chính là vào thàng 6/2011, Việt Nam đã nhập khẩu 9500 tấn than từ công ty PT Kaltim Prima (KPC), nhà sản xuất than lớn nhất Indonesia, phải biết rằng Indonesia là nước có trữ lượng than thứ 7 trên thế giới đồng thời là doanh nghiệp xuất khẩu than thứ 2 trên thế giới, nguồn cung cho than luôn ổn định đồng thời chất lượng than từ Indonesia luôn đảm bảo cho quá trình sản suất xi măng, luyện thép và trong cả nhiệt điện, việc thanh toán và vận chuyển là vô cùng dễ dàng vì cả hai nước đều thuộc Đông Nam Á, chính vì vậy Công ty này đã là một đối tác chiến lược của Coalimex trong hoạt động kinh doanh than nhập khẩu của mình.

Bên cạnh những công ty có uy tín, vị thế và quan hệ lâu năm với Coalimex, doanh nghiệp đang không ngừng tiềm kiếm các đối tác từ nước ngoài khác có những lợi thế hơn để cùng hợp tác và phát triển. Không chỉ là những doanh nghiệp khai thác và buôn bán than, doanh nghiệp còn không ngừng tìm kiếm các nhà thầu để có thể khai thác than từ các quốc gia bên ngoài đưa về Việt Nam.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than vinacomin (Trang 36 - 39)